Máy bay ném bom B-17 hay còn được gọi với biệt danh là “pháo đài bay”, được xem là biểu tượng của Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nó được thiết kế dành cho các nhiệm vụ không kích đường dài với tầm hoạt động lên đến hơn 3.200km và có thể mang theo 2.7 tấn bom các loại. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên điều khiến B-17 được mệnh danh là pháo đài bay không nằm ở khả năng ném bom của nó, mà bởi chính kho vũ khí phòng vệ đồ sộ mà nó có thể mang theo. Và đây là một trong những biện pháp giúp phi hành đoàn B-17 có thể tự bảo vệ mình trước các phi đội tiêm kích đánh chặn của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngay trong giai đoạn đầu thiết kế B-17, Boeing đã muốn vũ trang cho dòng máy bay ném bom hạng nặng này với hệ thống súng máy 12.7mm M2 Browning ở ít nhất 8 vị trí chạy dọc từ đầu cho đến đuôi máy bay. Nguồn ảnh: history.com.Và để sử dụng số vũ khí này B-17 có phi hành đoàn lên đến 10 người, trong đó có ít nhất 6 xạ thủ súng máy còn lại là hai phi công, một hoa tiêu và một thám trắc mục tiêu. Trong ảnh là vị trí của phi hành đoàn trên B-17 với các lối thoát hiểm khẩn cấp khi máy bay gặp sự cố. Nguồn ảnh: Diseno-art.com.Quay lại hệ thống vũ khí phòng vệ trên B-17, như sơ đồ mô phỏng ta có thể thấy phía trước mũi máy bay được trang bị ít nhất 3 súng máy, tiếp đến là tháp pháo trên phần thân, tháp pháo dưới thân, hai súng máy khác được bố trí ở hai bên thân và cuối cùng là ở đuôi máy bay. Thiết kế này được cho là sẽ bảo vệ B-17 trước mọi hướng tấn công của kẻ thù. Nguồn ảnh: Sarah Sundin.Trong ảnh là vị trí xạ thủ súng máy số 1 trên B-17 tại vòm mũi của máy bay ngay cạnh vị trí sĩ quan thám trắc. Với vòm mũi trong suốt xạ thủ số 1 có thể dễ dàng phát hiện và đánh chặn máy bay chiến đấu của đối phương ngay từ phía trước. Nguồn ảnh: Daily Wallpaper.Nhưng đó chưa phải là vũ khí duy nhất được đặt trước đầu mũi B-17, khi bên dưới đầu máy bay còn có một tổ hợp súng máy M2 Browning hai nòng giúp tăng tối đa sức mạnh hỏa lực về hướng chính diện của B-17. Nguồn ảnh: Wikimedia.Vị trí xạ thủ số hai trên B-17 chính là tháp pháo số 1 được đặt trên thân máy bay, nó cũng được trang bị bộ đôi súng máy M2 Browning và tháp pháo này có khả năng xoay 360 độ giúp xạ thủ linh hoạt hơn trong tác chiến cũng như hổ trợ đồng đội bên dưới ở mọi hướng bắn. Nguồn ảnh: Pinterest.Tốc độ bắn của súng máy M2 Browning có thể đạt từ 450-600 viên/phút, kết hợp với đó là đạn tiêu chuẩn .50 BMG (12.7×99mm NATO) có thể xuyên phá bất cứ lớp giáp bảo vệ nào của máy bay chiến đấu Đức hoặc Nhật Bản trong CTTG 2. Nguồn ảnh: AirPower History.Tiếp theo là vị trí chiến đấu đáng sợ nhất trên B-17 - tháp pháo súng máy số hai nằm bên dưới thân máy bay dành cho xạ thủ số ba. Sở dĩ nói như vậy là bởi tháp pháo này có thiết kế khép kín giống như một cỗ quan tài trên không, thậm chí ngay cả khi ở dưới mất đất cũng rất khó để di chuyển ra vào bên trong nó. Do đó khi B-17 gặp sự cố trên không cơ hội sống sót ở vị trí này gần như là bằng không. Nguồn ảnh: Mission4Today.Tháp pháo số hai của B-17 cũng