Việc sở hữu một biên đội tàu sân bay hùng mạnh luôn là đích đến cuối cùng của bất kỳ lực lượng hải quân nào trên thế giới, nó không đơn thuần chỉ là một thứ vũ khí mang ý nghĩa chiến lược mà còn là biểu tượng về sức mạnh quân sự trên biển của nhiều nước. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng có thể tự trang bị cho mình một biên đội tàu sân bay theo đúng nghĩa. Trong ảnh là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Carl Vinson lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sputnik.Như chính tên gọi của mình, tàu sân bay là một chiến hạm có khả năng mang theo các máy bay chiến đấu hổ trợ tác chiến trên biển, trên không lẫn tấn công mặt đất. Với thiết kế đó nó cũng có thể được xem là một căn cứ không quân di động trên biển, và ngoài khả năng mang theo máy bay nó cũng có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác. Trong ảnh là tàu sân bay HMS Ocean của Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: Sputnik.Lịch sử phát triển của tàu sân bay được bắt đầu vào đầu thế kỷ 20 và tỏa sáng nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 cũng như dần trở nên phổ biến sau đó. Từ thiết kế đơn giản ban đầu, ngày nay một tàu sân bay hạt nhân có thể mang theo tới 91 máy bay các loại từ các dòng chiến đấu cơ cho đến trực thăng vũ trang. Trong ảnh là tàu sân bay Giuseppe Garibaldi của Hải quân Italy. Nguồn ảnh: Sputnik.Bản thân tàu sân bay cũng được phân chia thành nhiều thiết kế khác nhau dành cho từng loại nhiệm vụ như: siêu tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ hay tàu sân bay trực thăng. Tất cả chúng đều có khả năng triển khai các dòng máy bay quân sự khác nhau tùy thuộc vào thiết kế. Trong ảnh là tàu tấn công đổ bộ đa năng Juan Carlos I của Hải quân Tây Ban Nha, nó có giá trị ước tính lên đến 600 triệu USD. Nguồn ảnh: Sputnik.Ngày nay không chỉ hải quân các nước Phương Tây mới có thể sở hữu các biên đội tàu sân bay mà cuộc chơi đã mở rộng sang cả các quốc gia Châu Á. Điển hình như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và cựu vương Nhật Bản. Trong ảnh là tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ và được đưa vào hoạt động từ năm 2013. Nguồn ảnh: Sputnik. Nguồn ảnh: Sputnik.Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp. Ngoài Mỹ, Pháp là quốc gia duy nhất trên thế giới đang vận hành một biên đội tàu sân bay hạt nhân. Nguồn ảnh: Sputnik.Dĩ nhiên trong cuộc đua tàu sân bay không thể không kể đến Nga, ngay cả khi hải quân nước này chỉ sở hữu một tàu sân bay duy nhất là tàu Đô đốc Kuznetsov. Với tiềm lực hải quân hiện tại trong tương lai gần Moscow hoàn toàn có thể mở rộng biên đội tàu sân bay có phần tụt dốc của mình. Nguồn ảnh: Sputnik.Sau Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, thì quốc gia Châu Á tiếp theo sở hữu tàu sân bay chính là Hải quân Thái Lan với tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet. Hiện tại tàu sân bay này vẫn còn hoạt động nhưng với quy mô khá hạn chế. Nguồn ảnh: Sputnik.Nối tiếp Châu Á, thì Châu Phi cũng tham gia cuộc đua tàu sân bay với phần còn lại của thế giới khi mới đây Hải quân Ai Cập đã chính thức đưa vào trang bị các tàu tấn công đổ bộ mang trực thăng lớp Mistral của Pháp. Và còn đường để các tàu đổ bộ này đến được Cairo là cả một hành trình dài. Nguồn ảnh: Sputnik.Trong tất cả các quốc gia từng sở hữu tàu sân bay, thì Nhật Bản là một trong những ẩn số lớn nhất. Với việc bị giới hạn bởi hiến pháp Tokyo không thể sở hữu cho mình một chiếc tàu sân bay theo đúng nghĩa nhưng bù lại họ biết cách biến các tàu chiến của mình trở thành tàu sân bay khi cần. Trong ảnh là tàu khu trục mang trực thăng JDS Hyuga của Hải quân Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sputnik.Không muốn thua kém Nhật Bản trong cuộc đua vũ trang ở Đông Bắc Á, Hàn Quốc cũng tự trang bị cho mình tàu tấn công đổ bộ ROKS Dokdo với thiết kế không hề kém cạnh JDS Hyuga của Tokyo. Nguồn ảnh: Sputnik.Đi xa hơn về phía Đông Thái Bình Dương là Australia, dù ở một vị thế địa lý khá an toàn nhưng Hải quân Australian vẫn thấy việc trang bị cho mình một tàu sân bay là cần thiết điển hình như chiếc HMAS Canberra. Nguồn ảnh: Sputnik.Và như một phần quy luật tất yếu, sau thời đại phát triển nhanh vọt của mình Hải quân Trung Quốc cũng đưa vào trang bị tàu sân bay đầu tiên của mình trong năm 2012 với cái tên Liêu Ninh. Nguồn ảnh: Sputnik.5 năm sau đó, Trung Quốc tiếp tục chứng minh không có gì là họ không thể làm được khi hạ thủy tàu sân bay đầu tiên mang tên Sơn Đông (CV-17). Theo một số phân tích, tàu sân bay Sơn Đông là một thiết kế sao chép công nghệ mẫu tàu Kuznetsov của Liên Xô.
