Rạng sáng 13/10, các nguồn tin thân Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan đã đăng tải lên Internet các hình ảnh cho thấy, các đoàn xe cơ giới của Taliban đã bắt đầu thiệt thoái khỏi thung lũng Panjshir.Ước tính khoảng gần 30.000 tay súng ra khỏi thung lũng Panjshir. Lý giải cho việc triệt thoái lực lượng lớn này là do Taliban đang thất thế trên hầu khắp các chiến trường ở miền bắc Afghanistan, bao gồm các tỉnh Panjshir, Baghlan, Takhar và Badakhshan.Việc điều động quân ra khỏi thung lũng Panjshir sẽ giúp Taliban có thêm nhân lực để triển khai tới các điểm nóng, với mong muốn tái chiếm lại từ tay những lực lượng chống đối.Riêng tại tỉnh Panjshir, sau thất bại tại phía nam huyện Rokha, Taliban đã phải co cụm về khu vực xung quanh thị trấn Rokha, thủ phủ Bazarak. Hiện nay khu vực này cũng đang bị phe kháng chiến vây chặt từ cả ba mặt.Lực lượng FANR đã liên tục tiến hành các cuộc phục kích, gây thương vong nặng cho Taliban không chỉ đối với lực lượng đóng trong thung lũng Panjshir, mà còn là các đoàn xe hậu cần đến từ tỉnh lân cận của khu vực này.Phe kháng chiến Afghanistan cho biết, họ sẵn sàng cho việc đánh chiếm lại toàn bộ thung lũng Panjshir. Hiện tại họ cũng đã tiến chiếm thị trấn Shinwari ở tỉnh Parwan từ tay Taliban.Có thể thấy việc Taliban buộc phải triệt thoái lượng lớn quân ra khỏi thung lũng Panjshir là "việc cực chẳng đã". Trước đó lực lượng này đã phải tổn thất lớn mới đánh chiếm được khu vực này.Tuy nhiên trong bối cảnh các cuộc nổi dậy chống đối đang dần hình thành ở nhiều nơi tại Afghanistan, việc tái bố trí lại lực lượng là điều cần thiết giúp các tay súng Taliban kiểm soát tình hình.Nhưng rõ ràng việc Taliban buộc phải rút quân ra khỏi thung lũng Panjshir đã trao cơ hội vàng cho phe kháng chiến Afghanistan.Các nhà quan sát nhận định, đã và đang có các thế lực nước ngoài ngầm hậu thuẫn cho FANR về tài chính, vũ khí và hậu cần đều thông qua nước láng giềng Tajikistan.Theo một phân tích của chuyên gia người Tajikistan, ông Abdumalik Kadyrov cho biết, nhiều khả năng Nga - quốc gia có tới 7.000 binh sĩ đóng ở miền nam Tajikistan - đóng vai trò nhất định trong cuộc xung đột hiện tại ở Afghanistan.Ông Kadyrov thậm chí còn nhấn mạnh rằng: "Nga cũng là một 'nhà đầu tư' ở Panjshir. Người Nga luôn có cách chơi với cả đôi bên ở Afghanistan và hiện họ vẫn đang đi nước đôi như thế".Còn theo cựu phi công, sĩ quan Không quân Afghanistan Mateen Farhang, người được cho là đang điều phối hoạt động hậu cần từ bên ngoài cho FANR thì ngầm cho biết, có 3 quốc gia lớn đang ngầm hậu thuẫn cho phe kháng chiến.Dù vậy hãy còn khá sớm để khẳng định vai trò cụ thể của nước nào đối với phe kháng chiến tại Afghanistan. Hiện nay chỉ có Tajikistan là quốc gia đã công phai ủng hộ lực lượng FANR.Nga hiện vẫn đang giữ thái độ cứng rắng với Taliban, họ chưa công nhận chính quyền của lực lượng này vừa thành lập ở Afghanistan.Chưa hết, gần đây Moscow đã liên tục có những động thái cảnh báo Taliban chớ nên tấn công vào Tajikistan, đồng minh của họ."Nếu được yêu cầu, tất cả sự hỗ trợ cần thiết sẽ được Nga cung cấp cho Tajikistan, trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) và quan hệ song phương", hãng thông tấn Interfax dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko hôm 8/10/2021.Trước đó, Ngoại trưởng Nga cũng lưu ý, Moscow và Dushanbe là đồng minh theo Hiệp ước CSTO, và Nga cũng như các thành viên khác có nghĩa vụ bảo vệ đồng minh Tajikistan theo Hiệp ước.Moscow luôn lo lắng rằng, nếu Taliban tấn công Tajikistan, điều đó sẽ tạo ra hành lang để đưa các tay súng hồi giáo cực đoan vào làm nhiễu loạn miền Nam nước Nga.Một số ý kiến các nhà phân tích cho rằng, thái độ của Moscow sẽ phần nhiều phụ thuộc vào chính cách hành xử của Taliban.