Thiết giáp hạm lớn nhất lịch sử từng được xây dựng là thiết giáp hạm mang tên Yamato của Hải quân Nhật Bản. Loại thiết giáp hạm này có độ giãn nước tối đa lên tới 72.000 tấn, có chiều dài 256 mét, lườn rộng 38,9 mét và mớm nước tối đa tới 11 mét. Nguồn ảnh: Photoarchive.Thiết giáp hạm Yamato được hạ thuỷ vào ngày 8/8/1940, được biên chế chính thức vào Hải quân Nhật Bản từ ngày 16/12/1941. Trải qua nhiều lần nâng cấp, cấu hình vũ khí tiên tiến nhất mà Yamato mang theo được bao gồm 9 khẩu pháo cỡ nòng 46cm, 5 khẩu pháo cỡ nòng 15,5 cm, 24 khẩu 127mm, 162 khẩu 25mm và 4 khẩu pháo 13,2mm. Nguồn ảnh: Photoarchive.Tổng cộng có hai chiếc thiết giáp hạm được đóng theo lớp Yamato, trong đó có chiếc Yamato là chiếc đầu tiên và chiếc thứ hai mang tên Musashi. Thiết giáp hạm Musashi được hạ thuỷ sau Yamato chỉ 3 tháng nhưng phải tới tận tháng 8 năm 1942 nó mới được hoàn thành. Nguồn ảnh: Photoarchive.Giống như phần lớn những tàu chiến khác của Hải quân Đế quốc Nhật, cả hai thiết giáp hạm lớn nhất thế giới này đều bị máy bay của Mỹ đánh chìm trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Trong đó, Yamato bị đánh chìm ngày 7/4/1945 còn Musashi bị đánh chìm ngày 24/10/1944. Nguồn ảnh: Photoarchive.Thiết giáp hạm lớn thứ hai thế giới là thiết giáp hạm Bismarck của Đức - một quốc gia có lực lượng Hải quân khá kém cỏi ở châu Âu. Tuy nhiên, Thiết giáp hạm Bismarck lại là thiết giáp hạm lớn nhất từng được đóng ở châu Âu. Nguồn ảnh: Photoarchive.Bismarck có độ giãn nước tối đa 50.300 tấn, dài 251 mét, lườn ngang rộng 36 mét và có mớm nước tối đa 10,2 mét. Thiết giáp hạm này được trang bị tới 12 nồi hơi áp suất cao, 3 tua-bin hộp số và ba chân vịt mỗi chân vịt đường kính lên tới 4,7 mét. Nguồn ảnh: Photoarchive.Thiết giáp hạm Bismarck được trang bị tổng cộng 8 khẩu pháo cỡ nòng 30 cm, 12 khẩu pháo cỡ nòng 15 cm, 16 khẩu pháo phòng không cỡ 10,5 cm, 22 khẩu pháo 3,7 cm và 32 khẩu súng máy phòng không cỡ nòng 2 cm. Nguồn ảnh: Photoarchive.Số phận của Bismarck cũng không khá khẩm hơn so với các loại thiết giáp hạm khác của phe phát xít, nó bị đánh chìm ở Bắc Đại Tây Dương vào ngày 27/5/1940. Tới nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân thiết giáp hạm này bị đánh chìm. Nguồn ảnh: Photoarchive.Thiết giáp hạm của Mỹ lớp Iowa là lớp thiết giáp hạm lớn nhất từng được Hải quân Mỹ sở hữu. Lớp thiết giáp hạm này có độ giãn nước tối đa lên tới 57.000 tấn, được đóng tổng cộng 4 chiếc trong thời gian từ năm 1940 tới năm 1944. Nguồn ảnh: Wiki.Thiết giáp hạm lớp Iowa có chiều dài tối đa 262 mét, lườn rộng 32,97 mét và có độ mớm nước tối đa lên tới 11,5 mét. Loại thiết giáp hạm này được trang bị tới 8 động cơ tua-bin khí, cung cấp công suất lên tới 212.000 mã lực. Nguồn ảnh: Wiki.Các thiết giáp hạm Iowa được trang bị 9 khẩu pháo 40cm, 20 khẩu pháo 12cm, 80 khẩu pháo 4cm và tới 49 khẩu pháo 2cm. Nguồn ảnh: Wiki.Tổng cộng phía Mỹ đóng 4 thiết