Tin tức về việc NATO có kế hoạch cung cấp F-16 cho Ukraine đã xuất hiện kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022, khi NATO bắt đầu hỗ trợ quân sự quy mô lớn cho Ukraine. Việc có được những chiếc F-16 đã qua sử dụng này đã bị trì hoãn hơn hai năm. Kế hoạch giao F-16 từ nhiều nước NATO giờ mới bắt đầu.Sự kiện này không chỉ cho thấy NATO chưa thực sự kiên quyết và thẳng thắn trong vấn đề cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine, mà còn cho thấy tiêm kích F-16 sẽ là vũ khí giá trị nhất, "tinh nhuệ" nhất mà NATO có thể cung cấp cho Ukraine. Mặc dù NATO có nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến hơn như F-15 hay F-35, nhưng NATO sẽ không bao giờ cung cấp F-35 cho Ukraine, kể cả Ukraine có thua Nga.Lý do là Ukraine sẽ không bao giờ có được máy bay chiến đấu tàng hình F-35, trước hết đây là vũ khí có giá rất đắt đỏ, chứa nhiều bí mật quân sự cốt lõi, không chỉ của Mỹ mà của cả NATO (F-35 là dự án chung của nhiều quốc gia, do Mỹ đứng đầu). Quan trọng nhất là rất nhiều lỗi kỹ thuật của F-35 chưa được khắc phục, nên chưa thể đưa vào chiến đấu với một đối thủ mạnh như Nga, như vậy rủi ro sẽ rất lớn.Tiếp đến là nếu Ukraine triển khai máy bay chiến đấu F-35 trên lãnh thổ của mình, nó chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu săn lùng bằng mọi giá của Quân đội Nga. Dù các máy bay chiến đấu F-35 được triển khai ở sân bay nào ở Ukraine, chúng đều sẽ nằm trong tầm bắn của tên lửa Nga.Nếu máy bay chiến đấu F-35 bị bắn rơi và Quân đội Nga thu được mảnh vỡ, thì Quân đội Nga có thể nắm vững nhiều bí mật về máy bay chiến đấu F-35, thông qua nghiên cứu sao chép; khi đó Nga (và cả những đối thủ của Mỹ) sẽ có những bí mật công nghệ máy bay chiến đấu tàng hình mà Mỹ và phương Tây tốn hàng nghìn tỷ USD để phát triển.Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 sẽ là chiến đấu cơ chủ lực của Mỹ và toàn khối NATO, cũng như đồng minh thân cận của Mỹ trong vài thập kỷ tới. NATO không đủ khả năng chi trả cho những thông tin quan trọng về F-35, nếu lọt vào tay Nga. Do vậy, NATO sẽ không bao giờ cung cấp máy bay chiến đấu F-35 cho Ukraine. Ngoài ra, Không quân Nga có thể nhận được sự hỗ trợ hoàn toàn từ máy bay cảnh báo sớm A-50/100 trong không chiến. Dù máy bay cảnh báo sớm A-50 không hiện đại, nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với Không quân Ukraine, không có máy bay cảnh báo sớm. Ngoài ra, Quân đội Nga có thể tiến hành các cuộc tấn công tầm xa vào các sân bay Ukraine nơi máy bay chiến đấu F-16 được triển khai, điều này có thể làm suy yếu khả năng xuất kích của những chiếc F-16 này.Ngay cả khi Không quân Ukraine triển khai hàng chục, thậm chí hàng trăm chiếc F-16, sẽ rất khó để thay đổi tình hình hiện tại. Việc Không quân Ukraine đưa tiêm kích F-16 tham chiến, cũng là cơ hội hiếm có cho Không quân Nga thực hành tiêu diệt với chiến đấu cơ thực thụ của phương Tây. Vào ngày 4/8, Tổng thống Ukraine Zelensky đăng trên mạng xã hội xác nhận, máy bay chiến đấu F-16 được các nước phương Tây hỗ trợ đã tới Ukraine và được đưa vào sử dụng. Vậy sự xuất hiện của máy bay chiến đấu F-16 của NATO ở Ukraine sẽ mang lại bao nhiêu thay đổi cho tình hình giữa Nga và Ukraine? Chuyên gia phân tích quân sự Ngụy Đông Húc (Wei Dongxu) của Trung Quốc cho biết, Ukraine đã nhận được máy bay chiến đấu F-16 do NATO hỗ trợ; số F-16 tiếp theo sẽ xuất hiện trong khu vực xung đột Nga-Ukraine và sẽ thực hiện các nhiệm vụ không chiến cũng như tấn công mặt đất. Nhưng trước mắt, F-16 sẽ chủ yếu làm nhiệm vụ phòng không ở phía sau. Hiện tại, số lượng máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine không nhiều và không có cách nào để hình thành lợi thế về quy mô. Bởi Quân đội Ukraine, đặc biệt là Không quân Ukraine, sẽ gặp phải sự kháng cự rất lớn và rủi ro rất lớn từ phía Nga trong việc sử dụng tiêm kích F-16. Trước hết, các phi công Ukraine chưa đủ quen với máy bay chiến đấu F-16, mặc dù họ có thể cất cánh để chiến đấu. Tuy nhiên, phi công Ukraine thực sự còn thiếu kinh nghiệm với loại máy bay chiến đấu này, cũng như khai thác hết hiệu suất và đặc điểm chiến đấu của nó, cách hình thành chiến thuật trong môi trường phòng không nguy hiểm.Hiện một số quốc gia thành viên NATO cung cấp cho các phi công của lực lượng Không quân Ukraine một khóa học cấp tốc, phù hợp với nhu cầu của họ. Nhưng trên thực tế, F-16 tuy là máy bay chiến đấu thành công về mặt doanh số, nhưng chưa bao giờ tham chiến trong một môi trường phòng không dày đặc và nguy hiểm như ở chiến trường Ukraine. Đây sẽ là phép thử giữa máy bay Nga và Mỹ, xem bên nào có khả năng chiến đấu tốt hơn.Ngoài ra, ngay cả khi các máy bay chiến đấu F-16 được triển khai ở phía Tây, chẳng hạn như tại Căn cứ không quân Lviv, chúng cũng sẽ phải đối mặt với các cuộc tấn công hỏa lực tầm xa từ Nga, và việc tìm được một vị trí an toàn là rất khó.Đồng thời, lực lượng chiến đấu tiền tuyến của Nga, bao gồm cả lực lượng tác chiến mặt đất, cũng sẽ được trang bị thêm hỏa lực phòng không. Bộ binh thông thường có thể được trang bị số lượng tên lửa phòng không di động lớn hơn; tất cả những điều đó sẽ là mối đe dọa với F-16 của Ukraine, dù cho chúng ở đâu. (Nguồn ảnh: Ukrinform, Kyiv Independent, TASS).
Tin tức về việc NATO có kế hoạch cung cấp F-16 cho Ukraine đã xuất hiện kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022, khi NATO bắt đầu hỗ trợ quân sự quy mô lớn cho Ukraine. Việc có được những chiếc F-16 đã qua sử dụng này đã bị trì hoãn hơn hai năm. Kế hoạch giao F-16 từ nhiều nước NATO giờ mới bắt đầu.
Sự kiện này không chỉ cho thấy NATO chưa thực sự kiên quyết và thẳng thắn trong vấn đề cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine, mà còn cho thấy tiêm kích F-16 sẽ là vũ khí giá trị nhất, "tinh nhuệ" nhất mà NATO có thể cung cấp cho Ukraine. Mặc dù NATO có nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến hơn như F-15 hay F-35, nhưng NATO sẽ không bao giờ cung cấp F-35 cho Ukraine, kể cả Ukraine có thua Nga.
Lý do là Ukraine sẽ không bao giờ có được máy bay chiến đấu tàng hình F-35, trước hết đây là vũ khí có giá rất đắt đỏ, chứa nhiều bí mật quân sự cốt lõi, không chỉ của Mỹ mà của cả NATO (F-35 là dự án chung của nhiều quốc gia, do Mỹ đứng đầu). Quan trọng nhất là rất nhiều lỗi kỹ thuật của F-35 chưa được khắc phục, nên chưa thể đưa vào chiến đấu với một đối thủ mạnh như Nga, như vậy rủi ro sẽ rất lớn.
Tiếp đến là nếu Ukraine triển khai máy bay chiến đấu F-35 trên lãnh thổ của mình, nó chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu săn lùng bằng mọi giá của Quân đội Nga. Dù các máy bay chiến đấu F-35 được triển khai ở sân bay nào ở Ukraine, chúng đều sẽ nằm trong tầm bắn của tên lửa Nga.
