Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào sáng ngày 24/2, các quốc gia phương Tây cũng như Nhật Bản đã thực hiện một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow, từ các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đến bắt giữ tàu vận tải dân sự của Nga trong vùng biển quốc tế.Vào ngày 27/2, nhiều nguồn tin cho biết nhiều nước châu Âu sẽ chuyển vũ khí đến để hỗ trợ cho lực lượng vũ trang Ukraine, trong khuôn khổ viện trợ do EU tài trợ, bao gồm máy bay chiến đấu và sẽ được chuyển hoàn toàn qua Ba Lan.Phi đội máy bay chiến đấu của Ukraine đã chịu những tổn thất nặng nề trong 72 giờ đầu tiên của cuộc xung đột. Khởi đầu là một chiếc Su-27 Ukraine đã bỏ trốn sang Romania vào ngày đầu tiên, tiếp theo là hai chiếc máy bay chiến đấu Su-24 cũng bị bắn rơi trong những giờ đầu của cuộc xung đột.Nhiều cảnh quay cũng xuất hiện cho thấy các đơn vị máy bay chiến đấu MiG-29 nằm trên sân bay của Ukraine phải chịu những tổn thất lớn trước các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của Nga. Bên cạnh đó, một chiếc Su-27 của Ukraine cũng được cho là đã bị bắn hạ bởi chính hỏa lực của phòng không nước này.Các hệ thống phòng không của Ukraine cũng được xác nhận là đã bị phá hủy trong vòng 2-3 giờ sau khi xung đột bùng nổ, đồng thời các nguồn tin Nga cho biết vào đầu giờ ngày 28/2 rằng, Nga đã đạt được ưu thế hoàn toàn trên không so với Ukraine.Trong khi không quân Ukraine sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các máy bay chiến đấu do phương Tây chế tạo, đó là một nguyên nhân dẫn đến sự do dự khi nhiều quốc gia NATO đề xuất viện trợ các máy bay chiến đấu dư thừa của quân đội Mỹ cho Ukraine.Thực tế trong nhiều năm qua, các nước châu Âu trước đây từng thuộc Khối liên minh quân sự Warszawa vẫn đang triển khai các máy bay chiến đấu do Liên Xô thiết kế.Romania thì còn các đơn vị sử dụng MiG-21, còn Ba Lan thì có Su-22, nhưng Ukraine đã lâu không khai thác những loại máy bay này. Tuy nhiên Ba Lan, Bulgaria, Hungary và Slovakia vẫn còn các đơn vị MiG-29, loại máy bay mà Ukraine vẫn đang có trong biên chế.MiG-29 có thiết kế nhẹ hơn và chi phí hoạt động thấp hơn Su-27 hoặc Su-24, nhưng được Liên Xô xuất khẩu rộng rãi, do đó loại máy bay này được sử dụng ở Đông Âu hàng thập kỷ sau khi Liên Xô sụp đổ.Việc gửi MiG-29 cho Ukraine vẫn còn nhiều nghi vấn vì một số lý do. Không rõ máy bay sẽ được chuyển đến Ukraine như thế nào, liệu việc nhờ các nhân viên nước ngoài bay vào có thể khiến họ có nguy cơ cao bị máy bay Nga bắn hạ hay không, hay các phi công Ukraine có được cử đến Ba Lan để đưa máy bay về.Hơn nữa, với việc phần lớn các căn cứ không quân của Ukraine đã bị phá hủy, ưu điểm hoạt động từ đường băng ngắn của MiG-29 cũng phải xem xét lại. Nếu các máy bay MiG-29 thực hiện các phi vụ chiến đấu từ các sân bay ở Ba Lan, thì điều này có thể khiến Ba Lan phải hứng chịu các cuộc không kích từ Nga.Một số phương tiện truyền thông khác lại cho rằng, có thể các máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 có khả năng hơn cũng sẽ được chuyển giao. Tuy nhiên đây có thể là một nguồn tin không chính xác, vì Ukraine là một trong số ít các quốc gia châu Âu sử dụng Su-27.Ngoài hai chiếc Su-27 của Mỹ mua từ Belarus cho thử nghiệm vào những năm 1990, hiện không có quốc gia nào liên kết với phương Tây triển khai dòng máy bay này.Theo các chuyên gia quân sự, khả năng có một số lượng lớn MiG-29 sẽ được tặng như một phương tiện để nâng cao tinh thần của người Ukraine. Tuy nhiên, việc sử dụng MiG-29 chỉ là biện pháp tạm thời, bởi Nga hiểu rất rõ về loại máy bay này và có cách đối phó hiệu quả với MiG-29 Ukraine. Nguồn ảnh: Airliners.
