Được đặt tên theo bán đảo Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ, tàu đổ bộ tấn công TCG Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ được "thai nghén" từ năm 2016 nhưng mãi tới năm 2018 nó mới bắt đầu được đặt lườn. Tuy nhiên, ngành công nghiệp đóng tàu của Thổ Nhĩ Kỳ không thể tự đóng được những con tàu lớn như TCG Anadolu, do đó Ankara đã nhờ đến Navantia - một trong những công ty đóng tàu hàng đầu châu Âu để hoàn thành giấc mơ sở hữu "tàu sân bay". Nguồn ảnh: Gazetesi.Theo đó để đảm bảo quá trình đóng mới TCG Anadolu không bị gián đoạn, Ankara đã cho thành lập một liên doanh đóng tàu giữa Navantia và Sedef - một công ty hàng hải của Thổ Nhĩ Kỳ. Bản thân TCG Anadolu cũng được đóng theo lớp tàu sân bay hạng nhẹ Juan Carlos I của Tây Ban Nha. Nguồn ảnh: Gazetesi.Với tiến độ hiện, tàu đổ bộ tấn công TCG Anadolu sẽ sớm được hạ thuỷ được hạ thuỷ trong năm 2019 này. Tuy nhiên quá trình hoàn thiện con tàu này sẽ kéo dài tới tận năm 2021. Nguồn ảnh: Gazetesi.Dù được xếp vào loại tàu đổ bộ tấn công, tuy nhiên TCG Anadolu được trang bị đường băng với cầu nhảy giúp nó có thể triển khai được các loại máy bay phản lực có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Mà theo đó, kế hoạch mua F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ nhiều khả năng là để các máy bay này phục vụ trên TCG Anadolu như một tàu sân bay thực thụ. Nguồn ảnh: Gazetesi.Chiều dài tổng cộng của tàu sân bay này là 232 mét, lườn rộng 32 mét và có mớm nước tối đa 6,9 mét. Tàu được trang bị 5 máy phát điện diesel công suất 8000 Kw mỗi máy cho phép nó di chuyển được với tốc độ tối đa khoảng 21 hải lý giờ - tương đương 39 km/h. Nguồn ảnh: Gazetesi.Tầm hoạt động tối đa của tàu vào khoảng 17.000 km ở tốc độ 15 hải lý giờ - tương đương 28 km/h. Tàu có khả năng mang theo tối đa 4 tàu há mồm cỡ lớn hoặc hai tàu đệm khí. Nguồn ảnh: Gazetesi.Tàu đổ bộ TCG Anadolu được trang bị vũ trang bao gồm 5 pháo 25mm điều khiển từ xa loại Aselsan 25mm STOP, 2 pháo cao tốc Phalanx và 1 tổ hợp tên lửa phòng thủ tầm gần RAM. Nguồn ảnh: Gazetesi.Về khả năng kết hợp với lực lượng không quân hải quân, TCG Anadolu mang theo được tối đa 4 trực thăng T-129 ATAK, 8 trực thăng vận tải As532 hoặc CH-47, 2 trực thăng S-70B Seahawk. Nguồn ảnh: Gazetesi.Đặc biệt, TCG Anadolu có khả năng mang theo tối đa 6 máy bay chiến đấu phản lực thế hệ năm loại F-35B. Khi này, tàu sân bay TCG Anadolu có khả năng hoạt động như một tàu sân bay hạng nhẹ khi nó có thể triển khai và thu hồi được máy bay chiến đấu. Nguồn ảnh: Gazetesi.Thậm chí cả trên mô hình, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cho trưng bày luôn F-35B lên đường băng của tàu đổ bộ tấn công TCG Anadolu. Đáng tiếc là ngay cả hợp đồng bàn giao F-35A giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ còn đang bị "kẹt" sau khi Ankara nhất quyết đòi mua S-400 từ Nga nên việc Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu F-35B trong tương lai gần như là điều bất khả thi và TCG Anadolu sẽ nhiều khả năng sẽ mãi mãi chỉ là tàu đổ bộ tấn công. Nguồn ảnh: Gazetesi. Mời độc giả xem Video: Choáng với màn huấn luyện đặc nhiệm hải quân đổ bộ trinh sát của Đài Loan.
