Năm 1914, Bộ trưởng Hải quân Mỹ lúc bấy giờ là Josephus Daniels đã ban hành lệnh cấm uống rượu trên bất kỳ tàu hải quân, xưởng đóng tàu hoặc trạm ven bờ nào.Trong bối cảnh đó, một giải pháp để giúp nâng cao tinh thần thủy thủ bất ngờ xuất hiện: kem.Trong Thế chiến thứ nhất, các tàu bệnh viện của Hải quân, như USNS Mercy, đã sử dụng chất nhũ hóa sữa để làm kem. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ quá trình phục hồi của bệnh nhân.Theo Viện Hải quân Mỹ, tàu chiến USS Pennsylvania có cửa hiệu kem riêng, có đài phun nước ngọt và những bức tường lát gạch được trang trí bằng hình ảnh của những con tàu nổi tiếng.Năm 1944, kem là món được phục vụ chính thức trong thực đơn của Hải quân Mỹ.Do nguồn cung khan hiếm trong thời chiến, người dân Mỹ còn được nhắc nhở rằng, nếu họ thiếu kem ăn thì có nghĩa là họ đang chia sẻ món ăn bổ dưỡng này với các binh sĩ.Năm 1945, Hải quân Mỹ biến sà lan đông lạnh thành nhà máy sản xuất kem hàng hải đầu tiên trên thế giới.3 chiếc sà lan này, gồm USS Hydrogen, USS Canxi và USS Antimony, dài 80m này có giá hơn 1 triệu USD, tương đương với khoảng 17 triệu USD ngày nay.Những con tàu này được chế tạo để cung cấp thực phẩm dễ hỏng cho binh lính đóng quân ở Thái Bình Dương.Tờ Redwood City Tribune đưa tin, chúng có thể chở tương đương 64 xe tải thịt đông lạnh và 500 tấn rau tươi, pho mát, trứng và các sản phẩm khác. Sà lan còn có một thiết bị có thể sản xuất cứ 7 phút được 10 gallon kem.Cam kết của Hải quân mang kem đến cho các thủy thủ phục vụ ở Thái Bình Dương cũng mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp kem đang gặp khó khăn trong thời chiến.Chính phủ Mỹ đã trao hợp đồng cho các doanh nghiệp kem như Carvel và Howard Johnson's để cung cấp kem cho các cơ sở quân sự và nhà máy quốc phòng.Theo cuốn “Chiến tranh thế giới thứ hai và những năm hậu chiến ở Mỹ: Bách khoa toàn thư về lịch sử và văn hóa” của William H. Young và Nancy K. Young viết: “Các lực lượng vũ trang, dù ở bất cứ đâu, đều có kem để làm dịu cả vòm miệng và thần kinh”.Trên thực tế, sự phổ biến của kem (kết hợp với một chút vận động hành lang từ ngành công nghiệp sữa Mỹ) đã đảm bảo rằng bất kỳ quân nhân Mỹ nào nếu muốn đều có sẵn kem.Ngành công nghiệp kem ở Mỹ sau đó bùng nổ trong thời kỳ hậu chiến, thử nghiệm thêm những hương vị và cách thức mới để phục vụ món đông lạnh thơm ngon này.
Năm 1914, Bộ trưởng Hải quân Mỹ lúc bấy giờ là Josephus Daniels đã ban hành lệnh cấm uống rượu trên bất kỳ tàu hải quân, xưởng đóng tàu hoặc trạm ven bờ nào.
Trong bối cảnh đó, một giải pháp để giúp nâng cao tinh thần thủy thủ bất ngờ xuất hiện: kem.
Trong Thế chiến thứ nhất, các tàu bệnh viện của Hải quân, như USNS Mercy, đã sử dụng chất nhũ hóa sữa để làm kem. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ quá trình phục hồi của bệnh nhân.
Theo Viện Hải quân Mỹ, tàu chiến USS Pennsylvania có cửa hiệu kem riêng, có đài phun nước ngọt và những bức tường lát gạch được trang trí bằng hình ảnh của những con tàu nổi tiếng.
Năm 1944, kem là món được phục vụ chính thức trong thực đơn của Hải quân Mỹ.
Do nguồn cung khan hiếm trong thời chiến, người dân Mỹ còn được nhắc nhở rằng, nếu họ thiếu kem ăn thì có nghĩa là họ đang chia sẻ món ăn bổ dưỡng này với các binh sĩ.
Năm 1945, Hải quân Mỹ biến sà lan đông lạnh thành nhà máy sản xuất kem hàng hải đầu tiên trên thế giới.
3 chiếc sà lan này, gồm USS Hydrogen, USS Canxi và USS Antimony, dài 80m này có giá hơn 1 triệu USD, tương đương với khoảng 17 triệu USD ngày nay.
Những con tàu này được chế tạo để cung cấp thực phẩm dễ hỏng cho binh lính đóng quân ở Thái Bình Dương.
Tờ Redwood City Tribune đưa tin, chúng có thể chở tương đương 64 xe tải thịt đông lạnh và 500 tấn rau tươi, pho mát, trứng và các sản phẩm khác. Sà lan còn có một thiết bị có thể sản xuất cứ 7 phút được 10 gallon kem.
Cam kết của Hải quân mang kem đến cho các thủy thủ phục vụ ở Thái Bình Dương cũng mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp kem đang gặp khó khăn trong thời chiến.
Chính phủ Mỹ đã trao hợp đồng cho các doanh nghiệp kem như Carvel và Howard Johnson's để cung cấp kem cho các cơ sở quân sự và nhà máy quốc phòng.
Theo cuốn “Chiến tranh thế giới thứ hai và những năm hậu chiến ở Mỹ: Bách khoa toàn thư về lịch sử và văn hóa” của William H. Young và Nancy K. Young viết: “Các lực lượng vũ trang, dù ở bất cứ đâu, đều có kem để làm dịu cả vòm miệng và thần kinh”.
Trên thực tế, sự phổ biến của kem (kết hợp với một chút vận động hành lang từ ngành công nghiệp sữa Mỹ) đã đảm bảo rằng bất kỳ quân nhân Mỹ nào nếu muốn đều có sẵn kem.
Ngành công nghiệp kem ở Mỹ sau đó bùng nổ trong thời kỳ hậu chiến, thử nghiệm thêm những hương vị và cách thức mới để phục vụ món đông lạnh thơm ngon này.