Theo Izvestia, các xe tăng T-72 và T-90 sẽ có các bộ phận điện tử mới nhất của hệ thống điều khiển hỏa lực từ xe tăng T-14 Armata. Chúng gồm thiết bị tự động bám mục tiêu ASTs và blok tính toán VB cho phép tiêu diệt hầu như với xác suất 100% trang bị kỹ thuật chiến đấu địch ngay từ phát bắn đầu tiên thậm chí trong điều kiện tầm nhìn bằng không. Nguồn ảnh: WikiASTs cho phép pháo thủ chỉ cần đưa máy ngắm vào xe tăng địch và bấm nút chuyên dùng. Thiết bị tự động bám mục tiêu sẽ tự bám theo đối tượng địch, quay tháp pháo và nâng hạ nòng pháo của xe tăng. Trong khi đó VB phân tích các thông số, từ tốc độ và hướng di chuyển của chiếc xe chiến đấu cho đến điều kiện thời tiết và trạng thái của nòng pháo để tính toán các thông số tối ưu của phát bắn nhằm đảm bảo tiêu diệt mục tiêu ngay từ phát bắn đầu tiên. Nguồn ảnh: Sputnik NewsĐại diện Bộ Quốc phòng Nga nắm được tình hình kể cho báo “Izvestia”: “Hiện Bộ Quốc phòng đã lên kế hoạch mấy phương án cải tiến triệt để các xe tăng T-72 và T-90. Danh sách các thành phần có triển vọng sẽ được lắp đặt có thiết bị tự động bám mục tiêu và blok tính toán của hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng T-14 Armata. Sau khi kết thúc thử nghiệm xe tăng Armata và các hệ thống điện tử của nó có kế hoạch lắp ASTs và VB lên các biến thể cũ hơn, T-72 và T-90. Chúng tôi lên kế hoạch đưa các xe tăng T-72 và T-90 được cải tiến nâng cấp với các hệ thống mới ra thử nghiệm trong 2– 3 năm tới”. Nguồn ảnh: WikiTheo người tiếp chuyện báo “Izvestia”, việc lắp các bộ phận mới được dễ dàng hơn do cả ba loại xe tăng đều dùng hệ thống điều khiển hỏa lực SUO Kalina, dù là các thế hệ khác nhau. Nguồn ảnh: SurvincityĐại diện Bộ Quốc phòng giải thích: “Trên xe “Armata” là biến thể mới nhất của “Kalina”. Còn trên xe T-72B3 và T-90 thì lắp SUO thế hệ trước đó. Cụ thể, trên T-72B3 có ASTs, nhưng có khả năng hạn chế hơn so với “Armata”, còn T-90 thì không có cả cái đó. Nhưng ý tưởng và các giải pháp kỹ thuật của tất cả các SUO giống nhau rất nhiều, vì vậy về mặt kỹ thuật, lắp các blok từ “Armata” sang T-72 và T-90 không phức tạp lắm. Nguồn ảnh: Defence-UpdateTuy nhiên, cũng theo vị đại diện này thì việc nâng cấp SUO trên T-72 và T-90 vẫn gặp khó khăn nhất định. Theo đó, “khó khăn lớn nhất là phải viết lại thuật toán, mà nhờ có thuật toán này ASTc bám theo mục tiêu và VB tính lượng sửa trên cơ sở các dữ liệu có được. Muốn vậy phải tiến hành rất nhiều lần bắn huấn luyện, cả khi xe tăng cơ động cũng như đứng yên. Thông tin thu đươc sẽ cho phép sửa thuật toán và làm cho nó có thể hoạt động được”. Nguồn ảnh: WikiTheo nhà lịch sử quân sự Aleksei Khlopotov, việc sử dụng thiết bị tự động bám mục tiêu và blok tính toán cho phép tăng hiệu quả của trang bị kỹ thuật trên bãi chiến trường lên nhiều lần, đặc biệt khi phối hợp với máy ngắm đa kênh. Nguồn ảnh: ModbKhlopotov nói: “Ưu điểm chủ yếu của các tổ hợp như vậy là hoàn toàn loại bỏ yếu tố con người trong quá trình ngắm bắn, điều đặc biệt quan trong trong điều kiện căng thẳng của trận đánh. Mỗi phát bắn vào mục tiêu trở nên tuyệt đối chính xác và nhanh hơn nhiều so với ngắm bắn bằng tay. Xạ thủ chỉ cần chọn mục tiêu, tiếp theo ASTs và VB làm tất cả thay xạ thủ chỉ trong nháy mắt. Sau đó chỉ cần chọn xe tăng địch tiếp theo và lặp lại quá trình. Nguồn ảnh: SputnikLần đầu tiên thiết bị tự động bám mục tiêu được giới thiệu trên xe tăng Type 90 (ảnh) của Nhật Bản năm 1990. Sau đó nó đuợc ứng dụng trên xe tăng Merkava MkIII của Israel và các biến thể tiếp theo của nó, ASTs cũng được lắp trên xe tăng K-2 Black Panther của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Military FactoryĐáng lưu ý, là ở các nước NATO, ASTs tuy thế đã không có được sự ứng dụng rộng rãi do giá đắt và sự phức tạp khi đưa những thành phần mới vào các hệ thống điều khiển hỏa lực đã có. Cho đến nay việc sử dụng những trang bị như vậy chỉ được dự kiến cho các xe tăng có triển vọng M1А3 Abrams hoặc Leopard 2 MBT Revolution, trong khi hệ thống này vẫn không được triển khai cho các xe tăng đang có trong trang bị. Nguồn ảnh: Carl Picot