Được đặt tên theo bán đảo Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ, tàu đổ bộ tấn công TCG Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ được "thai nghén" từ năm 2016 nhưng mãi tới năm 2018 nó mới bắt đầu được đặt lườn. Tuy nhiên, ngành công nghiệp đóng tàu của Thổ Nhĩ Kỳ không thể tự đóng được những con tàu lớn như TCG Anadolu, do đó Ankara đã nhờ đến Navantia - một trong những công ty đóng tàu hàng đầu châu Âu để hoàn thành giấc mơ sở hữu "tàu sân bay". Nguồn ảnh: Gazetesi.
Theo đó để đảm bảo quá trình đóng mới TCG Anadolu không bị gián đoạn, Ankara đã cho thành lập một liên doanh đóng tàu giữa Navantia và Sedef - một công ty hàng hải của Thổ Nhĩ Kỳ. Bản thân TCG Anadolu cũng được đóng theo lớp tàu sân bay hạng nhẹ Juan Carlos I của Tây Ban Nha. Nguồn ảnh: Gazetesi.
Với tiến độ hiện, tàu đổ bộ tấn công TCG Anadolu sẽ sớm được hạ thuỷ được hạ thuỷ trong năm 2019 này. Tuy nhiên quá trình hoàn thiện con tàu này sẽ kéo dài tới tận năm 2021. Nguồn ảnh: Gazetesi.
Dù được xếp vào loại tàu đổ bộ tấn công, tuy nhiên TCG Anadolu được trang bị đường băng với cầu nhảy giúp nó có thể triển khai được các loại máy bay phản lực có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Mà theo đó, kế hoạch mua F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ nhiều khả năng là để các máy bay này phục vụ trên TCG Anadolu như một tàu sân bay thực thụ. Nguồn ảnh: Gazetesi.
Chiều dài tổng cộng của tàu sân bay này là 232 mét, lườn rộng 32 mét và có mớm nước tối đa 6,9 mét. Tàu được trang bị 5 máy phát điện diesel công suất 8000 Kw mỗi máy cho phép nó di chuyển được với tốc độ tối đa khoảng 21 hải lý giờ - tương đương 39 km/h. Nguồn ảnh: Gazetesi.
Tầm hoạt động tối đa của tàu vào khoảng 17.000 km ở tốc độ 15 hải lý giờ - tương đương 28 km/h. Tàu có khả năng mang theo tối đa 4 tàu há mồm cỡ lớn hoặc hai tàu đệm khí. Nguồn ảnh: Gazetesi.
Tàu đổ bộ TCG Anadolu được trang bị vũ trang bao gồm 5 pháo 25mm điều khiển từ xa loại Aselsan 25mm STOP, 2 pháo cao tốc Phalanx và 1 tổ hợp tên lửa phòng thủ tầm gần RAM. Nguồn ảnh: Gazetesi.
Về khả năng kết hợp với lực lượng không quân hải quân, TCG Anadolu mang theo được tối đa 4 trực thăng T-129 ATAK, 8 trực thăng vận tải As532 hoặc CH-47, 2 trực thăng S-70B Seahawk. Nguồn ảnh: Gazetesi.
Đặc biệt, TCG Anadolu có khả năng mang theo tối đa 6 máy bay chiến đấu phản lực thế hệ năm loại F-35B. Khi này, tàu sân bay TCG Anadolu có khả năng hoạt động như một tàu sân bay hạng nhẹ khi nó có thể triển khai và thu hồi được máy bay chiến đấu. Nguồn ảnh: Gazetesi.
Thậm chí cả trên mô hình, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cho trưng bày luôn F-35B lên đường băng của tàu đổ bộ tấn công TCG Anadolu. Đáng tiếc là ngay cả hợp đồng bàn giao F-35A giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ còn đang bị "kẹt" sau khi Ankara nhất quyết đòi mua S-400 từ Nga nên việc Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu F-35B trong tương lai gần như là điều bất khả thi và TCG Anadolu sẽ nhiều khả năng sẽ mãi mãi chỉ là tàu đổ bộ tấn công. Nguồn ảnh: Gazetesi.
Mời độc giả xem Video: Choáng với màn huấn luyện đặc nhiệm hải quân đổ bộ trinh sát của Đài Loan.