Kể từ khi được thành lập vào năm 1918 và cho đến khi đổi tên thành hải quân Xô Viết từ năm 1937 cho đến tận khi nhà nước Liên bang sụp đổ vào năm 1991, thì các tàu chiến mặt nước của Liên Xô khi được đưa vào biên chế sẽ được dập nổi một ngôi sao màu đỏ ở phía trước mũi tàu. Đây là biểu tượng vô cùng đặc trưng hạm đội tàu của hải quân Liên Xô.
Ảnh: Khinh hạm Storozhevoy thuộc lớp Krivak của Hải quân Liên Xô, có thể thấy ngôi sao đỏ đặc trưng trước mũi tàu.Và kể cả cho đến tận ngày nay, truyền thống dập nổi ngôi sao đỏ phía trước mũi tàu chiến vẫn còn được Hải quân Nga duy trì, thực hiện trên các tàu mặt nước gia nhập hải quân đóng mới sau thời Liên Xô.
Ảnh: Tàu hộ tống Soobrazitelnyi thuộc lớp Steregushiy của Hải quân Nga được đóng mới trong thế kỷ 21 vẫn giữ ngôi sao truyền thống.Dù vậy, ít ai biết rằng, trong biên chế của Hải quân nhân dân Việt Nam hiện nay cũng đang sở hữu những con tàu chiến mặt nước có dấu hiệu đặc trưng này của Liên Xô, đó là các tàu thuộc đề án 266 Yurka và đề án 159A Petya II.
Ảnh: Trực thăng săn ngầm Ka-28 thực hành hạ cánh trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam.Trong giai đoạn 1970-1990, nhằm giúp đỡ xây dựng Hải quân Việt Nam non trẻ, trang bị chủ yếu là các tàu pháo, tàu phóng lôi cỡ nhỏ và một số tàu chiến lợi phẩm thu được từ Mỹ. Liên Xô đã viện trợ cho ta nhiều tàu mặt nước nhằm nâng cao năng lực tác chiến trên biển của Quân đội ta.
Ảnh: Nạp đạn tên lửa P-15 cho tàu Osa của vùng I Hải quân.Trong đó phải kể đến như các tàu tên lửa lớp Osa (đề án 205), tàu phóng lôi lớp Shershen (đề án 206), tàu phóng lôi lớp Turya (đề án 206M), tàu quét mìn Sonya (đề án 1265), tàu quét mìn lớp Yevgenya (đề án 1258)…
Ảnh: Tàu quét mìn Yurka (trái) và các tàu quét mìn Sonya (phải) đều là những tàu mặt nước do Liên Xô viện trợ cho ta trong giai đoạn 1970 - 1990.Đặc biệt Liên Xô còn viện trợ cho ta cả các tàu chiến vẫn còn đang có mặt trong biên chế Hải quân Xô Viết lúc bấy giờ điển hình là 2 loại tàu hộ vệ săn ngầm Petya II (đề án 159A) và tàu quét mìn Yurka (đề án 266).
Ảnh: Tàu hộ vệ săn ngầm 15 thuộc lớp Petya II (đề án 159A) từng thuộc Hải quân Xô Viết đang hoạt động trong Hải quân Việt Nam.Liên Xô viện trợ cho Hải quân ta năm tàu hộ vệ săn ngầm Petya (đề án 159) được phía ta đánh số là 09 11 13 15 17. Tàu 13 15 17 thuộc lớp Petya II (đề án 159A), đây là những tàu đã từng nằm trong biên chế hải quân Xô Viết, còn tàu 09 và 11 thuộc lớp Peyta III (đề án 159E) là các tàu được chế tạo sau này để xuất khẩu sang Việt Nam.
Ảnh: Tàu 13 lớp Petya II (đề án 159A) của Hải quân Việt Nam.Hai tàu quét mìn Yurka (đề án 266) được phía ta đánh số là 851 và 852 cũng đều là tàu từng nằm trong biên chế của Hải quân Xô Viết, tuy nhiên khi chuyển giao cho Việt Nam, các tàu này đã bị tháo bớt một số trang bị chuyên dụng.
Ảnh: Tàu quét mìn 852 phối hợp diễn tập tìm kiếm cứu nạn trên biển cùng máy bay trực thăng.Và vì các tàu này đã từng hoạt động trong Hải quân Liên Xô, nên ở mũi tàu cũng được dập ngôi sao đỏ đặc trưng của lực lượng này. Đây là những con tàu đặc biệt hiếm hoi trong biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam mang dấu ấn của Liên Xô và vẫn còn hoạt động cho đến tận bây giờ.
