Bề mặt phản xạ radar được sử dụng để tính toán khả năng bị phát hiện của một vật thể bởi sóng radar. Về mặt lý thuyết, bề mặt phản xạ radar của vật thể càng lớn, vật thể đó sẽ càng dễ bị phát hiện bởi sóng radar.Về cơ bản, kích thước của vật thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bề mặt phản xạ sóng radar. Một vật thể càng lớn, sẽ có bề mặt phản xạ càng cao, tuy nhiên thiết kế tàng hình của các loại máy bay ngày nay, sẽ giảm thiểu được bề mặt phản xạ sóng radar bất chấp việc kích thước của máy bay là không đổi.Có bề mặt phản xạ sóng radar lớn bậc nhất thế giới hiện nay là các máy bay ném bom B-52 của Mỹ. Loại máy bay này có bề mặt phản xạ sóng radar lên tới 100 mét vuông.Do có thiết kế quá cũ, B-52 về cơ bản không thể tàng hình được trước radar phòng không. Khi tham chiến ở Việt Nam, máy bay ném bom B-52 cũng dùng đủ mọi cách để gây nhiễu radar của ta nhằm lẩn tránh việc bị bắn hạ.Do có bề mặt phản xạ radar quá lớn, các máy bay ném bom B-52 đòi hỏi phải có vùng trời an toàn, nghĩa là các loại tiêm kích chiến thuật khác, phải dọn đường và bảo vệ máy bay loại ném bom chậm chạp, dễ bị phát hiện này.Các tiêm kích thế hệ 4 dù không được tối ưu khả năng tàng hình trước hệ thống radar của đối phương, nhưng cũng có bề mặt phản xạ radar khá nhỏ. Trong đó, tiêm kích Su-27 của Nga, có bề mặt phản xạ radar vào khoảng 15 mét vuông.Chiến đấu cơ F-15 của Mỹ cũng có diện tích bề mặt phản xạ radar tương tự, vào khoảng 15 mét vuông.Khá bất ngờ là tiêm kích F-16 phiên bản hiện đại nhất, lại có bề mặt phản xạ radar chỉ 4 mét vuông. Để dễ hình dung, có thể so sánh với bề mặt phản xạ radar của một chiếc xe hơi bốn chỗ, cũng đã lên tới 10 mét vuông.Tiêm kích hạm F/A-18 phiên bản F/A-18E của Không quân Hải quân Mỹ, có bề mặt phản xạ radar chỉ 1 mét vuông - tương đương với bề mặt phản xạ radar của một người trưởng thành khi đứng thẳng.Đây cũng là điều khá dễ hiểu vì trong trường hợp tác chiến, nếu các tiêm kích hạm F/A-18 bị đối phương phát hiện, rất có thể toàn bộ các tàu sân bay của Mỹ cũng sẽ bị lộ vị trí.Tuy nhiên F/A-18 chưa phải loại tiêm kích thế hệ 4 có bề mặt phản xạ radar thấp nhất, Eurofighter Typhoon của châu Âu mới là loại tiêm kích có thiết kế giảm thiểu tối đa bề mặt phản xạ radar, với diện tích phản xạ chỉ 0,5 mét vuông.Các tiêm kích thế hệ 5 mới thực sự có khả năng tàng hình, với bề mặt phản xạ radar cực thấp. Ví dụ như chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ, có bề mặt phản xạ radar chỉ bằng một máy bay điều khiển từ xa cỡ nhỏ, khoảng 0,0005 mét vuông.Trong khi đó máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ dù ra đời rất lâu sau chiếc Raptor, cũng có bề mặt phản xạ radar lớn hơn gấp 10 lần.Tiêm kích Su-57 thế hệ mới nhất của Nga lại có bề mặt phản xạ radar chỉ bằng 1/5 so với chiếc F-35, tương đương với bề mặt phản xạ radar của một con ruồi - 0,001 mét vuông.Dù có kích thước lớn hơn chiếc Su-57 rất nhiều lần, máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit của Mỹ cũng có diện tích phản xạ radar tương đương - 0,001 mét vuông - cũng bằng một con ruồi.Tất nhiên, mọi thông số trên đều chỉ mang tính tương đối, khả năng phát hiện các loại máy bay quân sự trên không, còn phụ thuộc vào độ nhạy của các dàn radar, khoảng cách từ radar tới máy bay, hay điều kiện thời tiết, khí hậu hoặc áp chế điện tử. Nguồn ảnh: Pinterest. Bộ đội Việt Nam vạch nhiễu tìm thù, bắn hạ gục tại chỗ máy bay ném bom B-52 của Mỹ, bất chấp việc đối phương áp chế điện tử, gây nhiễu nặng. Nguồn: INA.
