Trong quá khứ, quân đội là một nghề và là một tầng lớp cao trong xã hội không phải ai cũng có thể tham gia. Tuy nhiên từ cuộc cách mạng Pháp vào năm 1790, một đạo luật đã được chính phủ Pháp thi hành để duy trì quân số cao phục vụ quân đội và luật nghĩa vụ quân sự về cơ bản đã ra đời vào thời gian này. Nguồn ảnh: Museum.Trong thế kỷ 19 sau đó, các quốc gia châu Âu về cơ bản đã sao chép lại luật nghĩa vụ quân sự của Pháp và biến việc phục vụ quân đội từ một nghề trở thành nghĩa vụ với công dân của mình. Thời gian này, nghĩa vụ quân sự ở châu Âu lâu nhất có thể lên tới 8 năm. Nguồn ảnh: Museum.Việc duy trì một số lượng lớn quân nhân trong quân ngũ theo luật nghĩa vụ quân sự cũng khiến cho các cuộc xung đột trong thế kỷ 19 và 20 gia tăng cả về số lượng người tham chiến lẫn quy mô và sự đẫm máu. Nguồn ảnh: Gettyimg.Tuy nhiên nhu cầu của quân đội không phải lúc nào cũng đòi hỏi 100% thanh niên trong độ tuổi phải tham gia nghĩa vụ quân sự và để công bằng, nhiều quốc gia đã nghĩ ra hình thức... bốc thăm. Ảnh: Người dân Moscow bốc tham để gia nhập nghĩa vụ quân sự. Nguồn ảnh: Arti.Tới khi hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai nổ ra trong thế kỷ 20, luật nghĩa vụ quân sự đã gần như xuất hiện ở mọi quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Conscription.Một điểm đăng ký nghĩa vụ quân sự ở Mỹ trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: Postww2.Thanh niên Liên Xô tham gia nghĩa vụ quân sự trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: WW2.Tới cuối chiến tranh Thế giới thứ hai, mọi quân đội tham chiến và kể cả quân đội các nước không tham chiến đều giải giáp bớt quân số khổng lồ của mình để vừa cắt giảm được chi phí quốc phòng, vừa có thêm nguồn nhân lực xây dựng lại đất nước, phát triển kinh tế. Nguồn ảnh: Archive.Thời gian này, nhiều quốc gia bại trận sau Chiến tranh như Nhật, Đức, Italia thậm chí còn huỷ bỏ cả luật nghĩa vụ quân sự để tránh việc tái vũ trang cho một cuộc chiến tranh trong tương lai. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng đòi hỏi người lính càng phải có trình độ cao hơn, không thể tuyền chọn bừa bãi với số lượng lớn như trước. Nguồn ảnh: Postww.Tuy nhiên vẫn có một vài quốc gia trong tình trạng chiến tranh hoặc luôn bị đe doạ bởi chiến tranh vẫn tiếp tục duy trì luật nghĩa vụ quân sự tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: WWII.Nổi tiếng nhất có lẽ là Israel, quốc gia này yêu cầu cả nữ công dân trong độ tuổi trên 18 phải gia nhập phục vụ quân đội tối thiểu 2 năm trong khi nam giới có thời gian phục vụ quân đội tối thiểu 2 năm 8 tháng (tuỳ từng binh chủng có thể dài hơn). Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên nếu nữ giới Israel dù trong độ tuổi tòng quân nhưng đang mang bầu hoặc đã kết hôn, họ sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự. Nguồn ảnh: Pinterest.Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh nên luật nghĩa vụ quân sự của hai quốc gia này vẫn tiếp tục được duy trì. Nam giới Triều Tiên có thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự lâu nhất thế giới, có thể lên tới 13 năm trong khi đó với Hàn Quốc, nam giơi chỉ phục vụ 21 tháng trong Lục quân, Thuỷ quân Lục chiến, 23 tháng trong Hải quân và 24 tháng trong Không quân. Nguồn ảnh: Times.Syria bắt đầu có luật nghĩa vụ quân sự từ năm 2011, theo đó, nam giới nước này phải phục vụ ít nhất 2 năm trong Lục quân hoặc Không quân. Với lực lượng Hải quân quân nhân chỉ phải phục vụ 18 tháng. Nguồn ảnh: Fars.Nga có luật nghĩa vụ quân sự từ năm 1874 và được duy trì tới tận ngày nay. Nam giới Nga phải phục vụ 12 tháng trong quân ngũ và sẽ được miễn nhập ngũ nếu đi học đại học. Những người tốt nghiệp đại học nếu muốn phục vụ quân đội lâu dài có thể được thăng hàm sĩ quan (phục vụ tối thiểu 2 năm). Nguồn ảnh: Sputnik.Kể từ khi lập nước năm 1949 tới nay, Trung Quốc đã duy trì luật nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên thực tế, luật nghĩa vụ quân sự ở quốc gia này chỉ mang tính chất lý thuyết vì thực tế số lượng nam giới ở Trung Quốc là quá đông và số lượng tình nguyện phục vụ quân đội lúc nào cũng thừa mứa. Nguồn ảnh: Asianews. Mời độc giả xem Video: Thanh niên Thái Lan ngất xỉu tại chỗ khi bốc thăm trúng đi nghĩa vụ quân sự.
