Theo thông tin được Cơ quan phòng vệ Đài Loan đăng tải hôm 1/10 vừa rồi, phía Trung Quốc đã sử dụng số lượng máy bay nhiều kỷ lục, áp sát hòn đảo này ngay trong đêm.Trong số này, có cả các loại máy bay hiện đại, mới nhất của Không quân Trung Quốc. Sự xuất hiện của một số lượng máy bay nhiều bất thường này, khiến giới quan sát lo ngại.Cần phải nói thêm, đây là lần thứ 2 trong cùng một ngày, một lượng lớn máy bay chiến đấu của Trung Quốc áp sát đảo Đài Loan.Một trong số những loại chiến đấu cơ của Trung Quốc xuất hiện trong cả hai đợt áp sát đảo Đài Loan, là các tiêm kích J-16.Đây được coi là một trong những phiên bản chiến đấu cơ mới và hiện đại bậc nhất trong biên chế Không quân Trung Quốc, mới chỉ được ra mắt hồi năm 2015.Giới chuyên gia ước tính, tới đầu năm 2021 đã có ít nhất 150 tiêm kích J-16 được Không quân Trung Quốc đưa vào sử dụng trong biên chế.Được phát triển từ dòng chiến đấu cơ J-11 trước đây của Trung Quốc, về cơ bản J-16 cũng là bản nâng cấp sâu, nội địa hóa có nền tảng phát triển từ chiến đấu cơ Su-27 của Liên Xô. Trung Quốc hiện có 2 phiên bản J-16 khác nhau, trong đó bao gồm tiêm kích J-16 và J-16D là phiên bản tác chiến điện tử.Ngoài ra, trong đội hình áp sát đảo Đài Loan của Trung Quốc còn có sự xuất hiện của các máy bay ném bom H-6 - loại máy bay "già cỗi" bậc nhất trong biên chế Không quân Trung Quốc tính tới thời điểm hiện tại.Chiếc oanh tạc cơ H-6 đầu tiên mới được Trung Quốc sản xuất nội địa từ năm 1968. Tuy nhiên, phiên bản gốc của oanh tạc cơ H-6 là Tu-16, đã được Liên Xô cho ra đời từ trước đó 15 năm.Các phiên bản nâng cấp, cải tiến sâu của H-6 sau này, được Trung Quốc phát triển dựa trên nền tảng của phiên bản gốc và sử dụng tới tận ngày nay. Ước tính, Không quân Trung Quốc đang sở hữu 150 oanh tạc cơ loại này, và đây cũng là chiếc máy bay ném bom chiến lược duy nhất Trung Quốc đang có.Loại máy bay bất ngờ và bí ẩn nhất, vừa được Trung Quốc sử dụng để áp sát đảo Đài Loan, là máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không KJ-500.Loại máy bay này được Trung Quốc phát triển từ đầu những năm 2000, tuy nhiên tới nay, số lượng phục vụ trong biên chế Không quân Trung Quốc là không nhiều.Theo nhiều thông tin được truyền thông Trung Quốc đăng tải, loại máy bay cảnh báo sớm KJ-500 này có khả năng phát hiện mục tiêu tiêm kích ở khoảng cách tối đa lên tới 470 km.Cũng từng xuất hiện gần đảo Đài Loan hồi đầu tháng 10 vừa rồi, là máy bay săn ngầm Y-8. Đây là phiên bản máy bay săn ngầm được phát triển từ vận tải cơ Shaanxi Y-8.Sự xuất hiện của số lượng máy bay lớn, đa dạng nhiều chủng loại, với khả năng tác chiến đa năng, khiến giới quan sát lo ngại, tình hình an ninh trong khu vực eo biển Đài Loan, có thể tiếp tục nóng lên trong thời gian tới. Nguồn ảnh: Xinhua. Cận cảnh màn trình diễn "Voi Đi Bộ" bao gồm nhiều loại chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất của Không quân Trung Quốc. Nguồn: CGTN.
