Trước hết, phần lớn xe tăng và xe bọc thép của Quân đội Ukraine (và cả Quân đội Nga) tham chiến vẫn là những mẫu cũ thế hệ thứ ba. Mặc dù Ukraine cũng từng là nước xuất khẩu xe tăng thế hệ thứ ba và thế hệ thứ ba cải tiến như T-80UD, T-84; nhưng số lượng tham gia vào cuộc chiến không nhiều.Vấn đề lớn nhất với trang bị trong tay Ukraine, là vũ khí thế hệ mới do nước này tự phát triển có nhiều chủng loại, nhưng số lượng tương đối ít; chẳng hạn như xe tăng T-84, T-72AMT, xe bọc thép BTR-3, BTR-4, BTR-70DI,...Một mặt, Ukraine có nguồn ngân sách quốc phòng quá ít nên chỉ có thể xoay xở với các thiết bị cũ; mặt khác, các xe tăng mới phát triển lại gặp nhiều vấn đề khác nhau. Cụ thể là mẫu T-84A vẫn đang trong giai đoạn “ý tưởng”, mặc dù dự án đã triển khai gần 20 năm.Mặc dù số khung gầm xe tăng cũ có số lượng nhiều (thừa hưởng từ Quân đội Liên Xô), nhưng do năng lực sản xuất bị thu hẹp, tài chính ít ỏi, nên Ukraine không thể cải tạo, nâng cấp và nhiều khi chúng còn là nguyên mẫu niêm cất, để đưa ra chiến trường.Nhiều "cổ vật chống Nga" được Ukraine thổi phồng cũng đã bị phá vỡ. Đầu tiên là tên lửa chống tăng hạng nhẹ "Javelin", được đặt nhiều kỳ vọng và đã gây áp lực tâm lý đáng kể cho Quân đội Nga (đến mức Nga phải lắp giáp lồng trên nóc xe tăng). Theo tài liệu nội bộ của nhà sản xuất Raytheon, tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ cung cấp cho Ukraine có tỷ lệ trúng mục tiêu, tầm bắn và độ tin cậy kỹ thuật của tên lửa rất kém. Có một số vấn đề lớn như độ chính xác, không thể khai hỏa, không thể bắn ở cự ly gần, chết pin và thao tác phức tạp; tầm bắn quá ngắn cũng khó phát huy tính năng kỹ chiến thuật. Nên ở giai đoạn sau, Javelin ít xuất hiện trong chiến đấu. Sau đó là lựu pháo M777; loại “siêu pháo” này gặp phải các vấn đề như mòn kim loại, mất ổn định khi bắn và hao mòn nòng quá mức do giật; hệ thống hãm lùi, đẩy lên không ổn định, thao tác bằng tay… Tất cả những điều này làm chậm đáng kể tốc độ bắn. Pháo M777 chỉ sử dụng nòng có chiều dài gấp 39 lần đường kính cỡ đạn, nên tầm bắn cũng kém; việc thao tác pháo hoàn toàn thủ công, nên việc thu hồi pháo khi bắn xong rất chậm. Do đó, nó là mục tiêu chính của UAV tự sát Lancet của Quân đội Nga. Thiết kế ban đầu của M777 chủ yếu là vận chuyển bằng máy bay, xe kéo trên mặt đất chỉ là phụ trợ; nhưng Quân đội Ukraine lại sử dụng nó như một loại pháo kéo thuần túy, đương nhiên ưu điểm ít, nhược điểm đều bộc lộ.Đối với các loại pháo tự hành bánh hơi 155 ly do NATO viện trợ, chúng rất đáng chú ý, tuy nhiên số lượng ít và mẫu mã nhiều, khiến chúng không thể hiện được sức mạnh thực sự; đồng thời cũng để lộ nhiều vấn đề, chẳng hạn như pháo tự hành Pzh-2000. Lỗi hệ thống điều khiển kỹ thuật số và bắn ở cường độ cao khiến cả nòng và bộ nạp đạn đều gặp trục trặc. Pháo tự hành AHS Krab do Ba Lan cung cấp từng nhiều lần gặp lỗi nghiêm trọng như vậy. Các tên lửa M270 và M142 HIMARS đã đóng một vai trò quan trọng, nhưng chúng cũng gặp vấn đề về sức công phá thấp và tầm bắn không đủ.Quan trọng hơn, mặc dù chúng ta thấy rằng Ukraine có thể nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ các quốc gia khác nhau, nhưng lượng viện trợ này không thấm vào đâu trong cuộc chiến tranh tiêu hao cường độ cao, Quân đội Ukraine vẫn phụ thuộc vào một lượng lớn vũ khí và đạn dược do Liên Xô sản xuất.Nhưng số lượng vũ khí mà Liên Xô để lại cho Quân đội Ukraine số lượng ngày càng giảm dần; cho dù NATO có huy động tối đa vũ khí do Liên Xô sản xuất để hỗ trợ Ukraine, nhưng cũng không thể đảo ngược cán cân sức mạnh tổng thể.Có thể thấy, cả Nga và Ukraine đều đã bộc lộ nhiều khuyết điểm trong cuộc chiến này về mặt vũ khí, có khuyết điểm xuất phát từ tư tưởng cũ, có khuyết điểm xuất phát từ thực tế thiếu hụt quân lực, có khuyết điểm là do đánh giá thấp cuộc chiến này.Kinh nghiệm thu được trong cuộc chiến này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến khái niệm phát triển vũ khí sau chiến tranh của hai nước; đồng thời nó cũng sẽ dạy những bài học sinh động cho các quốc gia đang theo dõi cuộc chiến này.
