Trận Midway được coi là trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử từ cổ chí kim với việc cả phía Mỹ và phía Nhật đều tung "tất tay" tất cả số lượng tàu chiến, tàu sân bay hùng hậu của mình vào trận đánh mang tính quyết định vận mệnh của cả cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Theatlantic.Trận chiến bắt đầu diễn ra từ ngày 4/6 đến ngày 7/6 năm 1943 thì kết thúc. Lực lượng hai bên gồm có Nhật với 4 tàu sân bay, 2 thiết giáp hạm, 15 tàu hộ tống, 248 máy bay, 16 thủy phi cơ. Phía Mỹ gồm 3 tàu sân bay, 8 tàu tuần dương, 15 tàu khu trục, 16 tàu ngầm, 233 máy bay cất cánh từ tàu sân bay và 127 máy bay cất cánh từ mặt đất. Nguồn ảnh: Theatlantic.Điều đáng nói là trong trận chiến mang tính quyết định này phía Mỹ tham chiến hoàn toàn độc lập, không có sự giúp sức của quân đội các nước Đồng Minh như trong các cuộc đánh lớn khác. Nguồn ảnh: Theatlantic.Thực chất, trận chiến mang tính quyết định này đã được định đoạt từ khi nó chưa bắt đầu với chiến thắng toàn diện của phía Tình báo Hải quân Mỹ với màn đưa người Nhật "vào tròng" bằng thông tin tình báo giả và xác nhận chính xác Hải quân Nhật đang hội quân ở khu vực Midway. Nguồn ảnh: Theatlantic.Mặc dù Đô đốc Hải quân Chester Nimitz của Hải quân Mỹ không thể tham gia chỉ huy trận chiến vì ông đang phải điều trị bệnh... vẩy nến. Tuy nhiên phía Mỹ vẫn quyết định tận dụng lợi thế có một không hai khi phần lớn hạm đội Hải quân Nhật đều hội tụ tại một điểm để đánh một trận quyết chiến nhằm lấy lại lợi thế trên mặt trận Thái Bình Dương. Ảnh: Tàu sân bay Hiryu "ôm cua" né tránh bom từ máy bay B-17 trong trận Midway. Nguồn ảnh: Theatlantic.Lực lượng Hải quân Mỹ dồn dập tấn công phủ đầu phía Nhật bằng lực lượng vượt trội của mình, đến ngày 4/6 khi chiến trận nổ ra, phía Nhật đã biết kế hoạch tấn công của mình bị bại lộ nhưng đã quá muộn để quay đầu rút lui, lúc này cả hai phía đều lật bài ngửa và tham chiến với tất cả mọi thứ mình có trong tay. Ảnh: Một máy bay ném bom của Mỹ thuộc phi đội VB-3 buộc phải hạ cánh xuống biển cạnh chiếc tàu tuần dương hạm USS Astoria do không thể hạ cánh xuống tàu sân bay Yorktown khi chiếc tàu này đang bị tấn công dữ dội. Nguồn ảnh: Theatlantic.Những chiếc máy bay khác sau khi nhận được tin báo chiếc tàu sân bay USS Yorktown đang bị tấn công dữ dội buộc phải đổi hướng và bay qua hạ cánh trên chiếc tàu sân bay USS Hornet trong tình trạng bình xăng cạn kiệt. Ngay sau khi được tiếp nhiên liệu, những chiếc máy bay "hạ cánh nhờ" này phải cất cánh quay về chiến đấu bảo vệ chiếc USS Yorktown ngay lập tức vì trên chiếc Hornet không đủ chỗ đỗ thêm máy bay ngoài biên chế. Nguồn ảnh: Theatlantic.Trên chiếc tàu sân bay USS Yorktown, chiến sự đang diễn ra ác liệt với những cuộc tấn công liên tục và dữ dội với cường độ lớn của các máy bay Nhật Bản. Ảnh: Một chiếc Type 97 của Không quân Nhật Bản đang cố vượt qua làn đạn phòng không 37 ly dầy đặc để thả ngư lôi nhắm vào chiếc tàu sân bay Yorktown. Nguồn ảnh: Theatlantic.Tuy nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các khu trục hạm và tàu hộ vệ với hỏa lực phòng không "vãi đạn" lên trời, tuy nhiên chiếc tàu sân bay USS Yorktown của Mỹ vẫn bị vô hiệu hóa bởi một vệt bom từ các máy bay tấn công bổ nhào của Nhật. Ảnh: Chiếc Yorktown bốc khói trắng sau khi bị dính một quả bom từ máy bay Nhật vào sáng ngày 4/6. Tính từ lúc này chiếc Yorktown đã bị vô hiệu hóa do đường băng cất-hạ cánh trên tàu đã bị phá hủy. Nguồn ảnh: Theatlantic.