Nếu máy bay chiến đấu F-35 bị bắn rơi và Quân đội Nga thu được mảnh vỡ, thì Quân đội Nga có thể nắm vững nhiều bí mật về máy bay chiến đấu F-35, thông qua nghiên cứu sao chép; khi đó Nga (và cả những đối thủ của Mỹ) sẽ có những bí mật công nghệ máy bay chiến đấu tàng hình mà Mỹ và phương Tây tốn hàng nghìn tỷ USD để phát triển.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 sẽ là chiến đấu cơ chủ lực của Mỹ và toàn khối NATO, cũng như đồng minh thân cận của Mỹ trong vài thập kỷ tới. NATO không đủ khả năng chi trả cho những thông tin quan trọng về F-35, nếu lọt vào tay Nga. Do vậy, NATO sẽ không bao giờ cung cấp máy bay chiến đấu F-35 cho Ukraine.
Ngoài ra, Không quân Nga có thể nhận được sự hỗ trợ hoàn toàn từ máy bay cảnh báo sớm A-50/100 trong không chiến. Dù máy bay cảnh báo sớm A-50 không hiện đại, nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với Không quân Ukraine, không có máy bay cảnh báo sớm.
Ngoài ra, Quân đội Nga có thể tiến hành các cuộc tấn công tầm xa vào các sân bay Ukraine nơi máy bay chiến đấu F-16 được triển khai, điều này có thể làm suy yếu khả năng xuất kích của những chiếc F-16 này.
Ngay cả khi Không quân Ukraine triển khai hàng chục, thậm chí hàng trăm chiếc F-16, sẽ rất khó để thay đổi tình hình hiện tại. Việc Không quân Ukraine đưa tiêm kích F-16 tham chiến, cũng là cơ hội hiếm có cho Không quân Nga thực hành tiêu diệt với chiến đấu cơ thực thụ của phương Tây.
Vào ngày 4/8, Tổng thống Ukraine Zelensky đăng trên mạng xã hội xác nhận, máy bay chiến đấu F-16 được các nước phương Tây hỗ trợ đã tới Ukraine và được đưa vào sử dụng. Vậy sự xuất hiện của máy bay chiến đấu F-16 của NATO ở Ukraine sẽ mang lại bao nhiêu thay đổi cho tình hình giữa Nga và Ukraine?
Chuyên gia phân tích quân sự Ngụy Đông Húc (Wei Dongxu) của Trung Quốc cho biết, Ukraine đã nhận được máy bay chiến đấu F-16 do NATO hỗ trợ; số F-16 tiếp theo sẽ xuất hiện trong khu vực xung đột Nga-Ukraine và sẽ thực hiện các nhiệm vụ không chiến cũng như tấn công mặt đất. Nhưng trước mắt, F-16 sẽ chủ yếu làm nhiệm vụ phòng không ở phía sau.
Hiện tại, số lượng máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine không nhiều và không có cách nào để hình thành lợi thế về quy mô. Bởi Quân đội Ukraine, đặc biệt là Không quân Ukraine, sẽ gặp phải sự kháng cự rất lớn và rủi ro rất lớn từ phía Nga trong việc sử dụng tiêm kích F-16.
Trước hết, các phi công Ukraine chưa đủ quen với máy bay chiến đấu F-16, mặc dù họ có thể cất cánh để chiến đấu. Tuy nhiên, phi công Ukraine thực sự còn thiếu kinh nghiệm với loại máy bay chiến đấu này, cũng như khai thác hết hiệu suất và đặc điểm chiến đấu của nó, cách hình thành chiến thuật trong môi trường phòng không nguy hiểm.
Hiện một số quốc gia thành viên NATO cung cấp cho các phi công của lực lượng Không quân Ukraine một khóa học cấp tốc, phù hợp với nhu cầu của họ. Nhưng trên thực tế, F-16 tuy là máy bay chiến đấu thành công về mặt doanh số, nhưng chưa bao giờ tham chiến trong một môi trường phòng không dày đặc và nguy hiểm như ở chiến trường Ukraine. Đây sẽ là phép thử giữa máy bay Nga và Mỹ, xem bên nào có khả năng chiến đấu tốt hơn.
Ngoài ra, ngay cả khi các máy bay chiến đấu F-16 được triển khai ở phía Tây, chẳng hạn như tại Căn cứ không quân Lviv, chúng cũng sẽ phải đối mặt với các cuộc tấn công hỏa lực tầm xa từ Nga, và việc tìm được một vị trí an toàn là rất khó.
Đồng thời, lực lượng chiến đấu tiền tuyến của Nga, bao gồm cả lực lượng tác chiến mặt đất, cũng sẽ được trang bị thêm hỏa lực phòng không. Bộ binh thông thường có thể được trang bị số lượng tên lửa phòng không di động lớn hơn; tất cả những điều đó sẽ là mối đe dọa với F-16 của Ukraine, dù cho chúng ở đâu. (Nguồn ảnh: Ukrinform, Kyiv Independent, TASS).