Mới đây trong đoạn trailer về một chương trình sắp tới được công chiếu trên VTV, người ta đã bắt gặp hình ảnh những chiến sĩ đặc công được huấn luyện với công nghệ thực tế ảo vô cùng hiện đại.
Ảnh: Chiến sĩ đeo kính hiển thị để chuẩn bị cho buổi tập.Công nghệ này giúp người lính có thể tiếp cận sát với những tình huống vô cùng thực tế, giúp tạo lập nhiều môi trường tác chiến khác nhau, phong phú, biến đổi linh hoạt và tiết kiệm chi phí đào tạo hơn nhiều đồng thời sát thực tế hơn so với những cuộc diễn tập.Trong thực tế, tác chiến đô thị là một điều vô cùng khó khăn, đòi hỏi trình độ cao bởi đây là môi trường có nhiều nơi ẩn nấp, dễ bị kẻ địch tấn công bất ngờ.
Ảnh: Camera theo dõi ghi hình 2 chiến đấu viên đặc công thực hành khám xét một ngôi nhà.Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ thực tế ảo trong huấn luyện cũng giúp giảm chi phí bảo quản và hao mòn vũ khí, tiết kiệm cho ngân sách quân đội rất lớn.
Ảnh: Chiến sĩ thực hành bắn súng AK với công nghệ thực tế ảo.Màn hình hiển thị cũng cho phép mô phỏng những môi trường tác chiến y như thật với công nghệ hiển thị hình ảnh 3D vô cùng hiện đại, cho phép người bắn có cảm giác giống với thao trường thực tế.
Ảnh: Chiến sĩ đặc công Việt Nam thực hành bắn AK trong tư thế đứng.Không chỉ huấn luyện bắn súng hay tác chiến trong nhiều môi trường khác nhau, công nghệ thực tế ảo cũng đào tạo luôn cả khoa mục lái xe tăng cho những chiến đấu viên đặc công.
Ảnh: Buồng lái mô phỏng và hệ thống màn hình điều khiển.Các chiến đấu viên sẽ thực hành lái xe tăng trong một buồng lái mô phỏng có kích thước và tính năng y như thật, các kính ngắm của lái xe sẽ được thay bằng những màn hình hiển thị hình ảnh giả định.
Ảnh: Cận cảnh bên trong buồng lái xe tăng mô phỏng.Bằng việc sử dụng công nghệ thực tế ảo, các chiến đấu viên sẽ được huấn luyện một cách sát thực tế, nhiều môi trường, điều kiện thời tiết cũng như địa hình khác nhau mà không cần phải sử dụng xe tăng thật. Hiện nay ở lữ đoàn 201 đã áp dụng công nghệ thực tế ảo để huấn luyện cho các kíp lái xe tăng T-90.
Ảnh: Bên trong buồng lái xe tăng mô phỏng.Màn hình quản lý thao tác lái xe, có thể thấy Việt Nam đã ứng dụng những công nghệ vô cùng hiện đại vào công tác huấn luyện, có những tình huống vô cùng sát với thực tế chiến đấu.
Ảnh: Xe tăng T-54 huấn luyện mô phỏng.Ảnh: Màn hình quản lý của chỉ huy đối với buồng lái mô phỏng, cho ta thấy được sự theo dõi từ các thông số kỹ thuật của xe, các loại kính ngắm, địa hình thao trường và tầm nhìn của lái xe.Mặc dù chúng ta vẫn chưa rõ các công nghệ trên là do Việt Nam tự phát triển hay nhập khẩu, tuy nhiên việc áp dụng thực tế ảo vào huấn luyện là một bước đi lớn, bắt kịp với xu thế tiến bộ của các quân đội trên thế giới. Hiện nay các nước như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Israel,… đã đưa công nghệ thực tế ảo vào huấn luyện binh lính, cho phép họ có được những quản lý tốt hơn cùng với việc có thể chiến đấu trong những môi trường sát với thực tế.