Ít giờ trước, hãng tin Nga Sputnik dẫn tuyên bố của Thủ tướng Pakistan Imran Khan cảnh báo cộng đồng quốc tế rằng, nếu Taliban không thể xử lý dứt điểm tình hình hiện tại Afghanistan có thể quay trở lại thời kỳ hỗn loạn những năm 1990."Điều vô cùng quan trọng là cộng đồng quốc tế phải đối xử đúng mực với Afghanistan, nếu điều đó không xảy ra, rất có thể Afghanistan sẽ quay ngược trở lại những năm 1990", ông Imran Khan nói.Ông Imran Khan cũng lưu ý về mối quan hệ giữa Taliban và các nhóm khủng bố đang hoạt động ở Afghanistan: "Taliban phải trấn an cộng đồng quốc tế rằng họ tôn trọng nhân quyền và cắt đứt quan hệ với tất cả các nhóm khủng bố".Thủ tướng Pakistan đưa ra nhận xét vào thời điểm chưa có quốc gia nào trên thế giới công nhận Taliban và lực lượng này đang dần yếu thế với việc rút khỏi Panjshir, bên cạnh một lực lượng đối lập mới chống Taliban có tên "Những người lính vô danh của Hazaristan" (USH) xuất hiện ở miền trung Afghanistan.Có thể thấy Islamabad vừa ra một "tối hậu thư" đối với Taliban khi gây sức ép để lực lượng này có động thái rõ ràng trong việc cắt đứt quan hệ với khủng bố nói chung, đặc biệt là nhóm Tehreek-e-Taliban Pakistan (TTP) nói riêng.Nhóm Tehreek-e-Taliban Pakistan là một đồng minh quan trọng của Taliban nhưng lại là kẻ thù của Pakistan.Những diễn biến vừa qua không khó để nhận ra rằng, Islamabad cũng đang mất dần khả năng kiểm soát được Taliban. Không thể phủ nhận rằng sự lớn mạnh và thành công của Taliban hiện nay, công đầu thuộc về Pakistan.Kể từ khi kiểm soát Afghanistan, Taliban cũng đã có những bước đi riêng trên trường quốc tế, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào Pakistan. Điều này ít nhiều làm Islamabad hụt hẫng và tổn thương.Ban lãnh đạo Taliban đã tham gia các cuộc họp với giới chức Liên Hợp Quốc nhằm đảm bảo chương trình viện trợ Afghanistan sẽ được duy trì. Tuy nhiên, khi Taliban đề nghị cho phép đặc phái viên của họ phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, yêu cầu này bị từ chối.Các lãnh đạo Taliban cũng tham gia những buổi tiếp nhận viện trợ từ Qatar, Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Pakistan và Uzbekistan tại sân bay quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô Kabul. Tuy nhiên, chưa quốc gia nào trong số này công nhận Taliban là bên cầm quyền hợp pháp tại Afghanistan.Được công nhận là điều rất quan trọng, không chỉ liên quan đến tính hợp pháp của Taliban, mà còn bởi Afghanistan ngày càng chật vật sau khi Mỹ, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế không cho nước này tiếp cận hơn 9,5 tỷ USD tài sản ở nước ngoài.Thế cô lập về ngoại giao của Taliban hiện nay trái ngược với 10 năm qua, khi nhóm này tiến hành những chuyến đi và được chào đón bởi các nước khu vực trong nỗ lực đàm phán hòa bình với chính quyền Mỹ.Nhưng giờ đây, ngay cả những nước từng hào hứng thông báo về chuyến thăm của Taliban cũng đưa ra quan điểm cứng rắn, thậm chí chỉ trích gay gắt nhóm này vì những gì đang diễn ra tại Afghanistan.Nguyên nhân chính là do Taliban đã không thực hiện những cám kết trước đó của họ về việc thành lập một chính phủ liên hiệp, đa sắc tộc; bãi bỏ những luật lệ hà khắc; trao lại quyền cơ bản cho phụ nữ, từ bỏ trả thù ...Ngoài ra, việc không dứt khoát trong quan hệ với các tổ chức khủng bố đã khiến Taliban dần mất đi lợi thế ngay cả từ những quốc gia đồng minh. Một số quốc gia ban đầu hoan nghênh thì giờ đây họ cũng đang có những bước đi nước đôi, sẵn sàng ứng phó với biến động tại Afghanistan.