giáp hạm theo lớp này và tất cả chúng đều sống sót tới hết Chiến tranh Thế giới thứ hai. Chiếc thiết giáp hạm cuối cùng thuộc lớp Iowa phải tới năm 1992 mới bị cho "giải ngũ". Trước khi về hưu, các thiết giáp lớp Iowa thậm chí còn được trang bị khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk. Nguồn ảnh: Wiki.Thiết giáp hạm lớp King George V là lớp thiết giáp hạm áp chót và cũng là lớn nhất từng được Hải quân Anh đóng. Tổng cộng đã có tới 5 chiếc thiết giáp hạm loại này được đóng trong thời gian từ năm 1937 tới năm 1942. Nguồn ảnh: Photoarchive.Loại thiết giáp hạm này có độ giãn nước tối đa 45.000 tấn, độ dài 227 mét, lườn rộng 31,4 mét, mớm nước tối đa 9,9 mét và được trang bị 4 động cơ tua-bin hơi nước cùng với 4 trục dẫn động với chân vịt ba cánh đường kính lên tới 4,42 mét. Nguồn ảnh: Photoarchive.Các thiết giáp hạm trong lớp King George V này được trang bị vũ khí bao gồm 10 pháo 35cm, 16 pháo 13cm và 32 khẩu pháo 4cm phòng không. Nguồn ảnh: Photoarchive.Tổng cộng trong số năm chiếc thiết giáp hạm thuộc lớp King George V chỉ có duy nhất một chiếc bị đánh đắm vào tháng 12/1943 đó là chiếc mang tên Duke Of York khi nó đối đầu với thiết giáp hạm Bismarck của Đức. Toàn bộ bốn chiếc còn lại sống sót sau chiến tranh và bị loại biên hoàn toàn vào năm 1949. Nguồn ảnh: Photoarchive. Mời độc giả xem Video: Thiết giáp hạm Missouri của Mỹ trong bộ phim Battleship. Trích phim: Battleship.
Thiết giáp hạm lớn nhất lịch sử từng được xây dựng là thiết giáp hạm mang tên Yamato của Hải quân Nhật Bản. Loại thiết giáp hạm này có độ giãn nước tối đa lên tới 72.000 tấn, có chiều dài 256 mét, lườn rộng 38,9 mét và mớm nước tối đa tới 11 mét. Nguồn ảnh: Photoarchive.
Thiết giáp hạm Yamato được hạ thuỷ vào ngày 8/8/1940, được biên chế chính thức vào Hải quân Nhật Bản từ ngày 16/12/1941. Trải qua nhiều lần nâng cấp, cấu hình vũ khí tiên tiến nhất mà Yamato mang theo được bao gồm 9 khẩu pháo cỡ nòng 46cm, 5 khẩu pháo cỡ nòng 15,5 cm, 24 khẩu 127mm, 162 khẩu 25mm và 4 khẩu pháo 13,2mm. Nguồn ảnh: Photoarchive.
Tổng cộng có hai chiếc thiết giáp hạm được đóng theo lớp Yamato, trong đó có chiếc Yamato là chiếc đầu tiên và chiếc thứ hai mang tên Musashi. Thiết giáp hạm Musashi được hạ thuỷ sau Yamato chỉ 3 tháng nhưng phải tới tận tháng 8 năm 1942 nó mới được hoàn thành. Nguồn ảnh: Photoarchive.
Giống như phần lớn những tàu chiến khác của Hải quân Đế quốc Nhật, cả hai thiết giáp hạm lớn nhất thế giới này đều bị máy bay của Mỹ đánh chìm trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Trong đó, Yamato bị đánh chìm ngày 7/4/1945 còn Musashi bị đánh chìm ngày 24/10/1944. Nguồn ảnh: Photoarchive.
Thiết giáp hạm lớn thứ hai thế giới là thiết giáp hạm Bismarck của Đức - một quốc gia có lực lượng Hải quân khá kém cỏi ở châu Âu. Tuy nhiên, Thiết giáp hạm Bismarck lại là thiết giáp hạm lớn nhất từng được đóng ở châu Âu. Nguồn ảnh: Photoarchive.
