Ưu thế tuyệt đối về vũ khí hiện đại cùng với chiến thuật hợp lý, đã giúp Azerbaijan dành được chiến thắng trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh diễn ra hồi cuối năm 2020.Kết quả, Armenia đã buộc phải ký kết thỏa thuận đình chiến Nagorno-Karakabh 2020 cùng với Azerbaijan và Nga. Thỏa thuận có nhiều điều khoản nghiêng hẳn về Azerbaijan, phản ánh cục diện trên chiến trường.Từ năm 2016, Azerbaijan đã bộc lộ dấu hiệu muốn giải quyết vấn đề tranh chấp ở khu vực Nagorno-Karabakh bằng vũ lực trên chiến trường. Năm 2020, quyết tâm đó càng trở nên mạnh mẽ hơn.Giai đoạn đầu thập niên 1990, quân đội Armenia và “Cộng hòa Artsakh” đã áp đảo hơn quân đội Azerbaijan, đã đánh bật đối phương ra khỏi lãnh thổ Nagorno-Karakabh, đồng thời chiếm thêm 7 vùng lân cận.Suốt từ đó đến giữa năm 2020 (tức là trong 3 thập kỷ liền), tình thế trên thực địa ở Nagorno-Karabakh cơ bản không thay đổi. “Quân đội phòng vệ Artsakh” vẫn bám sát trận địa và bảo vệ lãnh thổ của “Cộng hòa Artsakh” tự xưng.Nhưng tình hình tại đây từ tháng 9/2020 đã thay đổi nhảy vọt. Quân đội Azerbaijan đã tạo được bước đột phá trên chiến trường nhờ vào vũ khí hiện đại, cách đánh hiểm hóc và môi trường địa chính trị đã thay đổi theo hướng có lợi cho họ...Đầu tiên là đòn sát thủ mang tên phi cơ không người lái (UAV). Có thể nói, UAV đã tạo bước ngoặt cho thế đối đầu quân sự ở Nagorno-Karabakh. Hay nói cách khác, UAV là nhân tố “thay đổi cuộc chơi” ở đây. Lợi thế UAV hoàn toàn nghiêng về Azerbaijan, kéo theo lợi thế của Azerbaijan trên mặt đất.Trong năm 2020 và nhiều năm trước đó, Azerbaijan đã tích cực mua sắm UAV quân sự (gồm cả loại trinh sát và loại tiến công) từ Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. Đáng lưu ý là loại phi cơ không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất (có sử dụng một số công nghệ của phương Tây) và phi cơ không người lái cảm tử do Israel sản xuất.UAV Bayraktar TB2 thực sự đáng sợ, có khả năng dùng nhiều lần, bay thấp để tránh radar, đồng thời phát hiện mục tiêu thông qua bức xạ và một số cách thức khác.Loại UAV này có cảm biến để quan sát và ghi hình mục tiêu trước và sau khi bị tấn công bằng tên lửa phóng từ UAV. Tên lửa được dẫn đường nên dễ dàng đánh trúng mục tiêu. Còn UAV cảm tử do Israel cung cấp có khả năng lao thẳng vào mục tiêu khiến đối phương không kịp trở tay.UAV là một giải pháp lợi hại và tiết kiệm hơn rất nhiều so với dùng phi cơ có người lái. Các máy bay chiến đấu (không phải UAV) thường đắt tiền hơn, đồng thời phải có người lái nên mức độ rủi ro về tính mạng sẽ cao hơn (mà đào tạo phi công thì hết sức tốn kém).Trong khi đó, người điều khiển UAV có thể ngồi trên mặt đất, trong những nơi kín đáo và an toàn. Khi lấy UAV đối chọi với bộ binh, xe tăng và pháo binh của đối phương thì rõ ràng UAV chiếm ưu thế hơn hẳn. UAV ở trên cao, có thể quan sát dễ dàng trận địa bên dưới, trong khi bên dưới không phải lúc nào cũng có thể ngẩng đầu quan sát phía trên.UAV lại yên tĩnh hơn các chiến đấu cơ, đồng thời có thể bay lơ lửng tại một khu vực tương đối dễ dàng. UAV có thể bay tương đối thấp để tránh sự phát hiện của radar. Nói một cách hình ảnh thì với lối đánh bằng UAV này, quân Azerbaijan ở trong bóng tối còn binh sĩ người Armenia ở chỗ sáng và trở thành “mồi ngon” cho đối phương.Trong trận chiến Karabakh vừa qua, phía Azerbaijan còn khôn ngoan dùng chiến thuật “mồi nhử” để phòng không Armenia bộc lộ vị trí. Cụ thể họ đã cải tạo các máy bay cổ (ít nhất là 11 chiếc) thành các UAV rồi cho chúng bay vào không phận Nagorno-Karabakh.Khi đó, “Quân đội phòng vệ Artsakh” bật radar để phát hiện và ngắm bắn các UAV tự chế này và do đó làm lộ vị trí các đơn vị phòng không của mình trước các UAV chủ lực của đối phương đang bí mật lượn lờ gần đó. Chiến thuật này đã giúp Azerbaijan vô hiệu hóa đáng kể các hệ thống radar và bệ phóng tên lửa phòng không của “Artsakh”.Bên cạnh chiến thuật “mồi nhử”, Azerbaijan còn dùng UAV trinh sát để nắm tình hình trận địa đối phương và áp dụng chiến thuật “bầy đàn” (huy động lượng lớn UAV để tiến đánh đối phương) khiến đối phương bị áp đảo, chống trả không xuể (Còn nữa). Nguồn ảnh: Foxt.
