Ứng cử viên đầu tiên trong danh sách này là mẫu súng trường bán tự động Pedersen, được phát triển trong những năm 1920. Khi nó và M1 Garand là hai ứng cử viên sáng giá nhất dành cho vị trí súng trường tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ trước Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Firarm.Pedersen có thiết kế khá đặc biệt với cơ chế lên đạn theo kiểu trích khí nòng và bật ngược nắp khóa nòng về phía sau để kéo đạn lên. Ở thời kỳ đó thiết kế của Pedersen được đánh giá khá sáng tạo, tuy nhiên cơ cấu hoạt động của nó lại quá phức tạp và thiếu độ tin cậy. Trong khi đó M1 Garand tỏ ra hiệu quả hơn nhiều và kết quả cuối cùng là M1 Garand trở thành biểu tượng của Quân đội Mỹ trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Youtube.Cái tên thứ hai là mẫu tiểu liên VG.1-5 Volksturm được Đức phát triển trong CTTG 2, tuy nhiên hình ảnh về VG.1-5 chỉ xuất hiện trong giai đoạn cuối của cuộc chiến. Ưu điểm của mẫu súng này là chi phí sản xuất rẻ, đáng tin cậy và phù hợp với tác chiến trong đường phố, Thậm chí VG.1-5 còn được gọi với cái tên khác là "khẩu súng toàn dân" với kỳ vọng sẽ giúp quân dân Đức chống lại bước tiến của quân Đồng Minh tại Berlin. Nguồn ảnh: Youtube.Bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến, chỉ có khoảng vài trăm khẩu VG1-5 Volksturm được hoàn thành. Khẩu súng này có cơ chế bắn đặc biệt khi toàn bộ bộ phận hộp khóa nòng đều giật lùi lại sau mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: Weapon.Một cái tên khác đến từ Mỹ là súng trường Lee Navy 1895 được trang bị cho lực lượng hải quân nước này vào đầu thế kỷ 20. Lee Navy là mẫu súng trường bắn từng phát một với cơ chế lên đạn khá đặc biệt, tuy nhiên thiết kế này vô hình chung lại tạo nên nhược điểm cho nó. Nguồn ảnh: Youtube.Cụ thể, xạ thủ Lee Navy chỉ cần kéo cần lên đạn thẳng về phía sau mà không cần xoay ngang như những khẩu súng trường cùng thời, điều này khiến các nhà thiết kế của nó tin rằng Lee Navy sẽ có tốc độ bắn nhanh gấp đôi các mẫu súng khác khi quá trình lên đạn được rút ngắn. Tuy nhiên, sự thật là cơ cấu lên đạn này lại rất phức tạp, thiếu độ tin cậy và dễ bị kẹt. Nguồn ảnh: Youtube.Đứng vị trí tiếp theo là Luger khẩu súng lục được xếp vào hàng dành cho quý tộc trong CTTG 2. Luger có cơ chế lên đạn cực dị đó là nảy đòn bẩy về phía sau để kéo viên đạn tiếp theo lên ổ súng. Nguồn ảnh: Tumblr.Cơ chế lên đạn này khiến khẩu Luger rất dễ bị bụi bẩn hay đất cát thâm nhập, dẫn đến tình trạng kẹt đạn xảy ra như cơm bữa, ngoài ra, khẩu súng này còn rất hay tự cướp cò. Thực tế, khẩu Luger được Đức trang bị cho các sỹ quan cao cấp của nước này và nó giống với một khẩu súng cảnh hơn. Nguồn ảnh: Airgun.Kỳ dị không kém Luger là khẩu Frommer M.17 mẫu súng lục được sản xuất bởi Hungaria, nó sử dụng hai piston xong xong nhau để tạo cơ chế trích khí phản lực, tự động lên đạn sau mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: Youtube.Hai pít-tông sẽ cùng bật ngược về phía sau sau mỗi phát khai hỏa, khẩu súng này có một điểm yếu chết người đó là thay vì sử dụng lò so để đẩy ngược con thoi về phía trước, lò so của súng lại được đặt ở phía trước để kéo con thoi về. Chính cơ chế ngược đời này đã khiến M.17 nhanh chóng chìm vào quên lãng khi độ đàn hồi lò so của nó quá kém, chỉ sử dụng được trong hơn 100 phát bắn. Nguồn ảnh: Youtube.Cái tên cuối cùng là khẩu súng lục của Đế chế Đức Schwarzlose 1908 được ra đời từ năm 1908 và sản xuất trong khoảng thời gian 1908 tới 1911. Khẩu súng này có cơ chế lên đạn hoàn toàn ngược đời so với các khẩu súng lục cùng thời và càng ngược hơn so với các mẫu súng lục ngày nay. Nguồn ảnh: Full.Cụ thể, thay vì bật khóa nòng về phía sau để lên đạn, Schwarzlose 1908 lại bật về... phía trước. Kiểu lên đạn oái oăm này sẽ khiến người sử dụng phải giật mình vì súng có lực giật rất lớn, ngoài ra, nó hoạt động cũng không đáng tin cậy. Nguồn ảnh: GIF.