Bismarck có độ giãn nước tối đa 50.300 tấn, dài 251 mét, lườn ngang rộng 36 mét và có mớm nước tối đa 10,2 mét. Thiết giáp hạm này được trang bị tới 12 nồi hơi áp suất cao, 3 tua-bin hộp số và ba chân vịt mỗi chân vịt đường kính lên tới 4,7 mét. Nguồn ảnh: Photoarchive.
Thiết giáp hạm Bismarck được trang bị tổng cộng 8 khẩu pháo cỡ nòng 30 cm, 12 khẩu pháo cỡ nòng 15 cm, 16 khẩu pháo phòng không cỡ 10,5 cm, 22 khẩu pháo 3,7 cm và 32 khẩu súng máy phòng không cỡ nòng 2 cm. Nguồn ảnh: Photoarchive.
Số phận của Bismarck cũng không khá khẩm hơn so với các loại thiết giáp hạm khác của phe phát xít, nó bị đánh chìm ở Bắc Đại Tây Dương vào ngày 27/5/1940. Tới nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân thiết giáp hạm này bị đánh chìm. Nguồn ảnh: Photoarchive.
Thiết giáp hạm của Mỹ lớp Iowa là lớp thiết giáp hạm lớn nhất từng được Hải quân Mỹ sở hữu. Lớp thiết giáp hạm này có độ giãn nước tối đa lên tới 57.000 tấn, được đóng tổng cộng 4 chiếc trong thời gian từ năm 1940 tới năm 1944. Nguồn ảnh: Wiki.
Thiết giáp hạm lớp Iowa có chiều dài tối đa 262 mét, lườn rộng 32,97 mét và có độ mớm nước tối đa lên tới 11,5 mét. Loại thiết giáp hạm này được trang bị tới 8 động cơ tua-bin khí, cung cấp công suất lên tới 212.000 mã lực. Nguồn ảnh: Wiki.
Các thiết giáp hạm Iowa được trang bị 9 khẩu pháo 40cm, 20 khẩu pháo 12cm, 80 khẩu pháo 4cm và tới 49 khẩu pháo 2cm. Nguồn ảnh: Wiki.
Tổng cộng phía Mỹ đóng 4 thiết giáp hạm theo lớp này và tất cả chúng đều sống sót tới hết Chiến tranh Thế giới thứ hai. Chiếc thiết giáp hạm cuối cùng thuộc lớp Iowa phải tới năm 1992 mới bị cho "giải ngũ". Trước khi về hưu, các thiết giáp lớp Iowa thậm chí còn được trang bị khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk. Nguồn ảnh: Wiki.
Thiết giáp hạm lớp King George V là lớp thiết giáp hạm áp chót và cũng là lớn nhất từng được Hải quân Anh đóng. Tổng cộng đã có tới 5 chiếc thiết giáp hạm loại này được đóng trong thời gian từ năm 1937 tới năm 1942. Nguồn ảnh: Photoarchive.
Loại thiết giáp hạm này có độ giãn nước tối đa 45.000 tấn, độ dài 227 mét, lườn rộng 31,4 mét, mớm nước tối đa 9,9 mét và được trang bị 4 động cơ tua-bin hơi nước cùng với 4 trục dẫn động với chân vịt ba cánh đường kính lên tới 4,42 mét. Nguồn ảnh: Photoarchive.
Các thiết giáp hạm trong lớp King George V này được trang bị vũ khí bao gồm 10 pháo 35cm, 16 pháo 13cm và 32 khẩu pháo 4cm phòng không. Nguồn ảnh: Photoarchive.
Tổng cộng trong số năm chiếc thiết giáp hạm thuộc lớp King George V chỉ có duy nhất một chiếc bị đánh đắm vào tháng 12/1943 đó là chiếc mang tên Duke Of York khi nó đối đầu với thiết giáp hạm Bismarck của Đức. Toàn bộ bốn chiếc còn lại sống sót sau chiến tranh và bị loại biên hoàn toàn vào năm 1949. Nguồn ảnh: Photoarchive.
Mời độc giả xem Video: Thiết giáp hạm Missouri của Mỹ trong bộ phim Battleship. Trích phim: Battleship.