Rạng sáng 13/10, các nguồn tin thân Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan đã đăng tải lên Internet các hình ảnh cho thấy, các đoàn xe cơ giới của Taliban đã bắt đầu thiệt thoái khỏi thung lũng Panjshir.
Ước tính khoảng gần 30.000 tay súng ra khỏi thung lũng Panjshir. Lý giải cho việc triệt thoái lực lượng lớn này là do Taliban đang thất thế trên hầu khắp các chiến trường ở miền bắc Afghanistan, bao gồm các tỉnh Panjshir, Baghlan, Takhar và Badakhshan.
Việc điều động quân ra khỏi thung lũng Panjshir sẽ giúp Taliban có thêm nhân lực để triển khai tới các điểm nóng, với mong muốn tái chiếm lại từ tay những lực lượng chống đối.
Riêng tại tỉnh Panjshir, sau thất bại tại phía nam huyện Rokha, Taliban đã phải co cụm về khu vực xung quanh thị trấn Rokha, thủ phủ Bazarak. Hiện nay khu vực này cũng đang bị phe kháng chiến vây chặt từ cả ba mặt.
Lực lượng FANR đã liên tục tiến hành các cuộc phục kích, gây thương vong nặng cho Taliban không chỉ đối với lực lượng đóng trong thung lũng Panjshir, mà còn là các đoàn xe hậu cần đến từ tỉnh lân cận của khu vực này.
Phe kháng chiến Afghanistan cho biết, họ sẵn sàng cho việc đánh chiếm lại toàn bộ thung lũng Panjshir. Hiện tại họ cũng đã tiến chiếm thị trấn Shinwari ở tỉnh Parwan từ tay Taliban.
Có thể thấy việc Taliban buộc phải triệt thoái lượng lớn quân ra khỏi thung lũng Panjshir là "việc cực chẳng đã". Trước đó lực lượng này đã phải tổn thất lớn mới đánh chiếm được khu vực này.
Tuy nhiên trong bối cảnh các cuộc nổi dậy chống đối đang dần hình thành ở nhiều nơi tại Afghanistan, việc tái bố trí lại lực lượng là điều cần thiết giúp các tay súng Taliban kiểm soát tình hình.
Nhưng rõ ràng việc Taliban buộc phải rút quân ra khỏi thung lũng Panjshir đã trao cơ hội vàng cho phe kháng chiến Afghanistan.
Các nhà quan sát nhận định, đã và đang có các thế lực nước ngoài ngầm hậu thuẫn cho FANR về tài chính, vũ khí và hậu cần đều thông qua nước láng giềng Tajikistan.
Theo một phân tích của chuyên gia người Tajikistan, ông Abdumalik Kadyrov cho biết, nhiều khả năng Nga - quốc gia có tới 7.000 binh sĩ đóng ở miền nam Tajikistan - đóng vai trò nhất định trong cuộc xung đột hiện tại ở Afghanistan.
Ông Kadyrov thậm chí còn nhấn mạnh rằng: "Nga cũng là một 'nhà đầu tư' ở Panjshir. Người Nga luôn có cách chơi với cả đôi bên ở Afghanistan và hiện họ vẫn đang đi nước đôi như thế".
Còn theo cựu phi công, sĩ quan Không quân Afghanistan Mateen Farhang, người được cho là đang điều phối hoạt động hậu cần từ bên ngoài cho FANR thì ngầm cho biết, có 3 quốc gia lớn đang ngầm hậu thuẫn cho phe kháng chiến.
Dù vậy hãy còn khá sớm để khẳng định vai trò cụ thể của nước nào đối với phe kháng chiến tại Afghanistan. Hiện nay chỉ có Tajikistan là quốc gia đã công phai ủng hộ lực lượng FANR.
Nga hiện vẫn đang giữ thái độ cứng rắng với Taliban, họ chưa công nhận chính quyền của lực lượng này vừa thành lập ở Afghanistan.
Chưa hết, gần đây Moscow đã liên tục có những động thái cảnh báo Taliban chớ nên tấn công vào Tajikistan, đồng minh của họ.
"Nếu được yêu cầu, tất cả sự hỗ trợ cần thiết sẽ được Nga cung cấp cho Tajikistan, trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) và quan hệ song phương", hãng thông tấn Interfax dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko hôm 8/10/2021.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga cũng lưu ý, Moscow và Dushanbe là đồng minh theo Hiệp ước CSTO, và Nga cũng như các thành viên khác có nghĩa vụ bảo vệ đồng minh Tajikistan theo Hiệp ước.
Moscow luôn lo lắng rằng, nếu Taliban tấn công Tajikistan, điều đó sẽ tạo ra hành lang để đưa các tay súng hồi giáo cực đoan vào làm nhiễu loạn miền Nam nước Nga.