Ứng cử viên đầu tiên trong danh sách này là mẫu súng trường bán tự động Pedersen, được phát triển trong những năm 1920. Khi nó và M1 Garand là hai ứng cử viên sáng giá nhất dành cho vị trí súng trường tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ trước Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Firarm.
Pedersen có thiết kế khá đặc biệt với cơ chế lên đạn theo kiểu trích khí nòng và bật ngược nắp khóa nòng về phía sau để kéo đạn lên. Ở thời kỳ đó thiết kế của Pedersen được đánh giá khá sáng tạo, tuy nhiên cơ cấu hoạt động của nó lại quá phức tạp và thiếu độ tin cậy. Trong khi đó M1 Garand tỏ ra hiệu quả hơn nhiều và kết quả cuối cùng là M1 Garand trở thành biểu tượng của Quân đội Mỹ trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Youtube.
Cái tên thứ hai là mẫu tiểu liên VG.1-5 Volksturm được Đức phát triển trong CTTG 2, tuy nhiên hình ảnh về VG.1-5 chỉ xuất hiện trong giai đoạn cuối của cuộc chiến. Ưu điểm của mẫu súng này là chi phí sản xuất rẻ, đáng tin cậy và phù hợp với tác chiến trong đường phố, Thậm chí VG.1-5 còn được gọi với cái tên khác là "khẩu súng toàn dân" với kỳ vọng sẽ giúp quân dân Đức chống lại bước tiến của quân Đồng Minh tại Berlin. Nguồn ảnh: Youtube.
Bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến, chỉ có khoảng vài trăm khẩu VG1-5 Volksturm được hoàn thành. Khẩu súng này có cơ chế bắn đặc biệt khi toàn bộ bộ phận hộp khóa nòng đều giật lùi lại sau mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: Weapon.
Một cái tên khác đến từ Mỹ là súng trường Lee Navy 1895 được trang bị cho lực lượng hải quân nước này vào đầu thế kỷ 20. Lee Navy là mẫu súng trường bắn từng phát một với cơ chế lên đạn khá đặc biệt, tuy nhiên thiết kế này vô hình chung lại tạo nên nhược điểm cho nó. Nguồn ảnh: Youtube.
Cụ thể, xạ thủ Lee Navy chỉ cần kéo cần lên đạn thẳng về phía sau mà không cần xoay ngang như những khẩu súng trường cùng thời, điều này khiến các nhà thiết kế của nó tin rằng Lee Navy sẽ có tốc độ bắn nhanh gấp đôi các mẫu súng khác khi quá trình lên đạn được rút ngắn. Tuy nhiên, sự thật là cơ cấu lên đạn này lại rất phức tạp, thiếu độ tin cậy và dễ bị kẹt. Nguồn ảnh: Youtube.
Đứng vị trí tiếp theo là Luger khẩu súng lục được xếp vào hàng dành cho quý tộc trong CTTG 2. Luger có cơ chế lên đạn cực dị đó là nảy đòn bẩy về phía sau để kéo viên đạn tiếp theo lên ổ súng. Nguồn ảnh: Tumblr.
Cơ chế lên đạn này khiến khẩu Luger rất dễ bị bụi bẩn hay đất cát thâm nhập, dẫn đến tình trạng kẹt đạn xảy ra như cơm bữa, ngoài ra, khẩu súng này còn rất hay tự cướp cò. Thực tế, khẩu Luger được Đức trang bị cho các sỹ quan cao cấp của nước này và nó giống với một khẩu súng cảnh hơn. Nguồn ảnh: Airgun.
Kỳ dị không kém Luger là khẩu Frommer M.17 mẫu súng lục được sản xuất bởi Hungaria, nó sử dụng hai piston xong xong nhau để tạo cơ chế trích khí phản lực, tự động lên đạn sau mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: Youtube.
Hai pít-tông sẽ cùng bật ngược về phía sau sau mỗi phát khai hỏa, khẩu súng này có một điểm yếu chết người đó là thay vì sử dụng lò so để đẩy ngược con thoi về phía trước, lò so của súng lại được đặt ở phía trước để kéo con thoi về. Chính cơ chế ngược đời này đã khiến M.17 nhanh chóng chìm vào quên lãng khi độ đàn hồi lò so của nó quá kém, chỉ sử dụng được trong hơn 100 phát bắn. Nguồn ảnh: Youtube.
Cái tên cuối cùng là khẩu súng lục của Đế chế Đức Schwarzlose 1908 được ra đời từ năm 1908 và sản xuất trong khoảng thời gian 1908 tới 1911. Khẩu súng này có cơ chế lên đạn hoàn toàn ngược đời so với các khẩu súng lục cùng thời và càng ngược hơn so với các mẫu súng lục ngày nay. Nguồn ảnh: Full.
Cụ thể, thay vì bật khóa nòng về phía sau để lên đạn, Schwarzlose 1908 lại bật về... phía trước. Kiểu lên đạn oái oăm này sẽ khiến người sử dụng phải giật mình vì súng có lực giật rất lớn, ngoài ra, nó hoạt động cũng không đáng tin cậy. Nguồn ảnh: GIF.