Việc sở hữu một biên đội tàu sân bay hùng mạnh luôn là đích đến cuối cùng của bất kỳ lực lượng hải quân nào trên thế giới, nó không đơn thuần chỉ là một thứ vũ khí mang ý nghĩa chiến lược mà còn là biểu tượng về sức mạnh quân sự trên biển của nhiều nước. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng có thể tự trang bị cho mình một biên đội tàu sân bay theo đúng nghĩa. Trong ảnh là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Carl Vinson lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sputnik.
Như chính tên gọi của mình, tàu sân bay là một chiến hạm có khả năng mang theo các máy bay chiến đấu hổ trợ tác chiến trên biển, trên không lẫn tấn công mặt đất. Với thiết kế đó nó cũng có thể được xem là một căn cứ không quân di động trên biển, và ngoài khả năng mang theo máy bay nó cũng có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác. Trong ảnh là tàu sân bay HMS Ocean của Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: Sputnik.
Lịch sử phát triển của tàu sân bay được bắt đầu vào đầu thế kỷ 20 và tỏa sáng nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 cũng như dần trở nên phổ biến sau đó. Từ thiết kế đơn giản ban đầu, ngày nay một tàu sân bay hạt nhân có thể mang theo tới 91 máy bay các loại từ các dòng chiến đấu cơ cho đến trực thăng vũ trang. Trong ảnh là tàu sân bay Giuseppe Garibaldi của Hải quân Italy. Nguồn ảnh: Sputnik.
Bản thân tàu sân bay cũng được phân chia thành nhiều thiết kế khác nhau dành cho từng loại nhiệm vụ như: siêu tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ hay tàu sân bay trực thăng. Tất cả chúng đều có khả năng triển khai các dòng máy bay quân sự khác nhau tùy thuộc vào thiết kế. Trong ảnh là tàu tấn công đổ bộ đa năng Juan Carlos I của Hải quân Tây Ban Nha, nó có giá trị ước tính lên đến 600 triệu USD. Nguồn ảnh: Sputnik.
Ngày nay không chỉ hải quân các nước Phương Tây mới có thể sở hữu các biên đội tàu sân bay mà cuộc chơi đã mở rộng sang cả các quốc gia Châu Á. Điển hình như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và cựu vương Nhật Bản. Trong ảnh là tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ và được đưa vào hoạt động từ năm 2013. Nguồn ảnh: Sputnik. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp. Ngoài Mỹ, Pháp là quốc gia duy nhất trên thế giới đang vận hành một biên đội tàu sân bay hạt nhân. Nguồn ảnh: Sputnik.
Dĩ nhiên trong cuộc đua tàu sân bay không thể không kể đến Nga, ngay cả khi hải quân nước này chỉ sở hữu một tàu sân bay duy nhất là tàu Đô đốc Kuznetsov. Với tiềm lực hải quân hiện tại trong tương lai gần Moscow hoàn toàn có thể mở rộng biên đội tàu sân bay có phần tụt dốc của mình. Nguồn ảnh: Sputnik.
Sau Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, thì quốc gia Châu Á tiếp theo sở hữu tàu sân bay chính là Hải quân Thái Lan với tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet. Hiện tại tàu sân bay này vẫn còn hoạt động nhưng với quy mô khá hạn chế. Nguồn ảnh: Sputnik.
Nối tiếp Châu Á, thì Châu Phi cũng tham gia cuộc đua tàu sân bay với phần còn lại của thế giới khi mới đây Hải quân Ai Cập đã chính thức đưa vào trang bị các tàu tấn công đổ bộ mang trực thăng lớp Mistral của Pháp. Và còn đường để các tàu đổ bộ này đến được Cairo là cả một hành trình dài. Nguồn ảnh: Sputnik.
Trong tất cả các quốc gia từng sở hữu tàu sân bay, thì Nhật Bản là một trong những ẩn số lớn nhất. Với việc bị giới hạn bởi hiến pháp Tokyo không thể sở hữu cho mình một chiếc tàu sân bay theo đúng nghĩa nhưng bù lại họ biết cách biến các tàu chiến của mình trở thành tàu sân bay khi cần. Trong ảnh là tàu khu trục mang trực thăng JDS Hyuga của Hải quân Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sputnik.
Không muốn thua kém Nhật Bản trong cuộc đua vũ trang ở Đông Bắc Á, Hàn Quốc cũng tự trang bị cho mình tàu tấn công đổ bộ ROKS Dokdo với thiết kế không hề kém cạnh JDS Hyuga của Tokyo. Nguồn ảnh: Sputnik.
Đi xa hơn về phía Đông Thái Bình Dương là Australia, dù ở một vị thế địa lý khá an toàn nhưng Hải quân Australian vẫn thấy việc trang bị cho mình một tàu sân bay là cần thiết điển hình như chiếc HMAS Canberra. Nguồn ảnh: Sputnik.
Và như một phần quy luật tất yếu, sau thời đại phát triển nhanh vọt của mình Hải quân Trung Quốc cũng đưa vào trang bị tàu sân bay đầu tiên của mình trong năm 2012 với cái tên Liêu Ninh. Nguồn ảnh: Sputnik.
5 năm sau đó, Trung Quốc tiếp tục chứng minh không có gì là họ không thể làm được khi hạ thủy tàu sân bay đầu tiên mang tên Sơn Đông (CV-17). Theo một số phân tích, tàu sân bay Sơn Đông là một thiết kế sao chép công nghệ mẫu tàu Kuznetsov của Liên Xô.