Súng phóng lựu nhằm lấp đầy khoảng trống hỏa lực giữa tầm ném của lựu đạn cầm tay và tầm bắn của súng cối; với các loại súng phóng lựu liên thanh, nó có thể đảm bảo bảo hỏa lực cho phân đội bộ binh nhỏ (cấp trung đội trở xuống), chống lại lực lượng đối phương vượt trội. Ảnh: Súng phóng lựu AGS-30 của Nga. - Nguồn: Wikipedia.Với hệ thống tính toán phần tử theo súng, cùng khả năng cơ động, cho phép xạ thủ nhanh chóng thay đổi phần tử bắn, yểm trợ hỏa lực hiệu quả, không kém gì những khẩu súng cối, nhưng với mức độ nhanh và tính cơ động cao hơn. Ảnh: Súng phóng lựu AGS-30 của Nga. - Nguồn: Wikipedia.Khẩu súng phóng lựu liên thanh được đánh giá cao nhất là khẩu AGS-30, được Nga phát triển vào giữa những năm 1990, nhằm thay thế cho khẩu AGS-17 có từ thời Liên Xô. Trọng lượng súng chỉ có 16 kg; với giá 3 chân, đảm bảo sự ổn định khi bắn từ bất cứ địa hình nào. Ảnh: Súng phóng lựu AGS-30 của Nga. - Nguồn: Wikipedia.Biên chế súng gồm 2 người, thời gian chuyển từ hành quân sang chiến đấu chỉ là 1 phút; thời gian quá đủ để thao tác: từ chiếm lĩnh trận địa, lắp súng, lấy phần tử bắn, bắn một loạt từ 10 đến 15 viên đạn vào mục tiêu và cơ động khỏi trận địa; khi đối phương phát hiện được trận địa và phản pháo, với thời gian trên, đảm bảo cho các xạ thủ rời khỏi trận địa an toàn. Ảnh: Súng phóng lựu AGS-30 của Nga. - Nguồn: Wikipedia.Nguyên lý hoạt động của súng là bán tự động, cơ chế tiếp đạn bằng dây, hộp tiếp đạn có thể chứa 30 viên; AGS-30 có tốc độ bắn 400 viên/phút, tầm bắn hiệu quả của súng từ 5 đến 2.100 mét, diện tích sát thương của một viên đạn là 70 m2. Ảnh: Súng phóng lựu AGS-30 của Nga. - Nguồn: Wikipedia.Còn khẩu súng phóng lựu liên thanh hiện đại nhất của Mỹ hiện nay là khẩu MK-47 Striker, được quân đội Mỹ đưa vào sử dụng năm 2006 và chỉ trang bị cho các lực lượng đặc biệt tại Afghanistan và Iraq. MK-47 sử dụng đạn 40 mm, với nhiều loại đạn: từ nổ phá, phân mảnh, đạn khói, chiếu sáng đến đạn hơi cay; cự ly bắn hiệu quả đến 2.200 mét; tốc độ bắn đến 300 phát/phút. Ảnh: Súng phóng lựu MK-47 Striker của Mỹ. - Nguồn: Wikipedia.Người Đức cũng chế tạo ra khẩu súng phóng lựu liên thanh của riêng họ, đó là khẩu GMG 40 mm, được chế tạo bởi công ty Heckler & Koch. Súng sử dụng đạn lựu tiêu chuẩn của khối NATO là loại đạn 40x53 mm; ngoài ra nó có khả năng bắn tất cả các loại đạn tương tự của các quốc gia trong khối. Ảnh: Súng phóng lựu GMG của Đức. - Nguồn: Wikipedia.Trong các mẫu súng phóng lựu liên thanh, mẫu súng của quân đội Đức có trọng lượng lớn hơn cả (46 kg); bù lại súng cho tốc độ bắn nhanh (340 viên/phút), cự ly bắn xa (tầm bắn hiệu quả đến 2.300 mét); hộp tiếp đạn tiêu chuẩn chứa tới 32 viên, tuy nhiên thời gian thay thế dây đạn và lên đạn lại phải mất ít nhất 30 giây. Ảnh: Súng phóng lựu GMG của Đức. - Nguồn: Wikipedia.Với trọng lượng nặng, GMC chỉ được lắp đặt trên các phương tiện cơ giới hoặc các vị trí cố định như tháp canh. Ảnh: Súng phóng lựu GMG của Đức. - Nguồn: Wikipedia.Quốc gia Nam Phi cũng có mẫu súng phóng lựu liên thanh Y3, được sản xuất bởi Denel Land Systems, được trang bị cho các lực lượng vũ trang Nam Phi từ năm 2002; Y3 được giới chuyên môn đánh giá là khẩu súng phóng lựu liên thanh có tính năng tốt nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Súng phóng lựu Y3 của Nam Phi. - Nguồn: Wikipedia.Y3 sử dụng đạn tiêu chuẩn của khối NATO 40x53 mm, cơ chế