được trang bị hai súng máy M2 Browning được thiết kế để đánh chặn máy bay chiến đấu của kẻ thù tấn công từ bên dưới thân máy bay, hoặc nó cũng có thể được sử dụng để tấn công mặt đất. Nguồn ảnh: Reddit.Vị trí xạ thủ số bốn và số năm trên B-17 nằm ở giữa thân máy bay, đây cũng là vị trí chiến đấu thoải mái nhất trên B-17 khi nó có thiết kể mở và xạ thủ chỉ cần đứng bắn. Tuy nhiên vị trí này cũng có một số nhược điểm khi phi hành đoàn phải tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh nếu như B-17 bay lên độ cao hơn 10.000m. Nguồn ảnh: Boeing.Một nhược điểm khác của vị trí này là xạ thủ súng máy hầu như không được bảo vệ trước hỏa lực trực tiếp từ máy bay chiến đấu của đối phương khi vị trí bắn là cửa mở không có che chắn. Mặt khác cũng đây là vị trí bị tấn công nhiều nhất do thiết kế phần thân giữa khá mỏng của B-17. Nguồn ảnh: MikeGepp.Xạ thủ súng máy cuối cùng trên B-17 là ở phần đuôi máy bay, nó được thiết kế để chống máy bay địch tập kích từ phía sau. Trang bị của vị trí này là gồm hai súng máy M2 Browning tương tự như tháp pháo số 1 và số 2. Nguồn ảnh: Pinterest.Được trang bị bốn động cơ cánh quạt Wright R-1820-97 có công suất lên đến 1.200 mã lực mỗi chiếc, do đó máy bay B-17 có tốc độ bay khá nhanh khoảng 460km/h. Tuy nhiên điều đó cũng không giúp nó thoát khỏi các phi đội chiến đấu cơ đánh chặn của Đức và hệ thống vũ khí phòng vệ trên B-17 chính là lá chắn bảo vệ hữu ích nhất cho oanh tạc cơ này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Máy bay ném bom B-17 hay còn được gọi với biệt danh là “pháo đài bay”, được xem là biểu tượng của Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nó được thiết kế dành cho các nhiệm vụ không kích đường dài với tầm hoạt động lên đến hơn 3.200km và có thể mang theo 2.7 tấn bom các loại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên điều khiến B-17 được mệnh danh là pháo đài bay không nằm ở khả năng ném bom của nó, mà bởi chính kho vũ khí phòng vệ đồ sộ mà nó có thể mang theo. Và đây là một trong những biện pháp giúp phi hành đoàn B-17 có thể tự bảo vệ mình trước các phi đội tiêm kích đánh chặn của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngay trong giai đoạn đầu thiết kế B-17, Boeing đã muốn vũ trang cho dòng máy bay ném bom hạng nặng này với hệ thống súng máy 12.7mm M2 Browning ở ít nhất 8 vị trí chạy dọc từ đầu cho đến đuôi máy bay. Nguồn ảnh: history.com.
Và để sử dụng số vũ khí này B-17 có phi hành đoàn lên đến 10 người, trong đó có ít nhất 6 xạ thủ súng máy còn lại là hai phi công, một hoa tiêu và một thám trắc mục tiêu. Trong ảnh là vị trí của phi hành đoàn trên B-17 với các lối thoát hiểm khẩn cấp khi máy bay gặp sự cố. Nguồn ảnh: Diseno-art.com.
Quay lại hệ thống vũ khí phòng vệ trên B-17, như sơ đồ mô phỏng ta có thể thấy phía trước mũi máy bay được trang bị ít nhất 3 súng máy, tiếp đến là tháp pháo trên phần thân, tháp pháo dưới thân, hai súng máy khác được bố trí ở hai bên thân và cuối cùng là ở đuôi máy bay. Thiết kế này được cho là sẽ bảo vệ B-17 trước mọi hướng tấn công của kẻ thù. Nguồn ảnh: Sarah Sundin.
