Midway là một đảo khá nhỏ nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, việc Mỹ nắm được quần đảo này trong tay sẽ khiến lực lượng không quân bao gồm các máy bay ném bom hạng nặng có thể tham chiến trong trận hải chiến Midway, tạo lợi thế lớn cho lực lượng Hải quân Mỹ đang "oằn mình" hứng chịu các đợt tấn công như vũ bão của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Pinterest.Bao gồm hai đảo chính và hệ thống 3 đường băng cất cánh trên đảo lớn, sân bay quân sự trên đảo Midway có khả năng cất cánh vài trăm lượt máy bay ném bom B-17 mỗi ngày, cung cấp hỏa lực vượt trội hơn hẳn so với việc sử dụng các loại máy bay ném bom, ném ngư lôi hạng nhẹ cất cánh từ các tàu sân bay của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Wikipedia.Trong toàn bộ cuộc hải chiến Midway, phía Mỹ đã huy động tổng cộng 127 máy bay ném bom B-17 xuất kích với hơn 1.000 phi vụ oanh tạc quy mô lớn vào các tàu sân bay, tàu khu trục của đối phương, góp phần không nhỏ vào việc tiêu diệt hoàn toàn 4 tàu sân bay của Nhật tham chiến trong trận này, mang lại chiến thắng mang tính chiến lược cho lực lượng Hải quân Mỹ tại mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Usni.Với khả năng mang theo tối đa tới 3,6 tấn bom (so với 400 kg trên các loại máy bay ném bom cất cánh từ tàu sân bay), việc những chiếc B-17 tham chiến rõ ràng đã tạo một ưu thế cực kỳ lớn cho Hải quân Mỹ, một vệt bom của chiếc B-17 ném từ độ cao 3km có thể kéo dài hàng kilomet và chỉ cần dính một vệt bom này thì bất kể là tàu sân bay hay thiết giáp hạm thì cũng sẽ bị tổn thất nặng nề thậm chí là bị đánh chìm ngay lập tức. Nguồn ảnh: Ibiblio.Hiểu được điều đó, không quân Nhật đã cho tấn công sân bay và các máy bay trên đảo Midway ngay từ ngày đầu tiên của cuộc chiến, tuy nhiên phía Mỹ cũng đã đoán trước được điều này và "đón lõng" lực lượng tấn công của Nhật với số lượng tiêm kích và hệ thống phòng không dày đặc được triển khai trên đảo Midway. Nguồn ảnh: Theatlantic.Tuy đã có chuẩn bị trước nhưng phía Mỹ cũng đã phải hứng chịu tổn thất nặng nề với hàng loạt kho xăng rải rác trên đảo bị dính bom, doanh trại bị phá hủy. Tuy nhiên mục tiêu chính của Nhật là các máy bay ném bom B-17 và B-26 của Không quân Mỹ trên đảo thì lại bình an vô sự do họ luôn "vắng mặt" vì đang trên đường tấn công Hải quân Nhật thay vì có mặt ở trên đảo khi Không quân Nhật oanh tạc. Nguồn ảnh: Pinterest.Đến ngày thứ 3 của cuộc chiến, một vài tàu khu trục hạm và các thiết giáp hạm bị thương trong giai đoạn đầu đã kéo về Midway, tránh khỏi điểm nóng của cuộc chiến và cũng là phương án bảo vệ hữu hiệu cho các sân bay quan trọng trên đảo này. Nguồn ảnh: Needham.Tuy nhiên các tốp máy bay Nhật vẫn tìm được cách bay vòng qua các điểm hỏa lực phòng không dày đặc của Mỹ để tấn công Midway, do đã mất tới 2 tàu sân bay trong giai đoạn đầu của cuộc chiến nên các phi vụ tấn công Midway cũng thưa dần và kết thúc hẳn trước khi cuộc hải chiến trên biển chấm dứt. Ảnh: Các máy bay ném bom Nhật tấn công trượt mục tiêu do không dám bổ nhào xuống cắt bom mà chỉ dám thả từ trên cao để tránh hỏa lực phòng không của Mỹ. Nguồn ảnh: Theatlantic.Tuy nhiên cũng vẫn có những phi vụ tấn công chính xác gây thiệt hại nặng nề tới hệ thống cơ sở vật chất trên đảo. Lực lượng Công binh Mỹ đã phải làm việc ngày đêm dưới làn mưa bom bão đạn để đảm bảo các đường băng luôn trong trạng thái sử dụng được, giúp tạo lợi thế cho Hải quân Mỹ trên biển. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một khu vực doanh trại trên đảo Midway bị tấn công nặng nề. Nguồn ảnh: Theatlantic.Hệ thống phòng không trên đảo Midway vẫn còn được bảo tồn cho tới tận ngày nay với khá nhiều pháo phòng không hạng nặng. Tới ngày 7/2/1942, trận Midway đã kết thúc với chiến thắng hoàn toàn thuộc về người Mỹ, phía Nhật mất sạch 4 chiếc tàu sân bay tham chiến trong trận này và thiệt mạng hơn 30.000 binh sỹ, phía Mỹ chỉ mất 1 tàu sân bay và thiệt mạng 300 người. Nguồn ảnh: History.