Trước hết, phần lớn xe tăng và xe bọc thép của Quân đội Ukraine (và cả Quân đội Nga) tham chiến vẫn là những mẫu cũ thế hệ thứ ba. Mặc dù Ukraine cũng từng là nước xuất khẩu xe tăng thế hệ thứ ba và thế hệ thứ ba cải tiến như T-80UD, T-84; nhưng số lượng tham gia vào cuộc chiến không nhiều.
Vấn đề lớn nhất với trang bị trong tay Ukraine, là vũ khí thế hệ mới do nước này tự phát triển có nhiều chủng loại, nhưng số lượng tương đối ít; chẳng hạn như xe tăng T-84, T-72AMT, xe bọc thép BTR-3, BTR-4, BTR-70DI,...
Một mặt, Ukraine có nguồn ngân sách quốc phòng quá ít nên chỉ có thể xoay xở với các thiết bị cũ; mặt khác, các xe tăng mới phát triển lại gặp nhiều vấn đề khác nhau. Cụ thể là mẫu T-84A vẫn đang trong giai đoạn “ý tưởng”, mặc dù dự án đã triển khai gần 20 năm.
Mặc dù số khung gầm xe tăng cũ có số lượng nhiều (thừa hưởng từ Quân đội Liên Xô), nhưng do năng lực sản xuất bị thu hẹp, tài chính ít ỏi, nên Ukraine không thể cải tạo, nâng cấp và nhiều khi chúng còn là nguyên mẫu niêm cất, để đưa ra chiến trường.
Nhiều "cổ vật chống Nga" được Ukraine thổi phồng cũng đã bị phá vỡ. Đầu tiên là tên lửa chống tăng hạng nhẹ "Javelin", được đặt nhiều kỳ vọng và đã gây áp lực tâm lý đáng kể cho Quân đội Nga (đến mức Nga phải lắp giáp lồng trên nóc xe tăng).
Theo tài liệu nội bộ của nhà sản xuất Raytheon, tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ cung cấp cho Ukraine có tỷ lệ trúng mục tiêu, tầm bắn và độ tin cậy kỹ thuật của tên lửa rất kém.
Có một số vấn đề lớn như độ chính xác, không thể khai hỏa, không thể bắn ở cự ly gần, chết pin và thao tác phức tạp; tầm bắn quá ngắn cũng khó phát huy tính năng kỹ chiến thuật. Nên ở giai đoạn sau, Javelin ít xuất hiện trong chiến đấu.
Sau đó là lựu pháo M777; loại “siêu pháo” này gặp phải các vấn đề như mòn kim loại, mất ổn định khi bắn và hao mòn nòng quá mức do giật; hệ thống hãm lùi, đẩy lên không ổn định, thao tác bằng tay… Tất cả những điều này làm chậm đáng kể tốc độ bắn.
Pháo M777 chỉ sử dụng nòng có chiều dài gấp 39 lần đường kính cỡ đạn, nên tầm bắn cũng kém; việc thao tác pháo hoàn toàn thủ công, nên việc thu hồi pháo khi bắn xong rất chậm. Do đó, nó là mục tiêu chính của UAV tự sát Lancet của Quân đội Nga.
Thiết kế ban đầu của M777 chủ yếu là vận chuyển bằng máy bay, xe kéo trên mặt đất chỉ là phụ trợ; nhưng Quân đội Ukraine lại sử dụng nó như một loại pháo kéo thuần túy, đương nhiên ưu điểm ít, nhược điểm đều bộc lộ.
Đối với các loại pháo tự hành bánh hơi 155 ly do NATO viện trợ, chúng rất đáng chú ý, tuy nhiên số lượng ít và mẫu mã nhiều, khiến chúng không thể hiện được sức mạnh thực sự; đồng thời cũng để lộ nhiều vấn đề, chẳng hạn như pháo tự hành Pzh-2000.
Lỗi hệ thống điều khiển kỹ thuật số và bắn ở cường độ cao khiến cả nòng và bộ nạp đạn đều gặp trục trặc. Pháo tự hành AHS Krab do Ba Lan cung cấp từng nhiều lần gặp lỗi nghiêm trọng như vậy. Các tên lửa M270 và M142 HIMARS đã đóng một vai trò quan trọng, nhưng chúng cũng gặp vấn đề về sức công phá thấp và tầm bắn không đủ.
Quan trọng hơn, mặc dù chúng ta thấy rằng Ukraine có thể nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ các quốc gia khác nhau, nhưng lượng viện trợ này không thấm vào đâu trong cuộc chiến tranh tiêu hao cường độ cao, Quân đội Ukraine vẫn phụ thuộc vào một lượng lớn vũ khí và đạn dược do Liên Xô sản xuất.
Nhưng số lượng vũ khí mà Liên Xô để lại cho Quân đội Ukraine số lượng ngày càng giảm dần; cho dù NATO có huy động tối đa vũ khí do Liên Xô sản xuất để hỗ trợ Ukraine, nhưng cũng không thể đảo ngược cán cân sức mạnh tổng thể.
Có thể thấy, cả Nga và Ukraine đều đã bộc lộ nhiều khuyết điểm trong cuộc chiến này về mặt vũ khí, có khuyết điểm xuất phát từ tư tưởng cũ, có khuyết điểm xuất phát từ thực tế thiếu hụt quân lực, có khuyết điểm là do đánh giá thấp cuộc chiến này.
Kinh nghiệm thu được trong cuộc chiến này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến khái niệm phát triển vũ khí sau chiến tranh của hai nước; đồng thời nó cũng sẽ dạy những bài học sinh động cho các quốc gia đang theo dõi cuộc chiến này.