Ảnh: Binh sĩ Mỹ huấn luyện với công nghệ thực tế ảo. Video Đặc công nữ Việt Nam: Những bóng hồng ở Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126 - Nguồn: QPVN
Mới đây trong đoạn trailer về một chương trình sắp tới được công chiếu trên VTV, người ta đã bắt gặp hình ảnh những chiến sĩ đặc công được huấn luyện với công nghệ thực tế ảo vô cùng hiện đại.
Ảnh: Chiến sĩ đeo kính hiển thị để chuẩn bị cho buổi tập.
Công nghệ này giúp người lính có thể tiếp cận sát với những tình huống vô cùng thực tế, giúp tạo lập nhiều môi trường tác chiến khác nhau, phong phú, biến đổi linh hoạt và tiết kiệm chi phí đào tạo hơn nhiều đồng thời sát thực tế hơn so với những cuộc diễn tập.
Trong thực tế, tác chiến đô thị là một điều vô cùng khó khăn, đòi hỏi trình độ cao bởi đây là môi trường có nhiều nơi ẩn nấp, dễ bị kẻ địch tấn công bất ngờ.
Ảnh: Camera theo dõi ghi hình 2 chiến đấu viên đặc công thực hành khám xét một ngôi nhà.
Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ thực tế ảo trong huấn luyện cũng giúp giảm chi phí bảo quản và hao mòn vũ khí, tiết kiệm cho ngân sách quân đội rất lớn.
Ảnh: Chiến sĩ thực hành bắn súng AK với công nghệ thực tế ảo.
Màn hình hiển thị cũng cho phép mô phỏng những môi trường tác chiến y như thật với công nghệ hiển thị hình ảnh 3D vô cùng hiện đại, cho phép người bắn có cảm giác giống với thao trường thực tế.
Ảnh: Chiến sĩ đặc công Việt Nam thực hành bắn AK trong tư thế đứng.
Không chỉ huấn luyện bắn súng hay tác chiến trong nhiều môi trường khác nhau, công nghệ thực tế ảo cũng đào tạo luôn cả khoa mục lái xe tăng cho những chiến đấu viên đặc công.
Ảnh: Buồng lái mô phỏng và hệ thống màn hình điều khiển.
Các chiến đấu viên sẽ thực hành lái xe tăng trong một buồng lái mô phỏng có kích thước và tính năng y như thật, các kính ngắm của lái xe sẽ được thay bằng những màn hình hiển thị hình ảnh giả định.
Ảnh: Cận cảnh bên trong buồng lái xe tăng mô phỏng.
Bằng việc sử dụng công nghệ thực tế ảo, các chiến đấu viên sẽ được huấn luyện một cách sát thực tế, nhiều môi trường, điều kiện thời tiết cũng như địa hình khác nhau mà không cần phải sử dụng xe tăng thật. Hiện nay ở lữ đoàn 201 đã áp dụng công nghệ thực tế ảo để huấn luyện cho các kíp lái xe tăng T-90.
Ảnh: Bên trong buồng lái xe tăng mô phỏng.
Màn hình quản lý thao tác lái xe, có thể thấy Việt Nam đã ứng dụng những công nghệ vô cùng hiện đại vào công tác huấn luyện, có những tình huống vô cùng sát với thực tế chiến đấu.
Ảnh: Xe tăng T-54 huấn luyện mô phỏng.
Ảnh: Màn hình quản lý của chỉ huy đối với buồng lái mô phỏng, cho ta thấy được sự theo dõi từ các thông số kỹ thuật của xe, các loại kính ngắm, địa hình thao trường và tầm nhìn của lái xe.
Mặc dù chúng ta vẫn chưa rõ các công nghệ trên là do Việt Nam tự phát triển hay nhập khẩu, tuy nhiên việc áp dụng thực tế ảo vào huấn luyện là một bước đi lớn, bắt kịp với xu thế tiến bộ của các quân đội trên thế giới. Hiện nay các nước như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Israel,… đã đưa công nghệ thực tế ảo vào huấn luyện binh lính, cho phép họ có được những quản lý tốt hơn cùng với việc có thể chiến đấu trong những môi trường sát với thực tế.
Ảnh: Binh sĩ Mỹ huấn luyện với công nghệ thực tế ảo.
Video Đặc công nữ Việt Nam: Những bóng hồng ở Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126 - Nguồn: QPVN