Mỹ lần đầu áp dụng nghĩa vụ quân sự trong cuộc nội chiến giữa các tiểu bang vào giữa thế kỷ 19. Tuy nhiên, công dân nước này có thể “lách luật” bằng cách nộp khoản phí 300 USD hoặc thuê người thay thế. Mỹ tiếp tục yêu cầu nam thanh niên đăng ký nhập ngũ trong suốt Thế chiến 1, Thế chiến 2, Chiến tranh Lạnh, và cả cuộc chiến ở Việt Nam. Ảnh: Getty.Kể từ năm 1973, chính sách này được gỡ bỏ. Những người tự nguyện nhập ngũ sẽ phục vụ trong quân đội ít nhất 8 năm. Ảnh: US News.Tháng 12/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter tuyên bố rằng công dân Mỹ, chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn, có thể phục vụ trong quân đội. Điều này đồng nghĩa với việc phụ nữ Mỹ có quyền tham gia quân đội, chia sẻ trách nhiệm bảo vệ tổ quốc với nam giới. Ảnh: AVVO.Hiện, nhập ngũ là yêu cầu bắt buộc với tất cả công dân Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thực tế, điều này là hoàn toàn tự nguyện do dân số quá đông và lượng lớn các ứng viên đáp ứng yêu cầu. Người dân Trung Quốc, không phân biệt nam hay nữ, đều phải tham gia khoá huấn luyện quân sự kéo dài 20 ngày, là một phần của hệ thống giáo dục. Ảnh: Xinhua.“Đó là nhiệm vụ thiêng liêng của mọi công dân Trung Quốc để bảo vệ quê hương, chống lại kẻ thù xâm lược. Đó còn là sự tự hào được phục vụ, đứng trong hàng ngũ quân đội”, Điều 55 Hiến pháp Trung Quốc khẳng định. Ảnh: Xinhua.Tháng 7/2016, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nhấn mạnh việc hỗ trợ các sĩ quan bộ đội khi xuất ngũ là nhiệm vụ chính trị, liên hệ chặt chẽ với quốc phòng và cải cách quân sự. Ảnh: Getty.Trong khi đó, Hàn Quốc là một trong ít những quốc gia có luật nghĩa vụ quân sự nghiêm ngặt nhất thế giới. Hiến pháp quy định nam giới từ 18 đến 35 tuổi phải đi tòng quân trong vòng 21 tháng. Điều này là minh chứng cho lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Hơn nữa, nhập ngũ còn đánh dấu bước trưởng thành, chuyển từ một chàng trai thành người đàn ông. Ảnh: Reuters.Trong quá trình nghĩa vụ, họ phải tham gia nhiều hoạt động, luyện tập gian khổ, khắt khe. Những năm gần đây, dư luận Hàn Quốc gây sức ép lên giới cầm quyền, yêu cầu rút ngắn thời hạn hoặc chuyển đổi thành nghĩa vụ quân sự tự nguyện. Tuy nhiên, chính phủ nước này chưa có động thái mới mẻ nào. Ảnh: Getty.Bên cạnh đó, nhập ngũ luôn là quyết định khó khăn nhất với những ngôi sao nổi tiếng Hàn Quốc bởi họ đang ở đỉnh cao sự nghiệp. Điển hình là nam ca sĩ Kim Jae Joong, thành viên ban nhạc DBSK, quyết định tạm gác việc ca hát lên đường nhập ngũ, để lại niềm tiếc nuối cho nhiều người hâm mộ. Ảnh: Getty.Nhất cử nhất động của các sao Hàn khi tại ngũ cũng được dư luận Hàn Quốc đặc biệt quan tâm. Mùa Giáng sinh năm 2012, lỡ hẹn hò riêng tư với bạn gái nổi tiếng Kim Tae Hee và không đội mũ lính lúc ra ngoài quân đội, nam ca sĩ Bi Rain đã phải lãnh không ít “mưa đá” từ dư luận khắt khe. Người ta chỉ trích anh này coi thường kỷ cương, không tuân thủ nguyên tắc kỷ luật khi đi nghĩa vụ. Ảnh: Han Cinema.Diễn viên Song Joong Ki, nam chính bộ phim Hậu duệ mặt trời, tươi cười chào người hâm mộ trong ngày trở lại sau 21 tháng phục vụ quân ngũ. Ảnh: News1.Tại Triều Tiên, những người đỗ đại học được miễn nghĩa vụ quân sự. Cả nam và nữ thanh niên đều được coi là lực lượng đóng quan trọng, hùng hậu trong việc bảo vệ tổ quốc. Nghĩa vụ kéo dài 10 năm với lực lượng thông thường và 13 năm với lực lượng đặc biệt. Ảnh: Getty.Ở Nga, tất cả đàn ông từ 18 đến 27 đều phải tham gia nghĩa vụ quân sự trong 12 tháng. Sinh viên được miễn trừ nghĩa vụ quân sự, nhưng họ phải phục vụ sau khi tốt nghiệp. Những ai tiếp tục học sau đại học hoặc có nhiều hơn 2 con được ưu tiên, không phải nhập ngũ. Ảnh: NBC News.Thanh niên Thái Lan xếp hàng kiểm tra sức khoẻ nghĩa vụ quân sự tại địa điểm tập trung ở Bangkok. Luật pháp nước này khẳng định tất cả công dân nam 21 tuổi trở lên phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Những người tình nguyện nhập ngũ chỉ phải phục vụ từ 6 đến 18 tháng tùy thuộc vào trình độ giáo dục, còn những ai nhập ngũ theo lệnh thì phải phục vụ trong vòng 2 năm. Ảnh: Xinhua.
