Mang mật danh là Chiến dịch Byelorussia - chiến dịch Bagration là một chiến dịch tấn công chiến lược được tổ chức vào mùa hè năm 1944 của Liên Xô nhắm vào phòng tuyến Đức mà cụ thể là cụm tập đoàn quân Trung Tâm của Đức ở Mặt trận phía Đông đây còn được xem là cuộc đổ bộ D-Day của Moscow trong năm 1944. Nguồn ảnh: Wiki.Chiến dịch kéo dài suốt hơn hai tháng này được bắt đầu từ ngày 23/6 đến ngày 29/8/1944. Lực lượng nòng cốt của Liên Xô trong chiến dịch Bagration là gần như toàn bộ quân đội Liên Xô với 4 phương diện quân chia làm 6 mũi tấn công. Nguồn ảnh: Wiki.Theo nguồn sử liệu của Liên Xô, nước này đã tung vào trận chiến tổng cộng 2,4 triệu quân, 36.000 pháo các loại, 5000 xe tăng và 5000 máy bay. Theo nhiều nguồn tin khác, còn có cả lính Ba Lan tham gia chiến dịch này dưới danh nghĩa quân tình nguyện của Liên Xô. Nguồn ảnh: Wiki.Về phía Đức, nước này có tổng cộng khoảng 1 triệu quân ở mặt trận phía Tây với khoảng 42 sư đoàn cùng nhiều đơn vị hỗ trợ. Tuy nhiên theo nhiều nguồn tư liệu khác, phía Đức chỉ có chính xác khoảng 500.000 quân ở tuyến đầu, số còn lại hơn 500.000 quân được dự bị ở cách xa tiền tuyến. Nguồn ảnh: Warhistory.Đức cũng tung vào cuộc chiến này tổng cộng khoảng 1000 xe tăng, 530 khẩu pháo tự hành các loại, 10.000 khẩu pháo, cối kéo và khoảng 1300 chiếc máy bay. Nguồn ảnh: Wiki.Ngày 22/6/1944, đúng ba năm kể từ khi Đức tấn công vào Liên Xô, quân Liên Xô bắt đầu kế hoạch phản công tổng lực với sự tham gia của gần như toàn bộ quân đội Hồng quân thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Wiki.Với lực lượng lên tới 2,5 triệu Hồng quân đã nhanh chóng nghiền nát 1 triệu quân Đức phòng thủ trong khu vực này. Tính tới khi quân Liên Xô giải phóng được thủ đô Warsaw của Ba Lan, Đức đã mất tới 400.000 quân tương đương với khoảng hơn 30 sư đoàn. Nguồn ảnh: Warsaw.Cụm tập đoàn quân trung tâm của Đức là cụm tập đoàn quân mạnh nhất của quân đội nước này tham chiến ở Mặt trận phía Đông. Khi tấn công Liên Xô vào năm 1941, phía Đức đã đặt mục tiêu cho cụm tập đoàn quân trung tâm đó là chiếm Moscow. Nguồn ảnh: Warhistory.Mặc dù vậy, sau khi mất thế chủ động và buộc phải rơi vào thế thủ sau mùa hè năm 1943, cụm tập đoàn quân Trung Tâm của Đức lại được đặt trong tình trạng báo động khi nó có ba mặt giáp với tiền tuyến của Hồng quân và hai cụm tập đoàn quân lại lại gần như không còn nguồn lực để ứng cứu. Nguồn ảnh: History.Sau hơn hai tháng chiến đấu, Đức đã mất hơn 400.000 quân, gần 200.000 quân bị bắt sống. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, tổn thất của Đức có thể lên tới 500.000 quân. Về phía Nga, có tới khoảng 700.000 thương vong trong đó có 200.000 tử trận và số còn lại chịu thương tật vĩnh viễn. Nguồn ảnh: WWII.Đây được coi là một trong những chiến thắng được coi là quan trọng nhất của Hồng quân Liên Xô ở Mặt trận phía Đông. Cùng với chiến thắng Kurd vào năm 1943, chiến thắng trong chiến dịch Bagration đã xoá bỏ mọi hy vọng về việc chiếm lại thế thượng phong của quân Đức tại Mặt trận phía Đông. Nguồn ảnh: Star.Nếu như sau khi thua ở Kurk, quân Đức bắt đầu chuyển từ tiến công sang phòng ngự thì sau chiến dịch Bagration, quân Đức chính thức chuyển từ thế phòng ngự sang thế... rút lui còn Hồng quân Liên Xô bắt đầu những bước tiến "không gì cản nổi" nhằm thẳng hướng Berlin xốc tới. Nguồn ảnh: Wiki. Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của xe tăng Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Mang mật danh là Chiến dịch Byelorussia - chiến dịch Bagration là một chiến dịch tấn công chiến lược được tổ chức vào mùa hè năm 1944 của Liên Xô nhắm vào phòng tuyến Đức mà cụ thể là cụm tập đoàn quân Trung Tâm của Đức ở Mặt trận phía Đông đây còn được xem là cuộc đổ bộ D-Day của Moscow trong năm 1944. Nguồn ảnh: Wiki.