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào sáng ngày 24/2, các quốc gia phương Tây cũng như Nhật Bản đã thực hiện một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow, từ các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đến bắt giữ tàu vận tải dân sự của Nga trong vùng biển quốc tế.
Vào ngày 27/2, nhiều nguồn tin cho biết nhiều nước châu Âu sẽ chuyển vũ khí đến để hỗ trợ cho lực lượng vũ trang Ukraine, trong khuôn khổ viện trợ do EU tài trợ, bao gồm máy bay chiến đấu và sẽ được chuyển hoàn toàn qua Ba Lan.
Phi đội máy bay chiến đấu của Ukraine đã chịu những tổn thất nặng nề trong 72 giờ đầu tiên của cuộc xung đột. Khởi đầu là một chiếc Su-27 Ukraine đã bỏ trốn sang Romania vào ngày đầu tiên, tiếp theo là hai chiếc máy bay chiến đấu Su-24 cũng bị bắn rơi trong những giờ đầu của cuộc xung đột.
Nhiều cảnh quay cũng xuất hiện cho thấy các đơn vị máy bay chiến đấu MiG-29 nằm trên sân bay của Ukraine phải chịu những tổn thất lớn trước các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của Nga. Bên cạnh đó, một chiếc Su-27 của Ukraine cũng được cho là đã bị bắn hạ bởi chính hỏa lực của phòng không nước này.
Các hệ thống phòng không của Ukraine cũng được xác nhận là đã bị phá hủy trong vòng 2-3 giờ sau khi xung đột bùng nổ, đồng thời các nguồn tin Nga cho biết vào đầu giờ ngày 28/2 rằng, Nga đã đạt được ưu thế hoàn toàn trên không so với Ukraine.
Trong khi không quân Ukraine sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các máy bay chiến đấu do phương Tây chế tạo, đó là một nguyên nhân dẫn đến sự do dự khi nhiều quốc gia NATO đề xuất viện trợ các máy bay chiến đấu dư thừa của quân đội Mỹ cho Ukraine.
Thực tế trong nhiều năm qua, các nước châu Âu trước đây từng thuộc Khối liên minh quân sự Warszawa vẫn đang triển khai các máy bay chiến đấu do Liên Xô thiết kế.
Romania thì còn các đơn vị sử dụng MiG-21, còn Ba Lan thì có Su-22, nhưng Ukraine đã lâu không khai thác những loại máy bay này. Tuy nhiên Ba Lan, Bulgaria, Hungary và Slovakia vẫn còn các đơn vị MiG-29, loại máy bay mà Ukraine vẫn đang có trong biên chế.
MiG-29 có thiết kế nhẹ hơn và chi phí hoạt động thấp hơn Su-27 hoặc Su-24, nhưng được Liên Xô xuất khẩu rộng rãi, do đó loại máy bay này được sử dụng ở Đông Âu hàng thập kỷ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Việc gửi MiG-29 cho Ukraine vẫn còn nhiều nghi vấn vì một số lý do. Không rõ máy bay sẽ được chuyển đến Ukraine như thế nào, liệu việc nhờ các nhân viên nước ngoài bay vào có thể khiến họ có nguy cơ cao bị máy bay Nga bắn hạ hay không, hay các phi công Ukraine có được cử đến Ba Lan để đưa máy bay về.
Hơn nữa, với việc phần lớn các căn cứ không quân của Ukraine đã bị phá hủy, ưu điểm hoạt động từ đường băng ngắn của MiG-29 cũng phải xem xét lại. Nếu các máy bay MiG-29 thực hiện các phi vụ chiến đấu từ các sân bay ở Ba Lan, thì điều này có thể khiến Ba Lan phải hứng chịu các cuộc không kích từ Nga.
Một số phương tiện truyền thông khác lại cho rằng, có thể các máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 có khả năng hơn cũng sẽ được chuyển giao. Tuy nhiên đây có thể là một nguồn tin không chính xác, vì Ukraine là một trong số ít các quốc gia châu Âu sử dụng Su-27.
Ngoài hai chiếc Su-27 của Mỹ mua từ Belarus cho thử nghiệm vào những năm 1990, hiện không có quốc gia nào liên kết với phương Tây triển khai dòng máy bay này.
Theo các chuyên gia quân sự, khả năng có một số lượng lớn MiG-29 sẽ được tặng như một phương tiện để nâng cao tinh thần của người Ukraine. Tuy nhiên, việc sử dụng MiG-29 chỉ là biện pháp tạm thời, bởi Nga hiểu rất rõ về loại máy bay này và có cách đối phó hiệu quả với MiG-29 Ukraine. Nguồn ảnh: Airliners.