Đường băng trên chiếc Yorktown đã bị phá hủy bởi Không quân Nhật gây nên một đám cháy lớn và... một cái hố giữa đường băng. Do đây là chiếc tàu sân bay lớn nhất của Hải quân Mỹ nên không khó hiểu khi nó là mục tiêu "vừa miếng" nhất được phía Nhật tấn công tổng lực với cường độ cao. Nguồn ảnh: Theatlantic.Tuy nhiên, phía Nhật cũng phải chịu thiệt hại rất lớn khi cố gắng tấn công vào mục tiêu "khó chơi" này. Ảnh: Một chiếc chiến đấu cơ Type 97 của Nhật Bản bị bắn hạ khi đang cố hạ độ cao tấn công vào chiếc USS Yorktown của Mỹ. Không thấy chiếc dù nào bung ra trong ảnh, có lẽ phi công xấu số cũng đã rơi cùng chiếc máy bay này. Nguồn ảnh: Theatlantic.Sau khi chiếc USS Yorktown bị vô hiệu hóa, Không quân Hải quân Mỹ quyết định không bảo vệ mục tiêu này nữa vì nó đã mất đi tính chiến thuật của trận chiến, họ dồn toàn bộ lực lượng đáp trả phía Nhật và mục tiêu đầu tiên đó là chiếc Tàu sân bay Soryu của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Theatlantic.Cần phải nói thêm là phía Mỹ có lợi thế khá lớn vì lực lượng Không quân của họ còn có thêm các máy bay ném bom B-17 cất cánh từ các sân bay mặt đất trong khu vực lân cận tấn công các tàu sân bay Nhật. Với khả năng mang bom nhiều hơn nhiều lần các máy bay ném bom cất cánh từ tàu sân bay, chỉ cần một vệt bom của chiếc B-17 được thả trúng mục tiêu thì bất kể đó là tàu khu trục hay tàu sân bay cũng bị vô hiệu hóa ngay lập tức. Ảnh: Tàu sân bay Hiryu của Nhật bản "bầm dập" sau khi dính phải một vệt bom từ chiếc B-17. Nguồn ảnh: Theatlantic.Bức ảnh được một phi công Mỹ liều mình bay sát chiếc Tuần dương hạm Mogima chụp lại sau khi chiếc tàu này này bị tấn công dữ dội và trúng rất nhiều bom và ngư lôi. Nguồn ảnh: Theatlantic.Quay trở lại với phía Mỹ, 4 tiếng sau khi bị dính bom, lực lượng không quân Nhật Bản vẫn tấn công tàu sân bay USS Yorktown bằng ngư lôi và khiến nó bị vô hiệu hóa hoàn toàn, hệ thống điện trên tàu hỏng nặng, phòng máy bị hỏng hoàn toàn, tàu mất khả năng di chuyển và bắt đầu nghiên do nước tràn vào. Nguồn ảnh: Theatlantic.Những thủy thủ trên tàu sân bay USS Yorktown bắt đầu rời tàu, sơ tán lên một chiếc khu trục hạm ở gần đó, vài tiếng sau cuộc sơ tán này chiếc Yorktown đã chìm nghỉm ngay trong buổi sáng ngày đầu tiên của hải chiến Midway. Nguồn ảnh: Theatlantic.Các phi công và thủy thủ trên tàu sân bay Hiryu bị bắt giữ khi họ buộc phải rời tàu do chiếc tàu này bị đánh đắm, theo lời khi của họ thì trên tàu sân bay còn rất nhiều người bao gồm cả thuyền trưởng quyết định chìm cùng con tàu chứ không chịu tham gia sơ tán dù có lệnh của thuyền trưởng. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Trận Midway được coi là trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử từ cổ chí kim với việc cả phía Mỹ và phía Nhật đều tung "tất tay" tất cả số lượng tàu chiến, tàu sân bay hùng hậu của mình vào trận đánh mang tính quyết định vận mệnh của cả cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Trận chiến bắt đầu diễn ra từ ngày 4/6 đến ngày 7/6 năm 1943 thì kết thúc. Lực lượng hai bên gồm có Nhật với 4 tàu sân bay, 2 thiết giáp hạm, 15 tàu hộ tống, 248 máy bay, 16 thủy phi cơ. Phía Mỹ gồm 3 tàu sân bay, 8 tàu tuần dương, 15 tàu khu trục, 16 tàu ngầm, 233 máy bay cất cánh từ tàu sân bay và 127 máy bay cất cánh từ mặt đất. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Điều đáng nói là trong trận chiến mang tính quyết định này phía Mỹ tham chiến hoàn toàn độc lập, không có sự giúp sức của quân đội các nước Đồng Minh như trong các cuộc đánh lớn khác. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Thực chất, trận chiến mang tính quyết định này đã được định đoạt từ khi nó chưa bắt đầu với chiến thắng toàn diện của phía Tình báo Hải quân Mỹ với màn đưa người Nhật "vào tròng" bằng thông tin tình báo giả và xác nhận chính xác Hải quân Nhật đang hội quân ở khu vực Midway. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Mặc dù Đô đốc Hải quân Chester Nimitz của Hải quân Mỹ không thể tham gia chỉ huy trận chiến vì ông đang phải điều trị bệnh... vẩy nến. Tuy nhiên phía Mỹ vẫn quyết định tận dụng lợi thế có một không hai khi phần lớn hạm đội Hải quân Nhật đều hội tụ tại một điểm để đánh một trận quyết chiến nhằm lấy lại lợi thế trên mặt trận Thái Bình Dương. Ảnh: Tàu sân bay Hiryu "ôm cua" né tránh bom từ máy bay B-17 trong trận Midway. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Lực lượng Hải quân Mỹ dồn dập tấn công phủ đầu phía Nhật bằng lực lượng vượt trội của mình, đến ngày 4/6 khi chiến trận nổ ra, phía Nhật đã biết kế hoạch tấn công của mình bị bại lộ nhưng đã quá muộn để quay đầu rút lui, lúc này cả hai phía đều lật bài ngửa và tham chiến với tất cả mọi thứ mình có trong tay. Ảnh: Một máy bay ném bom của Mỹ thuộc phi đội VB-3 buộc phải hạ cánh xuống biển cạnh chiếc tàu tuần dương hạm USS Astoria do không thể hạ cánh xuống tàu sân bay Yorktown khi chiếc tàu này đang bị tấn công dữ dội. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Những chiếc máy bay khác sau khi nhận được tin báo chiếc tàu sân bay USS Yorktown đang bị tấn công dữ dội buộc phải đổi hướng và bay qua hạ cánh trên chiếc tàu sân bay USS Hornet trong tình trạng bình xăng cạn kiệt. Ngay sau khi được tiếp nhiên liệu, những chiếc máy bay "hạ cánh nhờ" này phải cất cánh quay về chiến đấu bảo vệ chiếc USS Yorktown ngay lập tức vì trên chiếc Hornet không đủ chỗ đỗ thêm máy bay ngoài biên chế. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Trên chiếc tàu sân bay USS Yorktown, chiến sự đang diễn ra ác liệt với những cuộc tấn công liên tục và dữ dội với cường độ lớn của các máy bay Nhật Bản. Ảnh: Một chiếc Type 97 của Không quân Nhật Bản đang cố vượt qua làn đạn phòng không 37 ly dầy đặc để thả ngư lôi nhắm vào chiếc tàu sân bay Yorktown. