Onoda Hiro sinh năm 1922 trong một gia đình có truyền thống Samurai lâu đời. Mặc dù khi ông ra đời nước Nhật đã phát triển theo hướng hiện đại và việc để tóc dài, mặc giáp Samurai ra đường đã bị cấm nhưng tinh thần võ sĩ vẫn chảy trong huyết quản của cậu bé này ngay từ nhỏ. Ông chính là người lính Nhật cuối cùng đầu hàng 30 năm sau khi CTTG 2 kết thúc. Nguồn ảnh: CNN.Năm 1942, Onoda Hiro gia nhập quân đội Đế quốc Nhật Bản, ông được đào tạo chuyên về chiến tranh du kích, chiến tranh phá hoại và thu thập tin tức tình báo, đến năm 1944 ông và 3 đồng đội khác đựa đưa tới đảo Lubang thuộc Philippines để thực hiện nhiệm vụ gây rối, phá hoại và thu thập tin tình báo. Nguồn ảnh: IBTime.Trớ trêu thay, chỉ ít ngày sau khi Onoda và nhóm của mình tới được đưa đến Philippines thì toàn bộ đất nước này đã được Mỹ giải phóng, Onoda khi này là toán trưởng đã dẫn các đồng đội cấp dưới của mình lẩn trốn sâu vào trong rừng rập, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ để chờ quân đội Nhật đến tiếp viện. Gần một năm sau, khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và Nhật chính thức đầu hàng vô điều kiện, Onoda và những người đồng đội của mình vẫn miệt mài thực hiện nhiệm vụ trên đảo Lubang mà không hề hay biết điều đó. Nguồn ảnh: Markfelton.Toán của Onoda không phải là toán biệt kích Nhật duy nhất bị kẹt trong các khu rừng rậm rải rác khắp châu Á Thái Bình Dương, sau khi CTTG 2 kết thúc, lần lượt từng toán một đã ra đầu hàng nhưng riêng toán của Onoda thì không, không những tiến hành thu thập tin tình báo mà toán của ông còn thực hiện cả các vụ đánh bom, đặt mìn, tấn công vào lực lượng quân đội Philippines trên đảo. Nguồn ảnh: Grave.Mặc dù chính phủ Nhật và Philippines đã rất nhiều lần rải truyền đơn, bắc loa kêu gọi Onoda và binh lính dưới quyền của mình ra đầu hàng nhưng ông cho rằng đấy là sự lừa dối của Mỹ và nhất quyết không cho phép mình bị “sập bẫy”. Những người lính dưới quyền của Onoda lần lượt qua đời vì bệnh tật và thiếu thốn giữa rừng sâu nhưng mãi đến năm 1972 cả nước Nhật mới bàng hoàng nhận ra rằng vẫn còn những người lính Nhật chiến đấu sau khi chiến tranh đã qua gần 3 thập kỷ. Nguồn ảnh: Telegraph.Năm 1972, trong một lần phục kích quân đội Philippines, binh nhì Kozuka, người đồng đội cuối cùng của Onoda khi ấy đã ngoài… 50 tuổi hy sinh, Onoda buộc phải bỏ xác đồng đội mình lại để rút lui, Bộ Ngoại Giao Philippines liên lạc ngay lập tức với phía Nhật và cả nước Nhật bàng hoàng nhận tin về những người lính vẫn tiếp tục quyết tử thực hiện nhiệm vụ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc được gần 30 năm. Nguồn ảnh: Washingtonpost.Mặc dù rất phía Philippines và Nhật Bản đã cử nhiều đoàn tìm kiếm đi tìm tung tích của ông kết hợp với việc bắc loa gọi đầu hàng và rải truyền đơn từ máy bay, tuy nhiên Onoda có lẽ đã quá thông thuộc khu rừng này nên vẫn “bình an vô sự” sau hàng loạt các cuộc tìm kiếm. Nguồn ảnh: Pinterest.Tới năm 1974, Onoda gặp một du học sinh người Nhật đang đi nghỉ trên đảo Lubang, chàng thanh niên này đã chụp lại hình của Onoda và nhắc tới việc đầu hàng, Onoda cho biết ông sẽ chỉ đầu hàng khi nhận được lệnh trực tiếp từ Đại tá Taniguchi, người 30 năm trước đã giao nhiệm vụ cho ông, ngoài ra ông sẽ không tin lời bất cứ ai khác. Chàng thanh niên này sau đó đã mang những bức hình của Onoda trở về nước và kể lại cuộc gặp gỡ của mình, ngay lập tức Bộ Ngoại Giao Nhật Bản cho truy tìm Đại tá Taniguchi và đưa ông này đến Philippines. Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: Warwings.Sau khi Đại tá Taniguchi đến Philippines, ông đã kêu gọi Onoda ra đầu hàng và trong một buổi lễ chính thức vào ngày 10/31974, Thiếu úy Onoda Hiro khi này đã 52 tuổi trong bộ quân phục rách nát vá chằng vá đụp của Lục quân Đế Quốc Nhật Bản đã chính thức nhận lệnh đầu hàng từ Đại tá cấp trên Taniguchi. Vũ khí được ông giao nộp bao gồm 1 khẩu súng trường Arisaka cùng 500 viên đạn, một vài quả lựu đạn và một thanh kiếm. Nguồn ảnh: Lifestyle.Tổng thống Philippines lúc bấy giờ là Ferdinand Marcos đã ra lệnh ân xá cho Onoda với hành động khủng bố, ám sát giết hại chừng hơn 30 người trong đó có cả dân thường lẫn quân đội Philippines trong suốt thời gian ông cùng đồng đội lẩn trốn trên đảo Lubang. Onoda là người lính cuối cùng trong toán của ông còn sống sót thoát khỏi rừng rậm Philippines. Ông được coi là người lính cuối cùng của Quân đội Nhật Bản đầu hàng sau 29 năm kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Nguồn ảnh: Lowyat.Onoda Hiro trở về Nhật và được đón chào như một người hùng, ông đã viết sách và xuất bản hồi ký kể về quãng thời gian dài ba thập kỷ ẩn trốn và chiến đấu trong rừng rậm Philippines với một hy vọng mãnh liệt về ngày Quân đội Nhật sẽ quay trở lại. Tinh thần Samurai bất diệt của Onoda còn thể hiện ở chỗ, ngay khi vừa đặt chân xuống sân bay, ông đã thốt lên rằng: “Nước Nhật phát triển như thế này, sao chúng ta không tiếp tục đánh Mỹ”. Nguồn ảnh: Todeb.Ông chuyển sang Brazil sống một thời gian sau đó lại quay trở lại Nhật dậy những khóa học về sinh tồn và kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm trong rừng rậm, sau hơn 30 năm tôi luyện sức khỏe của mình trong rừng rậm Philippines, Onoda vẫn minh mẫn và khỏe mạnh cho tới khi mất. Ông qua đời năm 2014, thọ 91 tuổi. Kể về việc nhất quyết không chịu ra đầu hàng, ông Onoda cho biết những tờ truyền đơn được thả xuống chứa đầy những lỗi chính tả khiến ông nghi ngờ, tuy nhiên, thực tế là do ngữ pháp tiếng Nhật đã thay đổi sau 30 năm ông lẩn trốn trong rừng sâu. Nguồn ảnh: Site90.
Onoda Hiro sinh năm 1922 trong một gia đình có truyền thống Samurai lâu đời. Mặc dù khi ông ra đời nước Nhật đã phát triển theo hướng hiện đại và việc để tóc dài, mặc giáp Samurai ra đường đã bị cấm nhưng tinh thần võ sĩ vẫn chảy trong huyết quản của cậu bé này ngay từ nhỏ. Ông chính là người lính Nhật cuối cùng đầu hàng 30 năm sau khi CTTG 2 kết thúc. Nguồn ảnh: CNN.
Năm 1942, Onoda Hiro gia nhập quân đội Đế quốc Nhật Bản, ông được đào tạo chuyên về chiến tranh du kích, chiến tranh phá hoại và thu thập tin tức tình báo, đến năm 1944 ông và 3 đồng đội khác đựa đưa tới đảo Lubang thuộc Philippines để thực hiện nhiệm vụ gây rối, phá hoại và thu thập tin tình báo. Nguồn ảnh: IBTime.
Trớ trêu thay, chỉ ít ngày sau khi Onoda và nhóm của mình tới được đưa đến Philippines thì toàn bộ đất nước này đã được Mỹ giải phóng, Onoda khi này là toán trưởng đã dẫn các đồng đội cấp dưới của mình lẩn trốn sâu vào trong rừng rập, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ để chờ quân đội Nhật đến tiếp viện. Gần một năm sau, khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và Nhật chính thức đầu hàng vô điều kiện, Onoda và những người đồng đội của mình vẫn miệt mài thực hiện nhiệm vụ trên đảo Lubang mà không hề hay biết điều đó. Nguồn ảnh: Markfelton.
Toán của Onoda không phải là toán biệt kích Nhật duy nhất bị kẹt trong các khu rừng rậm rải rác khắp châu Á Thái Bình Dương, sau khi CTTG 2 kết thúc, lần lượt từng toán một đã ra đầu hàng nhưng riêng toán của Onoda thì không, không những tiến hành thu thập tin tình báo mà toán của ông còn thực hiện cả các vụ đánh bom, đặt mìn, tấn công vào lực lượng quân đội Philippines trên đảo. Nguồn ảnh: Grave.