Ảnh: Ngôi sao đỏ đặc trưng của Hải quân Liên Xô trước mũi tàu hộ vệ săn ngầm 13 của Hải quân Việt Nam.Những huy hiệu này đã đi theo con tàu trong suốt năm tháng hoạt động tại những vùng biển xa xôi cho đến tận khi về trang bị cho Hải quân Việt Nam với nhiệm vụ tuần tra, tác chiến trên Biển Đông, tuyến biển nhộn nhịp hàng đầu trên thế giới. Nó như là một hoài niệm khó quên về một thời tung hoành ngang dọc của Liên Xô, cũng như là bằng chứng về tình hữu nghị Việt - Xô, một sự đóng góp to lớn trong công cuộc gây dựng bước đầu cho lực lượng ta có được ngày hôm nay.
Ảnh: Ngôi sao đỏ của Liên Xô trước mũi tàu hộ vệ săn ngầm Petya Việt Nam.Tuy nhiên sau này khi Hải quân ta bước vào thời điểm đổi mới với việc thống nhất lại màu sơn của các tàu chiến mặt nước sang màu xám trắng, đồng thời loại bỏ chữ HQ cũ trước số hiệu tàu để theo chuẩn quốc tế, thì Việt Nam cũng cho sơn đè lên luôn cả ngôi sao đỏ Liên Xô của tàu Petya và Yurka để tạo sự đồng bộ, tăng tính ngụy trang. Tuy nhiên nếu để ý kỹ, chúng ta vẫn có thể nhận ra ngôi sao được dập nổi ở phía trước mũi tàu.
Ảnh: Tàu hộ vệ săn ngầm 17 với màu sơn mới, sơn đè lên cả ngôi sao đỏ Liên Xô.Dù cho hiện nay, Hải quân Việt Nam đã có những bước trở mình mạnh mẽ với hạm đội tàu mặt nước trang bị tên lửa chống hạm hùng hậu, đủ sức bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên biển trong thời đại mới. Nhưng đâu đó, trên những con tàu chiến già cỗi vẫn còn mang trên mình ngôi sao Liên Xô, là minh chứng cho một sự giúp đỡ tận tình, tạo những khởi đầu để lực lượng ta có được ngày hôm nay, là tình hữu nghị Việt - Xô vững bền, son sắc.
Ảnh: Đội hình tàu mặt nước Việt Nam diễn tập trên biển. Video Những con tàu chiến hiện đại của Hải quân Việt Nam - Nguồn: QPVN
Kể từ khi được thành lập vào năm 1918 và cho đến khi đổi tên thành hải quân Xô Viết từ năm 1937 cho đến tận khi nhà nước Liên bang sụp đổ vào năm 1991, thì các tàu chiến mặt nước của Liên Xô khi được đưa vào biên chế sẽ được dập nổi một ngôi sao màu đỏ ở phía trước mũi tàu. Đây là biểu tượng vô cùng đặc trưng hạm đội tàu của hải quân Liên Xô.
Ảnh: Khinh hạm Storozhevoy thuộc lớp Krivak của Hải quân Liên Xô, có thể thấy ngôi sao đỏ đặc trưng trước mũi tàu.
Và kể cả cho đến tận ngày nay, truyền thống dập nổi ngôi sao đỏ phía trước mũi tàu chiến vẫn còn được Hải quân Nga duy trì, thực hiện trên các tàu mặt nước gia nhập hải quân đóng mới sau thời Liên Xô.
Ảnh: Tàu hộ tống Soobrazitelnyi thuộc lớp Steregushiy của Hải quân Nga được đóng mới trong thế kỷ 21 vẫn giữ ngôi sao truyền thống.
Dù vậy, ít ai biết rằng, trong biên chế của Hải quân nhân dân Việt Nam hiện nay cũng đang sở hữu những con tàu chiến mặt nước có dấu hiệu đặc trưng này của Liên Xô, đó là các tàu thuộc đề án 266 Yurka và đề án 159A Petya II.
Ảnh: Trực thăng săn ngầm Ka-28 thực hành hạ cánh trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam.
Trong giai đoạn 1970-1990, nhằm giúp đỡ xây dựng Hải quân Việt Nam non trẻ, trang bị chủ yếu là các tàu pháo, tàu phóng lôi cỡ nhỏ và một số tàu chiến lợi phẩm thu được từ Mỹ. Liên Xô đã viện trợ cho ta nhiều tàu mặt nước nhằm nâng cao năng lực tác chiến trên biển của Quân đội ta.
Ảnh: Nạp đạn tên lửa P-15 cho tàu Osa của vùng I Hải quân.