Trong quá khứ, quân đội là một nghề và là một tầng lớp cao trong xã hội không phải ai cũng có thể tham gia. Tuy nhiên từ cuộc cách mạng Pháp vào năm 1790, một đạo luật đã được chính phủ Pháp thi hành để duy trì quân số cao phục vụ quân đội và luật nghĩa vụ quân sự về cơ bản đã ra đời vào thời gian này. Nguồn ảnh: Museum.
Trong thế kỷ 19 sau đó, các quốc gia châu Âu về cơ bản đã sao chép lại luật nghĩa vụ quân sự của Pháp và biến việc phục vụ quân đội từ một nghề trở thành nghĩa vụ với công dân của mình. Thời gian này, nghĩa vụ quân sự ở châu Âu lâu nhất có thể lên tới 8 năm. Nguồn ảnh: Museum.
Việc duy trì một số lượng lớn quân nhân trong quân ngũ theo luật nghĩa vụ quân sự cũng khiến cho các cuộc xung đột trong thế kỷ 19 và 20 gia tăng cả về số lượng người tham chiến lẫn quy mô và sự đẫm máu. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Tuy nhiên nhu cầu của quân đội không phải lúc nào cũng đòi hỏi 100% thanh niên trong độ tuổi phải tham gia nghĩa vụ quân sự và để công bằng, nhiều quốc gia đã nghĩ ra hình thức... bốc thăm. Ảnh: Người dân Moscow bốc tham để gia nhập nghĩa vụ quân sự. Nguồn ảnh: Arti.
Tới khi hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai nổ ra trong thế kỷ 20, luật nghĩa vụ quân sự đã gần như xuất hiện ở mọi quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Conscription.
Một điểm đăng ký nghĩa vụ quân sự ở Mỹ trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: Postww2.
Thanh niên Liên Xô tham gia nghĩa vụ quân sự trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: WW2.
Tới cuối chiến tranh Thế giới thứ hai, mọi quân đội tham chiến và kể cả quân đội các nước không tham chiến đều giải giáp bớt quân số khổng lồ của mình để vừa cắt giảm được chi phí quốc phòng, vừa có thêm nguồn nhân lực xây dựng lại đất nước, phát triển kinh tế. Nguồn ảnh: Archive.
Thời gian này, nhiều quốc gia bại trận sau Chiến tranh như Nhật, Đức, Italia thậm chí còn huỷ bỏ cả luật nghĩa vụ quân sự để tránh việc tái vũ trang cho một cuộc chiến tranh trong tương lai. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng đòi hỏi người lính càng phải có trình độ cao hơn, không thể tuyền chọn bừa bãi với số lượng lớn như trước. Nguồn ảnh: Postww.
Tuy nhiên vẫn có một vài quốc gia trong tình trạng chiến tranh hoặc luôn bị đe doạ bởi chiến tranh vẫn tiếp tục duy trì luật nghĩa vụ quân sự tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: WWII.
Nổi tiếng nhất có lẽ là Israel, quốc gia này yêu cầu cả nữ công dân trong độ tuổi trên 18 phải gia nhập phục vụ quân đội tối thiểu 2 năm trong khi nam giới có thời gian phục vụ quân đội tối thiểu 2 năm 8 tháng (tuỳ từng binh chủng có thể dài hơn). Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên nếu nữ giới Israel dù trong độ tuổi tòng quân nhưng đang mang bầu hoặc đã kết hôn, họ sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh nên luật nghĩa vụ quân sự của hai quốc gia này vẫn tiếp tục được duy trì. Nam giới Triều Tiên có thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự lâu nhất thế giới, có thể lên tới 13 năm trong khi đó với Hàn Quốc, nam giơi chỉ phục vụ 21 tháng trong Lục quân, Thuỷ quân Lục chiến, 23 tháng trong Hải quân và 24 tháng trong Không quân. Nguồn ảnh: Times.
Syria bắt đầu có luật nghĩa vụ quân sự từ năm 2011, theo đó, nam giới nước này phải phục vụ ít nhất 2 năm trong Lục quân hoặc Không quân. Với lực lượng Hải quân quân nhân chỉ phải phục vụ 18 tháng. Nguồn ảnh: Fars.
Nga có luật nghĩa vụ quân sự từ năm 1874 và được duy trì tới tận ngày nay. Nam giới Nga phải phục vụ 12 tháng trong quân ngũ và sẽ được miễn nhập ngũ nếu đi học đại học. Những người tốt nghiệp đại học nếu muốn phục vụ quân đội lâu dài có thể được thăng hàm sĩ quan (phục vụ tối thiểu 2 năm). Nguồn ảnh: Sputnik.
Kể từ khi lập nước năm 1949 tới nay, Trung Quốc đã duy trì luật nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên thực tế, luật nghĩa vụ quân sự ở quốc gia này chỉ mang tính chất lý thuyết vì thực tế số lượng nam giới ở Trung Quốc là quá đông và số lượng tình nguyện phục vụ quân đội lúc nào cũng thừa mứa. Nguồn ảnh: Asianews.
Mời độc giả xem Video: Thanh niên Thái Lan ngất xỉu tại chỗ khi bốc thăm trúng đi nghĩa vụ quân sự.