Ưu thế tuyệt đối về vũ khí hiện đại cùng với chiến thuật hợp lý, đã giúp Azerbaijan dành được chiến thắng trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh diễn ra hồi cuối năm 2020.
Kết quả, Armenia đã buộc phải ký kết thỏa thuận đình chiến Nagorno-Karakabh 2020 cùng với Azerbaijan và Nga. Thỏa thuận có nhiều điều khoản nghiêng hẳn về Azerbaijan, phản ánh cục diện trên chiến trường.
Từ năm 2016, Azerbaijan đã bộc lộ dấu hiệu muốn giải quyết vấn đề tranh chấp ở khu vực Nagorno-Karabakh bằng vũ lực trên chiến trường. Năm 2020, quyết tâm đó càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Giai đoạn đầu thập niên 1990, quân đội Armenia và “Cộng hòa Artsakh” đã áp đảo hơn quân đội Azerbaijan, đã đánh bật đối phương ra khỏi lãnh thổ Nagorno-Karakabh, đồng thời chiếm thêm 7 vùng lân cận.
Suốt từ đó đến giữa năm 2020 (tức là trong 3 thập kỷ liền), tình thế trên thực địa ở Nagorno-Karabakh cơ bản không thay đổi. “Quân đội phòng vệ Artsakh” vẫn bám sát trận địa và bảo vệ lãnh thổ của “Cộng hòa Artsakh” tự xưng.
Nhưng tình hình tại đây từ tháng 9/2020 đã thay đổi nhảy vọt. Quân đội Azerbaijan đã tạo được bước đột phá trên chiến trường nhờ vào vũ khí hiện đại, cách đánh hiểm hóc và môi trường địa chính trị đã thay đổi theo hướng có lợi cho họ...
Đầu tiên là đòn sát thủ mang tên phi cơ không người lái (UAV). Có thể nói, UAV đã tạo bước ngoặt cho thế đối đầu quân sự ở Nagorno-Karabakh. Hay nói cách khác, UAV là nhân tố “thay đổi cuộc chơi” ở đây. Lợi thế UAV hoàn toàn nghiêng về Azerbaijan, kéo theo lợi thế của Azerbaijan trên mặt đất.
Trong năm 2020 và nhiều năm trước đó, Azerbaijan đã tích cực mua sắm UAV quân sự (gồm cả loại trinh sát và loại tiến công) từ Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. Đáng lưu ý là loại phi cơ không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất (có sử dụng một số công nghệ của phương Tây) và phi cơ không người lái cảm tử do Israel sản xuất.
UAV Bayraktar TB2 thực sự đáng sợ, có khả năng dùng nhiều lần, bay thấp để tránh radar, đồng thời phát hiện mục tiêu thông qua bức xạ và một số cách thức khác.
Loại UAV này có cảm biến để quan sát và ghi hình mục tiêu trước và sau khi bị tấn công bằng tên lửa phóng từ UAV. Tên lửa được dẫn đường nên dễ dàng đánh trúng mục tiêu. Còn UAV cảm tử do Israel cung cấp có khả năng lao thẳng vào mục tiêu khiến đối phương không kịp trở tay.
UAV là một giải pháp lợi hại và tiết kiệm hơn rất nhiều so với dùng phi cơ có người lái. Các máy bay chiến đấu (không phải UAV) thường đắt tiền hơn, đồng thời phải có người lái nên mức độ rủi ro về tính mạng sẽ cao hơn (mà đào tạo phi công thì hết sức tốn kém).
Trong khi đó, người điều khiển UAV có thể ngồi trên mặt đất, trong những nơi kín đáo và an toàn. Khi lấy UAV đối chọi với bộ binh, xe tăng và pháo binh của đối phương thì rõ ràng UAV chiếm ưu thế hơn hẳn. UAV ở trên cao, có thể quan sát dễ dàng trận địa bên dưới, trong khi bên dưới không phải lúc nào cũng có thể ngẩng đầu quan sát phía trên.
UAV lại yên tĩnh hơn các chiến đấu cơ, đồng thời có thể bay lơ lửng tại một khu vực tương đối dễ dàng. UAV có thể bay tương đối thấp để tránh sự phát hiện của radar. Nói một cách hình ảnh thì với lối đánh bằng UAV này, quân Azerbaijan ở trong bóng tối còn binh sĩ người Armenia ở chỗ sáng và trở thành “mồi ngon” cho đối phương.
Trong trận chiến Karabakh vừa qua, phía Azerbaijan còn khôn ngoan dùng chiến thuật “mồi nhử” để phòng không Armenia bộc lộ vị trí. Cụ thể họ đã cải tạo các máy bay cổ (ít nhất là 11 chiếc) thành các UAV rồi cho chúng bay vào không phận Nagorno-Karabakh.
Khi đó, “Quân đội phòng vệ Artsakh” bật radar để phát hiện và ngắm bắn các UAV tự chế này và do đó làm lộ vị trí các đơn vị phòng không của mình trước các UAV chủ lực của đối phương đang bí mật lượn lờ gần đó. Chiến thuật này đã giúp Azerbaijan vô hiệu hóa đáng kể các hệ thống radar và bệ phóng tên lửa phòng không của “Artsakh”.
Bên cạnh chiến thuật “mồi nhử”, Azerbaijan còn dùng UAV trinh sát để nắm tình hình trận địa đối phương và áp dụng chiến thuật “bầy đàn” (huy động lượng lớn UAV để tiến đánh đối phương) khiến đối phương bị áp đảo, chống trả không xuể (Còn nữa). Nguồn ảnh: Foxt.