Theo thông tin được Cơ quan phòng vệ Đài Loan đăng tải hôm 1/10 vừa rồi, phía Trung Quốc đã sử dụng số lượng máy bay nhiều kỷ lục, áp sát hòn đảo này ngay trong đêm.
Trong số này, có cả các loại máy bay hiện đại, mới nhất của Không quân Trung Quốc. Sự xuất hiện của một số lượng máy bay nhiều bất thường này, khiến giới quan sát lo ngại.
Cần phải nói thêm, đây là lần thứ 2 trong cùng một ngày, một lượng lớn máy bay chiến đấu của Trung Quốc áp sát đảo Đài Loan.
Một trong số những loại chiến đấu cơ của Trung Quốc xuất hiện trong cả hai đợt áp sát đảo Đài Loan, là các tiêm kích J-16.
Đây được coi là một trong những phiên bản chiến đấu cơ mới và hiện đại bậc nhất trong biên chế Không quân Trung Quốc, mới chỉ được ra mắt hồi năm 2015.
Giới chuyên gia ước tính, tới đầu năm 2021 đã có ít nhất 150 tiêm kích J-16 được Không quân Trung Quốc đưa vào sử dụng trong biên chế.
Được phát triển từ dòng chiến đấu cơ J-11 trước đây của Trung Quốc, về cơ bản J-16 cũng là bản nâng cấp sâu, nội địa hóa có nền tảng phát triển từ chiến đấu cơ Su-27 của Liên Xô. Trung Quốc hiện có 2 phiên bản J-16 khác nhau, trong đó bao gồm tiêm kích J-16 và J-16D là phiên bản tác chiến điện tử.
Ngoài ra, trong đội hình áp sát đảo Đài Loan của Trung Quốc còn có sự xuất hiện của các máy bay ném bom H-6 - loại máy bay "già cỗi" bậc nhất trong biên chế Không quân Trung Quốc tính tới thời điểm hiện tại.
Chiếc oanh tạc cơ H-6 đầu tiên mới được Trung Quốc sản xuất nội địa từ năm 1968. Tuy nhiên, phiên bản gốc của oanh tạc cơ H-6 là Tu-16, đã được Liên Xô cho ra đời từ trước đó 15 năm.
Các phiên bản nâng cấp, cải tiến sâu của H-6 sau này, được Trung Quốc phát triển dựa trên nền tảng của phiên bản gốc và sử dụng tới tận ngày nay. Ước tính, Không quân Trung Quốc đang sở hữu 150 oanh tạc cơ loại này, và đây cũng là chiếc máy bay ném bom chiến lược duy nhất Trung Quốc đang có.
Loại máy bay bất ngờ và bí ẩn nhất, vừa được Trung Quốc sử dụng để áp sát đảo Đài Loan, là máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không KJ-500.
Loại máy bay này được Trung Quốc phát triển từ đầu những năm 2000, tuy nhiên tới nay, số lượng phục vụ trong biên chế Không quân Trung Quốc là không nhiều.
Theo nhiều thông tin được truyền thông Trung Quốc đăng tải, loại máy bay cảnh báo sớm KJ-500 này có khả năng phát hiện mục tiêu tiêm kích ở khoảng cách tối đa lên tới 470 km.
Cũng từng xuất hiện gần đảo Đài Loan hồi đầu tháng 10 vừa rồi, là máy bay săn ngầm Y-8. Đây là phiên bản máy bay săn ngầm được phát triển từ vận tải cơ Shaanxi Y-8.
Sự xuất hiện của số lượng máy bay lớn, đa dạng nhiều chủng loại, với khả năng tác chiến đa năng, khiến giới quan sát lo ngại, tình hình an ninh trong khu vực eo biển Đài Loan, có thể tiếp tục nóng lên trong thời gian tới. Nguồn ảnh: Xinhua.
Cận cảnh màn trình diễn "Voi Đi Bộ" bao gồm nhiều loại chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất của Không quân Trung Quốc. Nguồn: CGTN.