tiếp đạn bằng dây, sử dụng hộp tiếp đạn tiêu chuẩn 20 hoặc 30 viên; khẩu Y3 có tốc độ bắn vượt trội, đến 425 viên/phút; tầm bắn hiệu quả 1.500 mét; tầm bắn xa nhất 2.100 mét. Ảnh: Súng phóng lựu Y3 của Nam Phi. - Nguồn: Wikipedia.Một ưu điểm nữa của súng là cửa tiếp đạn đồng thời súng có thể nhận một lúc 2 dây đạn; tính năng này cho phép xạ thủ chuyển đổi nhanh chóng các loại đạn khác nhau trong chiến đấu. Ảnh: Súng phóng lựu Y3 của Nam Phi. - Nguồn: Wikipedia.Nhược điểm của khẩu Y3 đó chính là trọng lượng lên tới 50 kg (tính cả giá 3 chân), kíp chiến đấu 3 người. Ảnh: Súng phóng lựu Y3 của Nam Phi. - Nguồn: alamy stock photo.Trung Quốc cũng góp một mẫu súng phóng lựu liên thanh, đó là khẩu QLZ-87, đây là một trong những khẩu súng phóng lựu nhẹ nhất trong các loại súng phóng lựu liên thanh trên thế giới hiện nay; trọng lượng của súng chỉ là 12 kg (biến thể giá 2 chân) và 20 kg (biến thể hạng nặng). Ảnh: Súng phóng lựu QLZ-87 của Trung Quốc. - Nguồn: Wikipedia.Súng cấu tạo theo kiểu "bullpup" (cái tẩu), cấu tạo này thường chỉ được áp dụng trên các mẫu súng bộ binh cầm tay. Súng hoạt động theo nguyên lý trích khí trực tiếp, với thoi nạp đạn xoay; do vậy súng có tốc độ bắn nhanh tới 500 viên/phút. Ảnh: Súng phóng lựu QLZ-87 của Trung Quốc. - Nguồn: Wikipedia.QLZ-87 sử dụng đạn cỡ 35 mm súng có thể bắn với chế độ phát một hoặc liên thanh, sử dụng cơ chế tiếp đạn bằng hộp tiếp đạn (không tiếp đạn bằng dây), có 2 loại hộp tiếp đạn là hộp 6 viên và hộp 12 viên. Nếu ở phiên bản nhẹ (với giá 2 chân), khi bắn liên thanh, độ ổn định không cao, dẫn đến mức chính xác thấp. Ảnh: Súng phóng lựu QLZ-87 của Trung Quốc. - Nguồn: Wikipedia. Video Súng phóng lựu bán tự động M-32 - Nguồn: QPVN
Súng phóng lựu nhằm lấp đầy khoảng trống hỏa lực giữa tầm ném của lựu đạn cầm tay và tầm bắn của súng cối; với các loại súng phóng lựu liên thanh, nó có thể đảm bảo bảo hỏa lực cho phân đội bộ binh nhỏ (cấp trung đội trở xuống), chống lại lực lượng đối phương vượt trội. Ảnh: Súng phóng lựu AGS-30 của Nga. - Nguồn: Wikipedia.
Với hệ thống tính toán phần tử theo súng, cùng khả năng cơ động, cho phép xạ thủ nhanh chóng thay đổi phần tử bắn, yểm trợ hỏa lực hiệu quả, không kém gì những khẩu súng cối, nhưng với mức độ nhanh và tính cơ động cao hơn. Ảnh: Súng phóng lựu AGS-30 của Nga. - Nguồn: Wikipedia.
Khẩu súng phóng lựu liên thanh được đánh giá cao nhất là khẩu AGS-30, được Nga phát triển vào giữa những năm 1990, nhằm thay thế cho khẩu AGS-17 có từ thời Liên Xô. Trọng lượng súng chỉ có 16 kg; với giá 3 chân, đảm bảo sự ổn định khi bắn từ bất cứ địa hình nào. Ảnh: Súng phóng lựu AGS-30 của Nga. - Nguồn: Wikipedia.
Biên chế súng gồm 2 người, thời gian chuyển từ hành quân sang chiến đấu chỉ là 1 phút; thời gian quá đủ để thao tác: từ chiếm lĩnh trận địa, lắp súng, lấy phần tử bắn, bắn một loạt từ 10 đến 15 viên đạn vào mục tiêu và cơ động khỏi trận địa; khi đối phương phát hiện được trận địa và phản pháo, với thời gian trên, đảm bảo cho các xạ thủ rời khỏi trận địa an toàn. Ảnh: Súng phóng lựu AGS-30 của Nga. - Nguồn: Wikipedia.
Nguyên lý hoạt động của súng là bán tự động, cơ chế tiếp đạn bằng dây, hộp tiếp đạn có thể chứa 30 viên; AGS-30 có tốc độ bắn 400 viên/phút, tầm bắn hiệu quả của súng từ 5 đến 2.100 mét, diện tích sát thương của một viên đạn là 70 m2. Ảnh: Súng phóng lựu AGS-30 của Nga. - Nguồn: Wikipedia.