Mặc dù chính phủ Nhật và Philippines đã rất nhiều lần rải truyền đơn, bắc loa kêu gọi Onoda và binh lính dưới quyền của mình ra đầu hàng nhưng ông cho rằng đấy là sự lừa dối của Mỹ và nhất quyết không cho phép mình bị “sập bẫy”. Những người lính dưới quyền của Onoda lần lượt qua đời vì bệnh tật và thiếu thốn giữa rừng sâu nhưng mãi đến năm 1972 cả nước Nhật mới bàng hoàng nhận ra rằng vẫn còn những người lính Nhật chiến đấu sau khi chiến tranh đã qua gần 3 thập kỷ. Nguồn ảnh: Telegraph.
Năm 1972, trong một lần phục kích quân đội Philippines, binh nhì Kozuka, người đồng đội cuối cùng của Onoda khi ấy đã ngoài… 50 tuổi hy sinh, Onoda buộc phải bỏ xác đồng đội mình lại để rút lui, Bộ Ngoại Giao Philippines liên lạc ngay lập tức với phía Nhật và cả nước Nhật bàng hoàng nhận tin về những người lính vẫn tiếp tục quyết tử thực hiện nhiệm vụ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc được gần 30 năm. Nguồn ảnh: Washingtonpost.
Mặc dù rất phía Philippines và Nhật Bản đã cử nhiều đoàn tìm kiếm đi tìm tung tích của ông kết hợp với việc bắc loa gọi đầu hàng và rải truyền đơn từ máy bay, tuy nhiên Onoda có lẽ đã quá thông thuộc khu rừng này nên vẫn “bình an vô sự” sau hàng loạt các cuộc tìm kiếm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới năm 1974, Onoda gặp một du học sinh người Nhật đang đi nghỉ trên đảo Lubang, chàng thanh niên này đã chụp lại hình của Onoda và nhắc tới việc đầu hàng, Onoda cho biết ông sẽ chỉ đầu hàng khi nhận được lệnh trực tiếp từ Đại tá Taniguchi, người 30 năm trước đã giao nhiệm vụ cho ông, ngoài ra ông sẽ không tin lời bất cứ ai khác. Chàng thanh niên này sau đó đã mang những bức hình của Onoda trở về nước và kể lại cuộc gặp gỡ của mình, ngay lập tức Bộ Ngoại Giao Nhật Bản cho truy tìm Đại tá Taniguchi và đưa ông này đến Philippines. Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: Warwings.
Sau khi Đại tá Taniguchi đến Philippines, ông đã kêu gọi Onoda ra đầu hàng và trong một buổi lễ chính thức vào ngày 10/31974, Thiếu úy Onoda Hiro khi này đã 52 tuổi trong bộ quân phục rách nát vá chằng vá đụp của Lục quân Đế Quốc Nhật Bản đã chính thức nhận lệnh đầu hàng từ Đại tá cấp trên Taniguchi. Vũ khí được ông giao nộp bao gồm 1 khẩu súng trường Arisaka cùng 500 viên đạn, một vài quả lựu đạn và một thanh kiếm. Nguồn ảnh: Lifestyle.
Tổng thống Philippines lúc bấy giờ là Ferdinand Marcos đã ra lệnh ân xá cho Onoda với hành động khủng bố, ám sát giết hại chừng hơn 30 người trong đó có cả dân thường lẫn quân đội Philippines trong suốt thời gian ông cùng đồng đội lẩn trốn trên đảo Lubang. Onoda là người lính cuối cùng trong toán của ông còn sống sót thoát khỏi rừng rậm Philippines. Ông được coi là người lính cuối cùng của Quân đội Nhật Bản đầu hàng sau 29 năm kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Nguồn ảnh: Lowyat.
Onoda Hiro trở về Nhật và được đón chào như một người hùng, ông đã viết sách và xuất bản hồi ký kể về quãng thời gian dài ba thập kỷ ẩn trốn và chiến đấu trong rừng rậm Philippines với một hy vọng mãnh liệt về ngày Quân đội Nhật sẽ quay trở lại. Tinh thần Samurai bất diệt của Onoda còn thể hiện ở chỗ, ngay khi vừa đặt chân xuống sân bay, ông đã thốt lên rằng: “Nước Nhật phát triển như thế này, sao chúng ta không tiếp tục đánh Mỹ”. Nguồn ảnh: Todeb.
Ông chuyển sang Brazil sống một thời gian sau đó lại quay trở lại Nhật dậy những khóa học về sinh tồn và kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm trong rừng rậm, sau hơn 30 năm tôi luyện sức khỏe của mình trong rừng rậm Philippines, Onoda vẫn minh mẫn và khỏe mạnh cho tới khi mất. Ông qua đời năm 2014, thọ 91 tuổi. Kể về việc nhất quyết không chịu ra đầu hàng, ông Onoda cho biết những tờ truyền đơn được thả xuống chứa đầy những lỗi chính tả khiến ông nghi ngờ, tuy nhiên, thực tế là do ngữ pháp tiếng Nhật đã thay đổi sau 30 năm ông lẩn trốn trong rừng sâu. Nguồn ảnh: Site90.