Trong đó phải kể đến như các tàu tên lửa lớp Osa (đề án 205), tàu phóng lôi lớp Shershen (đề án 206), tàu phóng lôi lớp Turya (đề án 206M), tàu quét mìn Sonya (đề án 1265), tàu quét mìn lớp Yevgenya (đề án 1258)…
Ảnh: Tàu quét mìn Yurka (trái) và các tàu quét mìn Sonya (phải) đều là những tàu mặt nước do Liên Xô viện trợ cho ta trong giai đoạn 1970 - 1990.
Đặc biệt Liên Xô còn viện trợ cho ta cả các tàu chiến vẫn còn đang có mặt trong biên chế Hải quân Xô Viết lúc bấy giờ điển hình là 2 loại tàu hộ vệ săn ngầm Petya II (đề án 159A) và tàu quét mìn Yurka (đề án 266).
Ảnh: Tàu hộ vệ săn ngầm 15 thuộc lớp Petya II (đề án 159A) từng thuộc Hải quân Xô Viết đang hoạt động trong Hải quân Việt Nam.
Liên Xô viện trợ cho Hải quân ta năm tàu hộ vệ săn ngầm Petya (đề án 159) được phía ta đánh số là 09 11 13 15 17. Tàu 13 15 17 thuộc lớp Petya II (đề án 159A), đây là những tàu đã từng nằm trong biên chế hải quân Xô Viết, còn tàu 09 và 11 thuộc lớp Peyta III (đề án 159E) là các tàu được chế tạo sau này để xuất khẩu sang Việt Nam.
Ảnh: Tàu 13 lớp Petya II (đề án 159A) của Hải quân Việt Nam.
Hai tàu quét mìn Yurka (đề án 266) được phía ta đánh số là 851 và 852 cũng đều là tàu từng nằm trong biên chế của Hải quân Xô Viết, tuy nhiên khi chuyển giao cho Việt Nam, các tàu này đã bị tháo bớt một số trang bị chuyên dụng.
Ảnh: Tàu quét mìn 852 phối hợp diễn tập tìm kiếm cứu nạn trên biển cùng máy bay trực thăng.
Và vì các tàu này đã từng hoạt động trong Hải quân Liên Xô, nên ở mũi tàu cũng được dập ngôi sao đỏ đặc trưng của lực lượng này. Đây là những con tàu đặc biệt hiếm hoi trong biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam mang dấu ấn của Liên Xô và vẫn còn hoạt động cho đến tận bây giờ.
Ảnh: Ngôi sao đỏ đặc trưng của Hải quân Liên Xô trước mũi tàu hộ vệ săn ngầm 13 của Hải quân Việt Nam.
Những huy hiệu này đã đi theo con tàu trong suốt năm tháng hoạt động tại những vùng biển xa xôi cho đến tận khi về trang bị cho Hải quân Việt Nam với nhiệm vụ tuần tra, tác chiến trên Biển Đông, tuyến biển nhộn nhịp hàng đầu trên thế giới. Nó như là một hoài niệm khó quên về một thời tung hoành ngang dọc của Liên Xô, cũng như là bằng chứng về tình hữu nghị Việt - Xô, một sự đóng góp to lớn trong công cuộc gây dựng bước đầu cho lực lượng ta có được ngày hôm nay.
Ảnh: Ngôi sao đỏ của Liên Xô trước mũi tàu hộ vệ săn ngầm Petya Việt Nam.
Tuy nhiên sau này khi Hải quân ta bước vào thời điểm đổi mới với việc thống nhất lại màu sơn của các tàu chiến mặt nước sang màu xám trắng, đồng thời loại bỏ chữ HQ cũ trước số hiệu tàu để theo chuẩn quốc tế, thì Việt Nam cũng cho sơn đè lên luôn cả ngôi sao đỏ Liên Xô của tàu Petya và Yurka để tạo sự đồng bộ, tăng tính ngụy trang. Tuy nhiên nếu để ý kỹ, chúng ta vẫn có thể nhận ra ngôi sao được dập nổi ở phía trước mũi tàu.
Ảnh: Tàu hộ vệ săn ngầm 17 với màu sơn mới, sơn đè lên cả ngôi sao đỏ Liên Xô.
Dù cho hiện nay, Hải quân Việt Nam đã có những bước trở mình mạnh mẽ với hạm đội tàu mặt nước trang bị tên lửa chống hạm hùng hậu, đủ sức bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên biển trong thời đại mới. Nhưng đâu đó, trên những con tàu chiến già cỗi vẫn còn mang trên mình ngôi sao Liên Xô, là minh chứng cho một sự giúp đỡ tận tình, tạo những khởi đầu để lực lượng ta có được ngày hôm nay, là tình hữu nghị Việt - Xô vững bền, son sắc.
Ảnh: Đội hình tàu mặt nước Việt Nam diễn tập trên biển.
Video Những con tàu chiến hiện đại của Hải quân Việt Nam - Nguồn: QPVN