Còn khẩu súng phóng lựu liên thanh hiện đại nhất của Mỹ hiện nay là khẩu MK-47 Striker, được quân đội Mỹ đưa vào sử dụng năm 2006 và chỉ trang bị cho các lực lượng đặc biệt tại Afghanistan và Iraq. MK-47 sử dụng đạn 40 mm, với nhiều loại đạn: từ nổ phá, phân mảnh, đạn khói, chiếu sáng đến đạn hơi cay; cự ly bắn hiệu quả đến 2.200 mét; tốc độ bắn đến 300 phát/phút. Ảnh: Súng phóng lựu MK-47 Striker của Mỹ. - Nguồn: Wikipedia.
Người Đức cũng chế tạo ra khẩu súng phóng lựu liên thanh của riêng họ, đó là khẩu GMG 40 mm, được chế tạo bởi công ty Heckler & Koch. Súng sử dụng đạn lựu tiêu chuẩn của khối NATO là loại đạn 40x53 mm; ngoài ra nó có khả năng bắn tất cả các loại đạn tương tự của các quốc gia trong khối. Ảnh: Súng phóng lựu GMG của Đức. - Nguồn: Wikipedia.
Trong các mẫu súng phóng lựu liên thanh, mẫu súng của quân đội Đức có trọng lượng lớn hơn cả (46 kg); bù lại súng cho tốc độ bắn nhanh (340 viên/phút), cự ly bắn xa (tầm bắn hiệu quả đến 2.300 mét); hộp tiếp đạn tiêu chuẩn chứa tới 32 viên, tuy nhiên thời gian thay thế dây đạn và lên đạn lại phải mất ít nhất 30 giây. Ảnh: Súng phóng lựu GMG của Đức. - Nguồn: Wikipedia.
Với trọng lượng nặng, GMC chỉ được lắp đặt trên các phương tiện cơ giới hoặc các vị trí cố định như tháp canh. Ảnh: Súng phóng lựu GMG của Đức. - Nguồn: Wikipedia.
Quốc gia Nam Phi cũng có mẫu súng phóng lựu liên thanh Y3, được sản xuất bởi Denel Land Systems, được trang bị cho các lực lượng vũ trang Nam Phi từ năm 2002; Y3 được giới chuyên môn đánh giá là khẩu súng phóng lựu liên thanh có tính năng tốt nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Súng phóng lựu Y3 của Nam Phi. - Nguồn: Wikipedia.
Y3 sử dụng đạn tiêu chuẩn của khối NATO 40x53 mm, cơ chế tiếp đạn bằng dây, sử dụng hộp tiếp đạn tiêu chuẩn 20 hoặc 30 viên; khẩu Y3 có tốc độ bắn vượt trội, đến 425 viên/phút; tầm bắn hiệu quả 1.500 mét; tầm bắn xa nhất 2.100 mét. Ảnh: Súng phóng lựu Y3 của Nam Phi. - Nguồn: Wikipedia.
Một ưu điểm nữa của súng là cửa tiếp đạn đồng thời súng có thể nhận một lúc 2 dây đạn; tính năng này cho phép xạ thủ chuyển đổi nhanh chóng các loại đạn khác nhau trong chiến đấu. Ảnh: Súng phóng lựu Y3 của Nam Phi. - Nguồn: Wikipedia.
Nhược điểm của khẩu Y3 đó chính là trọng lượng lên tới 50 kg (tính cả giá 3 chân), kíp chiến đấu 3 người. Ảnh: Súng phóng lựu Y3 của Nam Phi. - Nguồn: alamy stock photo.
Trung Quốc cũng góp một mẫu súng phóng lựu liên thanh, đó là khẩu QLZ-87, đây là một trong những khẩu súng phóng lựu nhẹ nhất trong các loại súng phóng lựu liên thanh trên thế giới hiện nay; trọng lượng của súng chỉ là 12 kg (biến thể giá 2 chân) và 20 kg (biến thể hạng nặng). Ảnh: Súng phóng lựu QLZ-87 của Trung Quốc. - Nguồn: Wikipedia.
Súng cấu tạo theo kiểu "bullpup" (cái tẩu), cấu tạo này thường chỉ được áp dụng trên các mẫu súng bộ binh cầm tay. Súng hoạt động theo nguyên lý trích khí trực tiếp, với thoi nạp đạn xoay; do vậy súng có tốc độ bắn nhanh tới 500 viên/phút. Ảnh: Súng phóng lựu QLZ-87 của Trung Quốc. - Nguồn: Wikipedia.
QLZ-87 sử dụng đạn cỡ 35 mm súng có thể bắn với chế độ phát một hoặc liên thanh, sử dụng cơ chế tiếp đạn bằng hộp tiếp đạn (không tiếp đạn bằng dây), có 2 loại hộp tiếp đạn là hộp 6 viên và hộp 12 viên. Nếu ở phiên bản nhẹ (với giá 2 chân), khi bắn liên thanh, độ ổn định không cao, dẫn đến mức chính xác thấp. Ảnh: Súng phóng lựu QLZ-87 của Trung Quốc. - Nguồn: Wikipedia.
Video Súng phóng lựu bán tự động M-32 - Nguồn: QPVN