Xe tăng T-72 được chế tạo từ năm 1971 dưới thời Liên Xô và chính thức được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1977, tính đến nay đã có tổng cộng gần 40 quốc gia từng sở hữu chiếc T-72 trong biên chế lực lượng thiết giáp của mình và trong số đó có khoảng 30 nước vẫn sử dụng T-72 như một xe tăng chủ lực. Nguồn ảnh: Wargaming.Hình dáng bên ngoài của chiếc xe tăng T-72 đã quá phổ biến với rất nhiều người, chiếc tăng này cũng đã đặt chân lên rất nhiều chiến trường, góp mặt trong nhiều cuộc xung đột trên khắp thế giới nhưng ít ai đã từng được chiêm ngưỡng "nội thất" bên trong của nó. Nguồn ảnh: Wargaming.Kíp lái xe tăng T-72 bao gồm 3 người bao gồm lái xe, trưởng xe và xạ thủ. Ảnh: Hệ thống điều khiến tháp pháo ở vị trí của xạ thủ. Nguồn ảnh: Wargaming.Ở vị trí của trưởng xe có một kính nhìn hai mắt với tầm bao quát khoảng 80 độ, kính này còn có khả năng phát hiện mục tiêu trong tầm nhìn. Nguồn ảnh: Wargaming.Vị trí ngồi của trưởng xe, ngoài kính ngắm hai mắt ra còn có các khe quan sát giúp tăng khả năng bao quát của trưởng xe. Nguồn ảnh: Wargaming.Góc nhìn của trưởng xe qua khe quan sát. Nguồn ảnh: Wargaming.Ở giữa trưởng xe và xạ thủ là hệ thống nạp đạn tự động, việc sử dụng hệ thống nạp đạn tự động từ thế hệ T-64 đã giúp xe tăng Liên Xô bớt được một vị trí nhân lực trên xe. Nguồn ảnh: Wargaming.Hệ thống nạp đạn tự động tỏ ra khá hiệu quả với tốc độ khoảng 6 đến 8 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: Wargaming.Vị trí ngồi của xạ thủ, các vị trí ngồi bên trong xe tăng T-72 khá chật chội nhất là với thể hình cao lớn của người Nga, đặc biệt là ghế ngồi không được bọc đệm khiến người lính khá vất vả sau mỗi cuộc hành quân đường dài. Nguồn ảnh: Wargaming.Khu vực của xạ thủ có hai kính ngắm một mắt với hai tiêu cự và góc nhìn rộng-hẹp khác nhau để quan sát các mục tiêu ở độ xa-gần khác nhau. Nguồn ảnh: Wargaming.Cần điều chỉnh tháp pháo kèm theo hệ thống bóp cò bắn. Nguồn ảnh: Wargaming.Đồng hồ hiển thị chính xác góc tháp pháo và hướng nòng pháo so với hướng xe tăng tránh tình trạng xạ thủ bị mất phương hướng sau khi ngắm theo dõi mục tiêu di chuyển một thời gian ngắn. Nguồn ảnh: Wargaming.Vị trí của xạ thủ còn có một chiếc quạt "con cóc", có lẽ đây là vị trí tiện nghi nhất trong xe với hẳn một chiếc quạt được trang bị riêng. Nguồn ảnh: Wargaming.Cũng ở vị trí của xạ thủ còn có hệ thống tính toán góc bắn tự động, chỉ cần nhập các thông số như khoảng cách, độ nghiên và sức gió, hệ thống sẽ đưa ra góc bắn "đẹp" nhất đảm bảo trúng mục tiêu với tỉ lệ cao hơn tính toán bằng "mắt" của trưởng xe. Nguồn ảnh: Wargaming.Vị trí của lái xe bao gồm hai cần trái-phải điều chỉnh tốc độ của hai bánh xích hai bên, đây cũng chính là cách lái xe điều khiển T-72 "ôm cua". Nguồn ảnh: Wargaming.Cần số của xe tăng với hộp số bao gồm 7 số tiến, 1 số lùi. chữ H trên hộp số chính là số 0 hay còn gọi là số "mo". Nguồn ảnh: Wargaming.Các bàn đạp côn, ga, phanh được bố trí giống với bàn đạp trên xe hơi. Nguồn ảnh: Wargaming.Khe quan sát của lái xe T-72. Nguồn ảnh: Wargaming.Việc bố trí vị trí của lái xe ngay chính giữa khiến việc chui ra chui vào của lái xe rất khổ sở, nhất là với những người cao to. Đặc biệt là trong trường hợp xe bị tiêu diệt, tháp pháo hỏng không quay được thì lái xe cũng coi như bị chặn đường chui ra ngoài. Nguồn ảnh: Wargaming.