Mỹ lần đầu áp dụng nghĩa vụ quân sự trong cuộc nội chiến giữa các tiểu bang vào giữa thế kỷ 19. Tuy nhiên, công dân nước này có thể “lách luật” bằng cách nộp khoản phí 300 USD hoặc thuê người thay thế. Mỹ tiếp tục yêu cầu nam thanh niên đăng ký nhập ngũ trong suốt Thế chiến 1, Thế chiến 2, Chiến tranh Lạnh, và cả cuộc chiến ở Việt Nam. Ảnh: Getty.
Kể từ năm 1973, chính sách này được gỡ bỏ. Những người tự nguyện nhập ngũ sẽ phục vụ trong quân đội ít nhất 8 năm. Ảnh: US News.
Tháng 12/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter tuyên bố rằng công dân Mỹ, chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn, có thể phục vụ trong quân đội. Điều này đồng nghĩa với việc phụ nữ Mỹ có quyền tham gia quân đội, chia sẻ trách nhiệm bảo vệ tổ quốc với nam giới. Ảnh: AVVO.
Hiện, nhập ngũ là yêu cầu bắt buộc với tất cả công dân Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thực tế, điều này là hoàn toàn tự nguyện do dân số quá đông và lượng lớn các ứng viên đáp ứng yêu cầu. Người dân Trung Quốc, không phân biệt nam hay nữ, đều phải tham gia khoá huấn luyện quân sự kéo dài 20 ngày, là một phần của hệ thống giáo dục. Ảnh: Xinhua.
“Đó là nhiệm vụ thiêng liêng của mọi công dân Trung Quốc để bảo vệ quê hương, chống lại kẻ thù xâm lược. Đó còn là sự tự hào được phục vụ, đứng trong hàng ngũ quân đội”, Điều 55 Hiến pháp Trung Quốc khẳng định. Ảnh: Xinhua.
Tháng 7/2016, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nhấn mạnh việc hỗ trợ các sĩ quan bộ đội khi xuất ngũ là nhiệm vụ chính trị, liên hệ chặt chẽ với quốc phòng và cải cách quân sự. Ảnh: Getty.
Trong khi đó, Hàn Quốc là một trong ít những quốc gia có luật nghĩa vụ quân sự nghiêm ngặt nhất thế giới. Hiến pháp quy định nam giới từ 18 đến 35 tuổi phải đi tòng quân trong vòng 21 tháng. Điều này là minh chứng cho lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Hơn nữa, nhập ngũ còn đánh dấu bước trưởng thành, chuyển từ một chàng trai thành người đàn ông. Ảnh: Reuters.
Trong quá trình nghĩa vụ, họ phải tham gia nhiều hoạt động, luyện tập gian khổ, khắt khe. Những năm gần đây, dư luận Hàn Quốc gây sức ép lên giới cầm quyền, yêu cầu rút ngắn thời hạn hoặc chuyển đổi thành nghĩa vụ quân sự tự nguyện. Tuy nhiên, chính phủ nước này chưa có động thái mới mẻ nào. Ảnh: Getty.
Bên cạnh đó, nhập ngũ luôn là quyết định khó khăn nhất với những ngôi sao nổi tiếng Hàn Quốc bởi họ đang ở đỉnh cao sự nghiệp. Điển hình là nam ca sĩ Kim Jae Joong, thành viên ban nhạc DBSK, quyết định tạm gác việc ca hát lên đường nhập ngũ, để lại niềm tiếc nuối cho nhiều người hâm mộ. Ảnh: Getty.
Nhất cử nhất động của các sao Hàn khi tại ngũ cũng được dư luận Hàn Quốc đặc biệt quan tâm. Mùa Giáng sinh năm 2012, lỡ hẹn hò riêng tư với bạn gái nổi tiếng Kim Tae Hee và không đội mũ lính lúc ra ngoài quân đội, nam ca sĩ Bi Rain đã phải lãnh không ít “mưa đá” từ dư luận khắt khe. Người ta chỉ trích anh này coi thường kỷ cương, không tuân thủ nguyên tắc kỷ luật khi đi nghĩa vụ. Ảnh: Han Cinema.
Diễn viên Song Joong Ki, nam chính bộ phim Hậu duệ mặt trời, tươi cười chào người hâm mộ trong ngày trở lại sau 21 tháng phục vụ quân ngũ. Ảnh: News1.
Tại Triều Tiên, những người đỗ đại học được miễn nghĩa vụ quân sự. Cả nam và nữ thanh niên đều được coi là lực lượng đóng quan trọng, hùng hậu trong việc bảo vệ tổ quốc. Nghĩa vụ kéo dài 10 năm với lực lượng thông thường và 13 năm với lực lượng đặc biệt. Ảnh: Getty.
Ở Nga, tất cả đàn ông từ 18 đến 27 đều phải tham gia nghĩa vụ quân sự trong 12 tháng. Sinh viên được miễn trừ nghĩa vụ quân sự, nhưng họ phải phục vụ sau khi tốt nghiệp. Những ai tiếp tục học sau đại học hoặc có nhiều hơn 2 con được ưu tiên, không phải nhập ngũ. Ảnh: NBC News.
Thanh niên Thái Lan xếp hàng kiểm tra sức khoẻ nghĩa vụ quân sự tại địa điểm tập trung ở Bangkok. Luật pháp nước này khẳng định tất cả công dân nam 21 tuổi trở lên phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Những người tình nguyện nhập ngũ chỉ phải phục vụ từ 6 đến 18 tháng tùy thuộc vào trình độ giáo dục, còn những ai nhập ngũ theo lệnh thì phải phục vụ trong vòng 2 năm. Ảnh: Xinhua.