Theo Izvestia, các xe tăng T-72 và T-90 sẽ có các bộ phận điện tử mới nhất của hệ thống điều khiển hỏa lực từ xe tăng T-14 Armata. Chúng gồm thiết bị tự động bám mục tiêu ASTs và blok tính toán VB cho phép tiêu diệt hầu như với xác suất 100% trang bị kỹ thuật chiến đấu địch ngay từ phát bắn đầu tiên thậm chí trong điều kiện tầm nhìn bằng không. Nguồn ảnh: Wiki
ASTs cho phép pháo thủ chỉ cần đưa máy ngắm vào xe tăng địch và bấm nút chuyên dùng. Thiết bị tự động bám mục tiêu sẽ tự bám theo đối tượng địch, quay tháp pháo và nâng hạ nòng pháo của xe tăng. Trong khi đó VB phân tích các thông số, từ tốc độ và hướng di chuyển của chiếc xe chiến đấu cho đến điều kiện thời tiết và trạng thái của nòng pháo để tính toán các thông số tối ưu của phát bắn nhằm đảm bảo tiêu diệt mục tiêu ngay từ phát bắn đầu tiên. Nguồn ảnh: Sputnik News
Đại diện Bộ Quốc phòng Nga nắm được tình hình kể cho báo “Izvestia”: “Hiện Bộ Quốc phòng đã lên kế hoạch mấy phương án cải tiến triệt để các xe tăng T-72 và T-90. Danh sách các thành phần có triển vọng sẽ được lắp đặt có thiết bị tự động bám mục tiêu và blok tính toán của hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng T-14 Armata. Sau khi kết thúc thử nghiệm xe tăng Armata và các hệ thống điện tử của nó có kế hoạch lắp ASTs và VB lên các biến thể cũ hơn, T-72 và T-90. Chúng tôi lên kế hoạch đưa các xe tăng T-72 và T-90 được cải tiến nâng cấp với các hệ thống mới ra thử nghiệm trong 2– 3 năm tới”. Nguồn ảnh: Wiki
Theo người tiếp chuyện báo “Izvestia”, việc lắp các bộ phận mới được dễ dàng hơn do cả ba loại xe tăng đều dùng hệ thống điều khiển hỏa lực SUO Kalina, dù là các thế hệ khác nhau. Nguồn ảnh: Survincity
Đại diện Bộ Quốc phòng giải thích: “Trên xe “Armata” là biến thể mới nhất của “Kalina”. Còn trên xe T-72B3 và T-90 thì lắp SUO thế hệ trước đó. Cụ thể, trên T-72B3 có ASTs, nhưng có khả năng hạn chế hơn so với “Armata”, còn T-90 thì không có cả cái đó. Nhưng ý tưởng và các giải pháp kỹ thuật của tất cả các SUO giống nhau rất nhiều, vì vậy về mặt kỹ thuật, lắp các blok từ “Armata” sang T-72 và T-90 không phức tạp lắm. Nguồn ảnh: Defence-Update
Tuy nhiên, cũng theo vị đại diện này thì việc nâng cấp SUO trên T-72 và T-90 vẫn gặp khó khăn nhất định. Theo đó, “khó khăn lớn nhất là phải viết lại thuật toán, mà nhờ có thuật toán này ASTc bám theo mục tiêu và VB tính lượng sửa trên cơ sở các dữ liệu có được. Muốn vậy phải tiến hành rất nhiều lần bắn huấn luyện, cả khi xe tăng cơ động cũng như đứng yên. Thông tin thu đươc sẽ cho phép sửa thuật toán và làm cho nó có thể hoạt động được”. Nguồn ảnh: Wiki
Theo nhà lịch sử quân sự Aleksei Khlopotov, việc sử dụng thiết bị tự động bám mục tiêu và blok tính toán cho phép tăng hiệu quả của trang bị kỹ thuật trên bãi chiến trường lên nhiều lần, đặc biệt khi phối hợp với máy ngắm đa kênh. Nguồn ảnh: Modb
Khlopotov nói: “Ưu điểm chủ yếu của các tổ hợp như vậy là hoàn toàn loại bỏ yếu tố con người trong quá trình ngắm bắn, điều đặc biệt quan trong trong điều kiện căng thẳng của trận đánh. Mỗi phát bắn vào mục tiêu trở nên tuyệt đối chính xác và nhanh hơn nhiều so với ngắm bắn bằng tay. Xạ thủ chỉ cần chọn mục tiêu, tiếp theo ASTs và VB làm tất cả thay xạ thủ chỉ trong nháy mắt. Sau đó chỉ cần chọn xe tăng địch tiếp theo và lặp lại quá trình. Nguồn ảnh: Sputnik
Lần đầu tiên thiết bị tự động bám mục tiêu được giới thiệu trên xe tăng Type 90 (ảnh) của Nhật Bản năm 1990. Sau đó nó đuợc ứng dụng trên xe tăng Merkava MkIII của Israel và các biến thể tiếp theo của nó, ASTs cũng được lắp trên xe tăng K-2 Black Panther của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Military Factory
Đáng lưu ý, là ở các nước NATO, ASTs tuy thế đã không có được sự ứng dụng rộng rãi do giá đắt và sự phức tạp khi đưa những thành phần mới vào các hệ thống điều khiển hỏa lực đã có. Cho đến nay việc sử dụng những trang bị như vậy chỉ được dự kiến cho các xe tăng có triển vọng M1А3 Abrams hoặc Leopard 2 MBT Revolution, trong khi hệ thống này vẫn không được triển khai cho các xe tăng đang có trong trang bị. Nguồn ảnh: Carl Picot