Các phương tiện truyền thông Nga thời gian gần đây đưa tin thường xuyên về những vụ "đánh chặn" máy bay NATO do Bộ Quốc phòng Nga điều phối, thực hiện.Tần suất của những "chuyến thăm không được mời" như vậy ngày càng tăng. Giới quan sát đặt câu hỏi: Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đang cố gắng đạt được điều gì với những hoạt động như vậy, và cái giá Nga phải trả là bao nhiêu?Báo chí Nga thông tin máy bay trinh sát, máy bay chống tàu ngầm và gần đây là máy bay ném bom chiến lược B-52 của không quân Mỹ có khả năng mang vũ khí hạt nhân thường xuyên hiện diện ở gần biên giới trên không giáp Nga.Trên hết nước ngoài quan tâm đến khu vực Kaliningrad và bờ Biển Đen của Nga, chú trọng đặc biệt đến Crimea. Mỗi lần như vậy, Bộ Quốc phòng Nga đều buộc phải điều máy bay chiến đấu lên để "đánh chặn" chúng, như cách gọi của các nhà báo.Giới chuyên gia quân sự giải thích, thuật ngữ "đánh chặn" trong bối cảnh này không hoàn toàn chính xác. Đánh chặn thực sự là phá hủy một máy bay nước ngoài hoặc buộc nó hạ cánh nếu vi phạm biên giới Liên bang Nga.Thực tế không một chiến đấu cơ hoặc UAV nào của NATO xâm phạm không phận Nga, vì vậy chỉ có thể nói về việc Nga đưa tiêm kích lên không trung khi máy bay quân sự nước ngoài tiến vào khu vực 100 km cách biên giới quốc gia để bay song song.Ngay sau khi một mối nguy cơ tiềm tàng bị loại bỏ, các phi công Nga lập tức đưa máy bay của họ trở lại căn cứ. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đang cố gắng đạt được điều gì với những cuộc điều động như vậy?Đầu tiên, NATO muốn thăm dò sự sẵn sàng của hệ thống phòng không và không quân Nga. Giới quân sự phương Tây rất quan tâm đến bố trí phòng không tại Kaliningrad và Crimea.Khi 3 chiếc B-52 tiếp cận biên giới Crimea vào tuần trước, các máy bay trinh sát của Mỹ và Anh đã bay qua Biển Đen nhằm ghi lại hoạt động của S-400. Cần nhắc lại rằng Sevastopol và Feodosia được trang bị các hệ thống S-400 nội địa hiện đại nhất.Một số nguồn tin cho biết, tàu trinh sát Dupuy de Lome của hải quân Pháp hiện diện tại Biển Đen đã thực hiện một số kiểu "tấn công điện tử" vào địa điểm bố trí S-400 tại Crimea bằng tần số bị đánh chặn.Thứ hai, cần nhớ rằng mỗi chuyến "đánh chặn" của máy bay chiến đấu đều khiến Bộ Quốc phòng Nga tiêu tốn khoản tiền khá lớn, bào mòn nền kinh tế Nga.Theo ước tính, chi phí cho một giờ bay của tiêm kích Su-27/30 là 4 - 5 triệu Ruble. Theo quy định, để đánh chặn đối phương (dù là máy bay ném bom hay máy bay trinh sát), vài tiêm kích phải cùng cất cánh, có nghĩa là chi phí sẽ nhân lên nữa.Trong tuần cuối cùng của tháng 8, lực lượng hàng không vũ trụ Nga ở Crimea đều phải điều động tiêm kích mỗi ngày. Thêm vào đó là chi phí duy trì phương tiện chiến đấu trên mặt đất, tăng ca cho nhân viên...Đây là khoản tiền không hề rẻ, nhất là trong bối cảnh ngân sách quốc phòng Nga thua xa liên minh quân sự NATO, nhưng có lẽ Moskva chẳng còn biện pháp nào khả thi hơn.