Chiến dịch kéo dài suốt hơn hai tháng này được bắt đầu từ ngày 23/6 đến ngày 29/8/1944. Lực lượng nòng cốt của Liên Xô trong chiến dịch Bagration là gần như toàn bộ quân đội Liên Xô với 4 phương diện quân chia làm 6 mũi tấn công. Nguồn ảnh: Wiki.
Theo nguồn sử liệu của Liên Xô, nước này đã tung vào trận chiến tổng cộng 2,4 triệu quân, 36.000 pháo các loại, 5000 xe tăng và 5000 máy bay. Theo nhiều nguồn tin khác, còn có cả lính Ba Lan tham gia chiến dịch này dưới danh nghĩa quân tình nguyện của Liên Xô. Nguồn ảnh: Wiki.
Về phía Đức, nước này có tổng cộng khoảng 1 triệu quân ở mặt trận phía Tây với khoảng 42 sư đoàn cùng nhiều đơn vị hỗ trợ. Tuy nhiên theo nhiều nguồn tư liệu khác, phía Đức chỉ có chính xác khoảng 500.000 quân ở tuyến đầu, số còn lại hơn 500.000 quân được dự bị ở cách xa tiền tuyến. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đức cũng tung vào cuộc chiến này tổng cộng khoảng 1000 xe tăng, 530 khẩu pháo tự hành các loại, 10.000 khẩu pháo, cối kéo và khoảng 1300 chiếc máy bay. Nguồn ảnh: Wiki.
Ngày 22/6/1944, đúng ba năm kể từ khi Đức tấn công vào Liên Xô, quân Liên Xô bắt đầu kế hoạch phản công tổng lực với sự tham gia của gần như toàn bộ quân đội Hồng quân thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Wiki.
Với lực lượng lên tới 2,5 triệu Hồng quân đã nhanh chóng nghiền nát 1 triệu quân Đức phòng thủ trong khu vực này. Tính tới khi quân Liên Xô giải phóng được thủ đô Warsaw của Ba Lan, Đức đã mất tới 400.000 quân tương đương với khoảng hơn 30 sư đoàn. Nguồn ảnh: Warsaw.
Cụm tập đoàn quân trung tâm của Đức là cụm tập đoàn quân mạnh nhất của quân đội nước này tham chiến ở Mặt trận phía Đông. Khi tấn công Liên Xô vào năm 1941, phía Đức đã đặt mục tiêu cho cụm tập đoàn quân trung tâm đó là chiếm Moscow. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mặc dù vậy, sau khi mất thế chủ động và buộc phải rơi vào thế thủ sau mùa hè năm 1943, cụm tập đoàn quân Trung Tâm của Đức lại được đặt trong tình trạng báo động khi nó có ba mặt giáp với tiền tuyến của Hồng quân và hai cụm tập đoàn quân lại lại gần như không còn nguồn lực để ứng cứu. Nguồn ảnh: History.
Sau hơn hai tháng chiến đấu, Đức đã mất hơn 400.000 quân, gần 200.000 quân bị bắt sống. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, tổn thất của Đức có thể lên tới 500.000 quân. Về phía Nga, có tới khoảng 700.000 thương vong trong đó có 200.000 tử trận và số còn lại chịu thương tật vĩnh viễn. Nguồn ảnh: WWII.
Đây được coi là một trong những chiến thắng được coi là quan trọng nhất của Hồng quân Liên Xô ở Mặt trận phía Đông. Cùng với chiến thắng Kurd vào năm 1943, chiến thắng trong chiến dịch Bagration đã xoá bỏ mọi hy vọng về việc chiếm lại thế thượng phong của quân Đức tại Mặt trận phía Đông. Nguồn ảnh: Star.
Nếu như sau khi thua ở Kurk, quân Đức bắt đầu chuyển từ tiến công sang phòng ngự thì sau chiến dịch Bagration, quân Đức chính thức chuyển từ thế phòng ngự sang thế... rút lui còn Hồng quân Liên Xô bắt đầu những bước tiến "không gì cản nổi" nhằm thẳng hướng Berlin xốc tới. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của xe tăng Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.