Midway là một đảo khá nhỏ nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, việc Mỹ nắm được quần đảo này trong tay sẽ khiến lực lượng không quân bao gồm các máy bay ném bom hạng nặng có thể tham chiến trong trận hải chiến Midway, tạo lợi thế lớn cho lực lượng Hải quân Mỹ đang "oằn mình" hứng chịu các đợt tấn công như vũ bão của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bao gồm hai đảo chính và hệ thống 3 đường băng cất cánh trên đảo lớn, sân bay quân sự trên đảo Midway có khả năng cất cánh vài trăm lượt máy bay ném bom B-17 mỗi ngày, cung cấp hỏa lực vượt trội hơn hẳn so với việc sử dụng các loại máy bay ném bom, ném ngư lôi hạng nhẹ cất cánh từ các tàu sân bay của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Trong toàn bộ cuộc hải chiến Midway, phía Mỹ đã huy động tổng cộng 127 máy bay ném bom B-17 xuất kích với hơn 1.000 phi vụ oanh tạc quy mô lớn vào các tàu sân bay, tàu khu trục của đối phương, góp phần không nhỏ vào việc tiêu diệt hoàn toàn 4 tàu sân bay của Nhật tham chiến trong trận này, mang lại chiến thắng mang tính chiến lược cho lực lượng Hải quân Mỹ tại mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Usni.
Với khả năng mang theo tối đa tới 3,6 tấn bom (so với 400 kg trên các loại máy bay ném bom cất cánh từ tàu sân bay), việc những chiếc B-17 tham chiến rõ ràng đã tạo một ưu thế cực kỳ lớn cho Hải quân Mỹ, một vệt bom của chiếc B-17 ném từ độ cao 3km có thể kéo dài hàng kilomet và chỉ cần dính một vệt bom này thì bất kể là tàu sân bay hay thiết giáp hạm thì cũng sẽ bị tổn thất nặng nề thậm chí là bị đánh chìm ngay lập tức. Nguồn ảnh: Ibiblio.
Hiểu được điều đó, không quân Nhật đã cho tấn công sân bay và các máy bay trên đảo Midway ngay từ ngày đầu tiên của cuộc chiến, tuy nhiên phía Mỹ cũng đã đoán trước được điều này và "đón lõng" lực lượng tấn công của Nhật với số lượng tiêm kích và hệ thống phòng không dày đặc được triển khai trên đảo Midway. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tuy đã có chuẩn bị trước nhưng phía Mỹ cũng đã phải hứng chịu tổn thất nặng nề với hàng loạt kho xăng rải rác trên đảo bị dính bom, doanh trại bị phá hủy. Tuy nhiên mục tiêu chính của Nhật là các máy bay ném bom B-17 và B-26 của Không quân Mỹ trên đảo thì lại bình an vô sự do họ luôn "vắng mặt" vì đang trên đường tấn công Hải quân Nhật thay vì có mặt ở trên đảo khi Không quân Nhật oanh tạc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đến ngày thứ 3 của cuộc chiến, một vài tàu khu trục hạm và các thiết giáp hạm bị thương trong giai đoạn đầu đã kéo về Midway, tránh khỏi điểm nóng của cuộc chiến và cũng là phương án bảo vệ hữu hiệu cho các sân bay quan trọng trên đảo này. Nguồn ảnh: Needham.
Tuy nhiên các tốp máy bay Nhật vẫn tìm được cách bay vòng qua các điểm hỏa lực phòng không dày đặc của Mỹ để tấn công Midway, do đã mất tới 2 tàu sân bay trong giai đoạn đầu của cuộc chiến nên các phi vụ tấn công Midway cũng thưa dần và kết thúc hẳn trước khi cuộc hải chiến trên biển chấm dứt. Ảnh: Các máy bay ném bom Nhật tấn công trượt mục tiêu do không dám bổ nhào xuống cắt bom mà chỉ dám thả từ trên cao để tránh hỏa lực phòng không của Mỹ. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tuy nhiên cũng vẫn có những phi vụ tấn công chính xác gây thiệt hại nặng nề tới hệ thống cơ sở vật chất trên đảo. Lực lượng Công binh Mỹ đã phải làm việc ngày đêm dưới làn mưa bom bão đạn để đảm bảo các đường băng luôn trong trạng thái sử dụng được, giúp tạo lợi thế cho Hải quân Mỹ trên biển. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một khu vực doanh trại trên đảo Midway bị tấn công nặng nề. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Hệ thống phòng không trên đảo Midway vẫn còn được bảo tồn cho tới tận ngày nay với khá nhiều pháo phòng không hạng nặng. Tới ngày 7/2/1942, trận Midway đã kết thúc với chiến thắng hoàn toàn thuộc về người Mỹ, phía Nhật mất sạch 4 chiếc tàu sân bay tham chiến trong trận này và thiệt mạng hơn 30.000 binh sỹ, phía Mỹ chỉ mất 1 tàu sân bay và thiệt mạng 300 người. Nguồn ảnh: History.