Xe tăng T-72 được chế tạo từ năm 1971 dưới thời Liên Xô và chính thức được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1977, tính đến nay đã có tổng cộng gần 40 quốc gia từng sở hữu chiếc T-72 trong biên chế lực lượng thiết giáp của mình và trong số đó có khoảng 30 nước vẫn sử dụng T-72 như một xe tăng chủ lực. Nguồn ảnh: Wargaming.
Hình dáng bên ngoài của chiếc xe tăng T-72 đã quá phổ biến với rất nhiều người, chiếc tăng này cũng đã đặt chân lên rất nhiều chiến trường, góp mặt trong nhiều cuộc xung đột trên khắp thế giới nhưng ít ai đã từng được chiêm ngưỡng "nội thất" bên trong của nó. Nguồn ảnh: Wargaming.
Kíp lái xe tăng T-72 bao gồm 3 người bao gồm lái xe, trưởng xe và xạ thủ. Ảnh: Hệ thống điều khiến tháp pháo ở vị trí của xạ thủ. Nguồn ảnh: Wargaming.
Ở vị trí của trưởng xe có một kính nhìn hai mắt với tầm bao quát khoảng 80 độ, kính này còn có khả năng phát hiện mục tiêu trong tầm nhìn. Nguồn ảnh: Wargaming.
Vị trí ngồi của trưởng xe, ngoài kính ngắm hai mắt ra còn có các khe quan sát giúp tăng khả năng bao quát của trưởng xe. Nguồn ảnh: Wargaming.
Góc nhìn của trưởng xe qua khe quan sát. Nguồn ảnh: Wargaming.
Ở giữa trưởng xe và xạ thủ là hệ thống nạp đạn tự động, việc sử dụng hệ thống nạp đạn tự động từ thế hệ T-64 đã giúp xe tăng Liên Xô bớt được một vị trí nhân lực trên xe. Nguồn ảnh: Wargaming.
Hệ thống nạp đạn tự động tỏ ra khá hiệu quả với tốc độ khoảng 6 đến 8 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: Wargaming.
Vị trí ngồi của xạ thủ, các vị trí ngồi bên trong xe tăng T-72 khá chật chội nhất là với thể hình cao lớn của người Nga, đặc biệt là ghế ngồi không được bọc đệm khiến người lính khá vất vả sau mỗi cuộc hành quân đường dài. Nguồn ảnh: Wargaming.
Khu vực của xạ thủ có hai kính ngắm một mắt với hai tiêu cự và góc nhìn rộng-hẹp khác nhau để quan sát các mục tiêu ở độ xa-gần khác nhau. Nguồn ảnh: Wargaming.
Cần điều chỉnh tháp pháo kèm theo hệ thống bóp cò bắn. Nguồn ảnh: Wargaming.
Đồng hồ hiển thị chính xác góc tháp pháo và hướng nòng pháo so với hướng xe tăng tránh tình trạng xạ thủ bị mất phương hướng sau khi ngắm theo dõi mục tiêu di chuyển một thời gian ngắn. Nguồn ảnh: Wargaming.
Vị trí của xạ thủ còn có một chiếc quạt "con cóc", có lẽ đây là vị trí tiện nghi nhất trong xe với hẳn một chiếc quạt được trang bị riêng. Nguồn ảnh: Wargaming.
Cũng ở vị trí của xạ thủ còn có hệ thống tính toán góc bắn tự động, chỉ cần nhập các thông số như khoảng cách, độ nghiên và sức gió, hệ thống sẽ đưa ra góc bắn "đẹp" nhất đảm bảo trúng mục tiêu với tỉ lệ cao hơn tính toán bằng "mắt" của trưởng xe. Nguồn ảnh: Wargaming.
Vị trí của lái xe bao gồm hai cần trái-phải điều chỉnh tốc độ của hai bánh xích hai bên, đây cũng chính là cách lái xe điều khiển T-72 "ôm cua". Nguồn ảnh: Wargaming.
Cần số của xe tăng với hộp số bao gồm 7 số tiến, 1 số lùi. chữ H trên hộp số chính là số 0 hay còn gọi là số "mo". Nguồn ảnh: Wargaming.
Các bàn đạp côn, ga, phanh được bố trí giống với bàn đạp trên xe hơi. Nguồn ảnh: Wargaming.
Khe quan sát của lái xe T-72. Nguồn ảnh: Wargaming.
Việc bố trí vị trí của lái xe ngay chính giữa khiến việc chui ra chui vào của lái xe rất khổ sở, nhất là với những người cao to. Đặc biệt là trong trường hợp xe bị tiêu diệt, tháp pháo hỏng không quay được thì lái xe cũng coi như bị chặn đường chui ra ngoài. Nguồn ảnh: Wargaming.