Một số ý kiến các nhà phân tích cho rằng, thái độ của Moscow sẽ phần nhiều phụ thuộc vào chính cách hành xử của Taliban.
Ít giờ trước, hãng tin Nga Sputnik dẫn tuyên bố của Thủ tướng Pakistan Imran Khan cảnh báo cộng đồng quốc tế rằng, nếu Taliban không thể xử lý dứt điểm tình hình hiện tại Afghanistan có thể quay trở lại thời kỳ hỗn loạn những năm 1990.
"Điều vô cùng quan trọng là cộng đồng quốc tế phải đối xử đúng mực với Afghanistan, nếu điều đó không xảy ra, rất có thể Afghanistan sẽ quay ngược trở lại những năm 1990", ông Imran Khan nói.
Ông Imran Khan cũng lưu ý về mối quan hệ giữa Taliban và các nhóm khủng bố đang hoạt động ở Afghanistan: "Taliban phải trấn an cộng đồng quốc tế rằng họ tôn trọng nhân quyền và cắt đứt quan hệ với tất cả các nhóm khủng bố".
Thủ tướng Pakistan đưa ra nhận xét vào thời điểm chưa có quốc gia nào trên thế giới công nhận Taliban và lực lượng này đang dần yếu thế với việc rút khỏi Panjshir, bên cạnh một lực lượng đối lập mới chống Taliban có tên "Những người lính vô danh của Hazaristan" (USH) xuất hiện ở miền trung Afghanistan.
Có thể thấy Islamabad vừa ra một "tối hậu thư" đối với Taliban khi gây sức ép để lực lượng này có động thái rõ ràng trong việc cắt đứt quan hệ với khủng bố nói chung, đặc biệt là nhóm Tehreek-e-Taliban Pakistan (TTP) nói riêng.
Nhóm Tehreek-e-Taliban Pakistan là một đồng minh quan trọng của Taliban nhưng lại là kẻ thù của Pakistan.
Những diễn biến vừa qua không khó để nhận ra rằng, Islamabad cũng đang mất dần khả năng kiểm soát được Taliban. Không thể phủ nhận rằng sự lớn mạnh và thành công của Taliban hiện nay, công đầu thuộc về Pakistan.
Kể từ khi kiểm soát Afghanistan, Taliban cũng đã có những bước đi riêng trên trường quốc tế, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào Pakistan. Điều này ít nhiều làm Islamabad hụt hẫng và tổn thương.
Ban lãnh đạo Taliban đã tham gia các cuộc họp với giới chức Liên Hợp Quốc nhằm đảm bảo chương trình viện trợ Afghanistan sẽ được duy trì. Tuy nhiên, khi Taliban đề nghị cho phép đặc phái viên của họ phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, yêu cầu này bị từ chối.
Các lãnh đạo Taliban cũng tham gia những buổi tiếp nhận viện trợ từ Qatar, Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Pakistan và Uzbekistan tại sân bay quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô Kabul. Tuy nhiên, chưa quốc gia nào trong số này công nhận Taliban là bên cầm quyền hợp pháp tại Afghanistan.
Được công nhận là điều rất quan trọng, không chỉ liên quan đến tính hợp pháp của Taliban, mà còn bởi Afghanistan ngày càng chật vật sau khi Mỹ, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế không cho nước này tiếp cận hơn 9,5 tỷ USD tài sản ở nước ngoài.
Thế cô lập về ngoại giao của Taliban hiện nay trái ngược với 10 năm qua, khi nhóm này tiến hành những chuyến đi và được chào đón bởi các nước khu vực trong nỗ lực đàm phán hòa bình với chính quyền Mỹ.
Nhưng giờ đây, ngay cả những nước từng hào hứng thông báo về chuyến thăm của Taliban cũng đưa ra quan điểm cứng rắn, thậm chí chỉ trích gay gắt nhóm này vì những gì đang diễn ra tại Afghanistan.
Nguyên nhân chính là do Taliban đã không thực hiện những cám kết trước đó của họ về việc thành lập một chính phủ liên hiệp, đa sắc tộc; bãi bỏ những luật lệ hà khắc; trao lại quyền cơ bản cho phụ nữ, từ bỏ trả thù ...
Ngoài ra, việc không dứt khoát trong quan hệ với các tổ chức khủng bố đã khiến Taliban dần mất đi lợi thế ngay cả từ những quốc gia đồng minh. Một số quốc gia ban đầu hoan nghênh thì giờ đây họ cũng đang có những bước đi nước đôi, sẵn sàng ứng phó với biến động tại Afghanistan.