Trong ảnh là vị trí xạ thủ súng máy số 1 trên B-17 tại vòm mũi của máy bay ngay cạnh vị trí sĩ quan thám trắc. Với vòm mũi trong suốt xạ thủ số 1 có thể dễ dàng phát hiện và đánh chặn máy bay chiến đấu của đối phương ngay từ phía trước. Nguồn ảnh: Daily Wallpaper.
Nhưng đó chưa phải là vũ khí duy nhất được đặt trước đầu mũi B-17, khi bên dưới đầu máy bay còn có một tổ hợp súng máy M2 Browning hai nòng giúp tăng tối đa sức mạnh hỏa lực về hướng chính diện của B-17. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Vị trí xạ thủ số hai trên B-17 chính là tháp pháo số 1 được đặt trên thân máy bay, nó cũng được trang bị bộ đôi súng máy M2 Browning và tháp pháo này có khả năng xoay 360 độ giúp xạ thủ linh hoạt hơn trong tác chiến cũng như hổ trợ đồng đội bên dưới ở mọi hướng bắn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tốc độ bắn của súng máy M2 Browning có thể đạt từ 450-600 viên/phút, kết hợp với đó là đạn tiêu chuẩn .50 BMG (12.7×99mm NATO) có thể xuyên phá bất cứ lớp giáp bảo vệ nào của máy bay chiến đấu Đức hoặc Nhật Bản trong CTTG 2. Nguồn ảnh: AirPower History.
Tiếp theo là vị trí chiến đấu đáng sợ nhất trên B-17 - tháp pháo súng máy số hai nằm bên dưới thân máy bay dành cho xạ thủ số ba. Sở dĩ nói như vậy là bởi tháp pháo này có thiết kế khép kín giống như một cỗ quan tài trên không, thậm chí ngay cả khi ở dưới mất đất cũng rất khó để di chuyển ra vào bên trong nó. Do đó khi B-17 gặp sự cố trên không cơ hội sống sót ở vị trí này gần như là bằng không. Nguồn ảnh: Mission4Today.
Tháp pháo số hai của B-17 cũng được trang bị hai súng máy M2 Browning được thiết kế để đánh chặn máy bay chiến đấu của kẻ thù tấn công từ bên dưới thân máy bay, hoặc nó cũng có thể được sử dụng để tấn công mặt đất. Nguồn ảnh: Reddit.
Vị trí xạ thủ số bốn và số năm trên B-17 nằm ở giữa thân máy bay, đây cũng là vị trí chiến đấu thoải mái nhất trên B-17 khi nó có thiết kể mở và xạ thủ chỉ cần đứng bắn. Tuy nhiên vị trí này cũng có một số nhược điểm khi phi hành đoàn phải tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh nếu như B-17 bay lên độ cao hơn 10.000m. Nguồn ảnh: Boeing.
Một nhược điểm khác của vị trí này là xạ thủ súng máy hầu như không được bảo vệ trước hỏa lực trực tiếp từ máy bay chiến đấu của đối phương khi vị trí bắn là cửa mở không có che chắn. Mặt khác cũng đây là vị trí bị tấn công nhiều nhất do thiết kế phần thân giữa khá mỏng của B-17. Nguồn ảnh: MikeGepp.
Xạ thủ súng máy cuối cùng trên B-17 là ở phần đuôi máy bay, nó được thiết kế để chống máy bay địch tập kích từ phía sau. Trang bị của vị trí này là gồm hai súng máy M2 Browning tương tự như tháp pháo số 1 và số 2. Nguồn ảnh: Pinterest.
Được trang bị bốn động cơ cánh quạt Wright R-1820-97 có công suất lên đến 1.200 mã lực mỗi chiếc, do đó máy bay B-17 có tốc độ bay khá nhanh khoảng 460km/h. Tuy nhiên điều đó cũng không giúp nó thoát khỏi các phi đội chiến đấu cơ đánh chặn của Đức và hệ thống vũ khí phòng vệ trên B-17 chính là lá chắn bảo vệ hữu ích nhất cho oanh tạc cơ này. Nguồn ảnh: Pinterest.