Bề mặt phản xạ radar được sử dụng để tính toán khả năng bị phát hiện của một vật thể bởi sóng radar. Về mặt lý thuyết, bề mặt phản xạ radar của vật thể càng lớn, vật thể đó sẽ càng dễ bị phát hiện bởi sóng radar.
Về cơ bản, kích thước của vật thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bề mặt phản xạ sóng radar. Một vật thể càng lớn, sẽ có bề mặt phản xạ càng cao, tuy nhiên thiết kế tàng hình của các loại máy bay ngày nay, sẽ giảm thiểu được bề mặt phản xạ sóng radar bất chấp việc kích thước của máy bay là không đổi.
Có bề mặt phản xạ sóng radar lớn bậc nhất thế giới hiện nay là các máy bay ném bom B-52 của Mỹ. Loại máy bay này có bề mặt phản xạ sóng radar lên tới 100 mét vuông.
Do có thiết kế quá cũ, B-52 về cơ bản không thể tàng hình được trước radar phòng không. Khi tham chiến ở Việt Nam, máy bay ném bom B-52 cũng dùng đủ mọi cách để gây nhiễu radar của ta nhằm lẩn tránh việc bị bắn hạ.
Do có bề mặt phản xạ radar quá lớn, các máy bay ném bom B-52 đòi hỏi phải có vùng trời an toàn, nghĩa là các loại tiêm kích chiến thuật khác, phải dọn đường và bảo vệ máy bay loại ném bom chậm chạp, dễ bị phát hiện này.
Các tiêm kích thế hệ 4 dù không được tối ưu khả năng tàng hình trước hệ thống radar của đối phương, nhưng cũng có bề mặt phản xạ radar khá nhỏ. Trong đó, tiêm kích Su-27 của Nga, có bề mặt phản xạ radar vào khoảng 15 mét vuông.
Chiến đấu cơ F-15 của Mỹ cũng có diện tích bề mặt phản xạ radar tương tự, vào khoảng 15 mét vuông.
Khá bất ngờ là tiêm kích F-16 phiên bản hiện đại nhất, lại có bề mặt phản xạ radar chỉ 4 mét vuông. Để dễ hình dung, có thể so sánh với bề mặt phản xạ radar của một chiếc xe hơi bốn chỗ, cũng đã lên tới 10 mét vuông.
Tiêm kích hạm F/A-18 phiên bản F/A-18E của Không quân Hải quân Mỹ, có bề mặt phản xạ radar chỉ 1 mét vuông - tương đương với bề mặt phản xạ radar của một người trưởng thành khi đứng thẳng.
Đây cũng là điều khá dễ hiểu vì trong trường hợp tác chiến, nếu các tiêm kích hạm F/A-18 bị đối phương phát hiện, rất có thể toàn bộ các tàu sân bay của Mỹ cũng sẽ bị lộ vị trí.
Tuy nhiên F/A-18 chưa phải loại tiêm kích thế hệ 4 có bề mặt phản xạ radar thấp nhất, Eurofighter Typhoon của châu Âu mới là loại tiêm kích có thiết kế giảm thiểu tối đa bề mặt phản xạ radar, với diện tích phản xạ chỉ 0,5 mét vuông.
Các tiêm kích thế hệ 5 mới thực sự có khả năng tàng hình, với bề mặt phản xạ radar cực thấp. Ví dụ như chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ, có bề mặt phản xạ radar chỉ bằng một máy bay điều khiển từ xa cỡ nhỏ, khoảng 0,0005 mét vuông.
Trong khi đó máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ dù ra đời rất lâu sau chiếc Raptor, cũng có bề mặt phản xạ radar lớn hơn gấp 10 lần.
Tiêm kích Su-57 thế hệ mới nhất của Nga lại có bề mặt phản xạ radar chỉ bằng 1/5 so với chiếc F-35, tương đương với bề mặt phản xạ radar của một con ruồi - 0,001 mét vuông.
Dù có kích thước lớn hơn chiếc Su-57 rất nhiều lần, máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit của Mỹ cũng có diện tích phản xạ radar tương đương - 0,001 mét vuông - cũng bằng một con ruồi.
Tất nhiên, mọi thông số trên đều chỉ mang tính tương đối, khả năng phát hiện các loại máy bay quân sự trên không, còn phụ thuộc vào độ nhạy của các dàn radar, khoảng cách từ radar tới máy bay, hay điều kiện thời tiết, khí hậu hoặc áp chế điện tử. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bộ đội Việt Nam vạch nhiễu tìm thù, bắn hạ gục tại chỗ máy bay ném bom B-52 của Mỹ, bất chấp việc đối phương áp chế điện tử, gây nhiễu nặng. Nguồn: INA.