Các phương tiện truyền thông Nga thời gian gần đây đưa tin thường xuyên về những vụ "đánh chặn" máy bay NATO do Bộ Quốc phòng Nga điều phối, thực hiện.
Tần suất của những "chuyến thăm không được mời" như vậy ngày càng tăng. Giới quan sát đặt câu hỏi: Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đang cố gắng đạt được điều gì với những hoạt động như vậy, và cái giá Nga phải trả là bao nhiêu?
Báo chí Nga thông tin máy bay trinh sát, máy bay chống tàu ngầm và gần đây là máy bay ném bom chiến lược B-52 của không quân Mỹ có khả năng mang vũ khí hạt nhân thường xuyên hiện diện ở gần biên giới trên không giáp Nga.
Trên hết nước ngoài quan tâm đến khu vực Kaliningrad và bờ Biển Đen của Nga, chú trọng đặc biệt đến Crimea. Mỗi lần như vậy, Bộ Quốc phòng Nga đều buộc phải điều máy bay chiến đấu lên để "đánh chặn" chúng, như cách gọi của các nhà báo.
Giới chuyên gia quân sự giải thích, thuật ngữ "đánh chặn" trong bối cảnh này không hoàn toàn chính xác. Đánh chặn thực sự là phá hủy một máy bay nước ngoài hoặc buộc nó hạ cánh nếu vi phạm biên giới Liên bang Nga.
Thực tế không một chiến đấu cơ hoặc UAV nào của NATO xâm phạm không phận Nga, vì vậy chỉ có thể nói về việc Nga đưa tiêm kích lên không trung khi máy bay quân sự nước ngoài tiến vào khu vực 100 km cách biên giới quốc gia để bay song song.
Ngay sau khi một mối nguy cơ tiềm tàng bị loại bỏ, các phi công Nga lập tức đưa máy bay của họ trở lại căn cứ. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đang cố gắng đạt được điều gì với những cuộc điều động như vậy?
Đầu tiên, NATO muốn thăm dò sự sẵn sàng của hệ thống phòng không và không quân Nga. Giới quân sự phương Tây rất quan tâm đến bố trí phòng không tại Kaliningrad và Crimea.
Khi 3 chiếc B-52 tiếp cận biên giới Crimea vào tuần trước, các máy bay trinh sát của Mỹ và Anh đã bay qua Biển Đen nhằm ghi lại hoạt động của S-400. Cần nhắc lại rằng Sevastopol và Feodosia được trang bị các hệ thống S-400 nội địa hiện đại nhất.
Một số nguồn tin cho biết, tàu trinh sát Dupuy de Lome của hải quân Pháp hiện diện tại Biển Đen đã thực hiện một số kiểu "tấn công điện tử" vào địa điểm bố trí S-400 tại Crimea bằng tần số bị đánh chặn.
Thứ hai, cần nhớ rằng mỗi chuyến "đánh chặn" của máy bay chiến đấu đều khiến Bộ Quốc phòng Nga tiêu tốn khoản tiền khá lớn, bào mòn nền kinh tế Nga.
Theo ước tính, chi phí cho một giờ bay của tiêm kích Su-27/30 là 4 - 5 triệu Ruble. Theo quy định, để đánh chặn đối phương (dù là máy bay ném bom hay máy bay trinh sát), vài tiêm kích phải cùng cất cánh, có nghĩa là chi phí sẽ nhân lên nữa.
Trong tuần cuối cùng của tháng 8, lực lượng hàng không vũ trụ Nga ở Crimea đều phải điều động tiêm kích mỗi ngày. Thêm vào đó là chi phí duy trì phương tiện chiến đấu trên mặt đất, tăng ca cho nhân viên...
Đây là khoản tiền không hề rẻ, nhất là trong bối cảnh ngân sách quốc phòng Nga thua xa liên minh quân sự NATO, nhưng có lẽ Moskva chẳng còn biện pháp nào khả thi hơn.