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tuy nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các khu trục hạm và tàu hộ vệ với hỏa lực phòng không "vãi đạn" lên trời, tuy nhiên chiếc tàu sân bay USS Yorktown của Mỹ vẫn bị vô hiệu hóa bởi một vệt bom từ các máy bay tấn công bổ nhào của Nhật. Ảnh: Chiếc Yorktown bốc khói trắng sau khi bị dính một quả bom từ máy bay Nhật vào sáng ngày 4/6. Tính từ lúc này chiếc Yorktown đã bị vô hiệu hóa do đường băng cất-hạ cánh trên tàu đã bị phá hủy. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Đường băng trên chiếc Yorktown đã bị phá hủy bởi Không quân Nhật gây nên một đám cháy lớn và... một cái hố giữa đường băng. Do đây là chiếc tàu sân bay lớn nhất của Hải quân Mỹ nên không khó hiểu khi nó là mục tiêu "vừa miếng" nhất được phía Nhật tấn công tổng lực với cường độ cao. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tuy nhiên, phía Nhật cũng phải chịu thiệt hại rất lớn khi cố gắng tấn công vào mục tiêu "khó chơi" này. Ảnh: Một chiếc chiến đấu cơ Type 97 của Nhật Bản bị bắn hạ khi đang cố hạ độ cao tấn công vào chiếc USS Yorktown của Mỹ. Không thấy chiếc dù nào bung ra trong ảnh, có lẽ phi công xấu số cũng đã rơi cùng chiếc máy bay này. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Sau khi chiếc USS Yorktown bị vô hiệu hóa, Không quân Hải quân Mỹ quyết định không bảo vệ mục tiêu này nữa vì nó đã mất đi tính chiến thuật của trận chiến, họ dồn toàn bộ lực lượng đáp trả phía Nhật và mục tiêu đầu tiên đó là chiếc Tàu sân bay Soryu của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Cần phải nói thêm là phía Mỹ có lợi thế khá lớn vì lực lượng Không quân của họ còn có thêm các máy bay ném bom B-17 cất cánh từ các sân bay mặt đất trong khu vực lân cận tấn công các tàu sân bay Nhật. Với khả năng mang bom nhiều hơn nhiều lần các máy bay ném bom cất cánh từ tàu sân bay, chỉ cần một vệt bom của chiếc B-17 được thả trúng mục tiêu thì bất kể đó là tàu khu trục hay tàu sân bay cũng bị vô hiệu hóa ngay lập tức. Ảnh: Tàu sân bay Hiryu của Nhật bản "bầm dập" sau khi dính phải một vệt bom từ chiếc B-17. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Bức ảnh được một phi công Mỹ liều mình bay sát chiếc Tuần dương hạm Mogima chụp lại sau khi chiếc tàu này này bị tấn công dữ dội và trúng rất nhiều bom và ngư lôi. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Quay trở lại với phía Mỹ, 4 tiếng sau khi bị dính bom, lực lượng không quân Nhật Bản vẫn tấn công tàu sân bay USS Yorktown bằng ngư lôi và khiến nó bị vô hiệu hóa hoàn toàn, hệ thống điện trên tàu hỏng nặng, phòng máy bị hỏng hoàn toàn, tàu mất khả năng di chuyển và bắt đầu nghiên do nước tràn vào. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Những thủy thủ trên tàu sân bay USS Yorktown bắt đầu rời tàu, sơ tán lên một chiếc khu trục hạm ở gần đó, vài tiếng sau cuộc sơ tán này chiếc Yorktown đã chìm nghỉm ngay trong buổi sáng ngày đầu tiên của hải chiến Midway. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Các phi công và thủy thủ trên tàu sân bay Hiryu bị bắt giữ khi họ buộc phải rời tàu do chiếc tàu này bị đánh đắm, theo lời khi của họ thì trên tàu sân bay còn rất nhiều người bao gồm cả thuyền trưởng quyết định chìm cùng con tàu chứ không chịu tham gia sơ tán dù có lệnh của thuyền trưởng. Nguồn ảnh: Theatlantic.