Theo RIA, Quân đội Nga được cho là đang tiến hành công việc tạo ra "chiếc dù tàng hình" có thể khiến các thiết bị nhìn đêm của kẻ thù không thể phát hiện.Igor Nasenkov, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Technodinamika, thuộc tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec cho biết: "Hiệu quả của việc phun hóa chất làm cho chiếc dù vô hình đối với các thiết bị nhìn ban đêm đối với các đặc tính vật lý của các loại vải cơ bản, các vật liệu được sử dụng trong sản xuất dù và dây dù, khả năng sử dụng chúng để sản xuất vật liệu cho tán dù, đang được nghiên cứu".Mặc dù không phải có khả năng tàng hình thực sự - vì vẫn chưa rõ liệu những chiếc dù có xuất hiện trên radar hay không nếu một nhóm binh sĩ nhảy ra khỏi máy bay cùng nhau trong khoảng cách gần - hiệu ứng tàng hình đã đạt được thông qua việc áp dụng các kỹ thuật bão hòa đặc biệt ở giai đoạn sản xuất sợi và vải polyamide.Ông Nasenkov nói thêm rằng đã có các mẫu vật liệu để sản xuất ba lô dù có khả năng tàng hình trước các thiết bị nhìn ban đêm.Cùng chương trình tàng hình hóa dù, Nga còn khiến thế giới bất ngờ không kém khi tuyên bố phát triển loại cầu lắp ghép tàng hình. Hiện Quân đội Nga đang hợp tác cùng các nhà thầu quốc phòng trong nước để phát triển cầu lắp ghép tự động và có khả năng tàng hình trước các hệ thống dò tìm của đối phương."Những chiếc cầu này phải biến mất trước các hệ thống dò tìm của quân địch nhằm tăng cường khả năng sống sót cho binh lính và thiết bị quân sự khi đi qua cầu", một đại diện Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Cấu trúc mới sẽ được phát triển bằng vật liệu tổng hợp có khả năng lắp ráp nhanh, trong khi giảm trọng lượng nhằm khiến nó chịu được trọng tải lớn và kéo dài được hơn.Mặc dù có tính năng tàng hình nhưng chi phí cho việc bảo dưỡng và vận hành loại cầu này sẽ rẻ hơn, trong khi thời gian sử dụng kéo dài hơn hẳn. Hiện nay, các công ty quốc phòng Nga đã bắt tay nghiên cứu tính năng năng lắp ráp tự động của cầu.Dự án này sẽ được Bộ Quốc phòng Nga giao cho nhà thầu chính là Học viện Hậu cần quân đội Khrulev. Hiện nay, trên thế giới, công nghệ tàng hình đang là xu hướng phát triển của nhiều loại vũ khí, từ máy bay, tàu chiến hay tàu ngầm đều được thiết kế nhằm chống phản xạ đối với sóng radar của quân địch.Tuy nhiên, việc phát triển dù và cầu tàng hình hiện chỉ có Nga đang đầu tư phát triển. Ngoài ra, còn có dòng xe tăng - xe chiến đấu Armata đang hoàn thiện, tên lửa đạn đạo chiến thuật Isakander-M được quân đội Nga đưa vào biên chế mấy năm gần đây được cho rằng sở hữu tính năng tàng hình độc đáo của người Nga - công nghệ plasma khiến đối phương gần như không thể hát hiện và đánh chặn.
Theo RIA, Quân đội Nga được cho là đang tiến hành công việc tạo ra "chiếc dù tàng hình" có thể khiến các thiết bị nhìn đêm của kẻ thù không thể phát hiện.
Igor Nasenkov, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Technodinamika, thuộc tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec cho biết: "Hiệu quả của việc phun hóa chất làm cho chiếc dù vô hình đối với các thiết bị nhìn ban đêm đối với các đặc tính vật lý của các loại vải cơ bản, các vật liệu được sử dụng trong sản xuất dù và dây dù, khả năng sử dụng chúng để sản xuất vật liệu cho tán dù, đang được nghiên cứu".
Mặc dù không phải có khả năng tàng hình thực sự - vì vẫn chưa rõ liệu những chiếc dù có xuất hiện trên radar hay không nếu một nhóm binh sĩ nhảy ra khỏi máy bay cùng nhau trong khoảng cách gần - hiệu ứng tàng hình đã đạt được thông qua việc áp dụng các kỹ thuật bão hòa đặc biệt ở giai đoạn sản xuất sợi và vải polyamide.
Ông Nasenkov nói thêm rằng đã có các mẫu vật liệu để sản xuất ba lô dù có khả năng tàng hình trước các thiết bị nhìn ban đêm.
Cùng chương trình tàng hình hóa dù, Nga còn khiến thế giới bất ngờ không kém khi tuyên bố phát triển loại cầu lắp ghép tàng hình. Hiện Quân đội Nga đang hợp tác cùng các nhà thầu quốc phòng trong nước để phát triển cầu lắp ghép tự động và có khả năng tàng hình trước các hệ thống dò tìm của đối phương.
"Những chiếc cầu này phải biến mất trước các hệ thống dò tìm của quân địch nhằm tăng cường khả năng sống sót cho binh lính và thiết bị quân sự khi đi qua cầu", một đại diện Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Cấu trúc mới sẽ được phát triển bằng vật liệu tổng hợp có khả năng lắp ráp nhanh, trong khi giảm trọng lượng nhằm khiến nó chịu được trọng tải lớn và kéo dài được hơn.
Mặc dù có tính năng tàng hình nhưng chi phí cho việc bảo dưỡng và vận hành loại cầu này sẽ rẻ hơn, trong khi thời gian sử dụng kéo dài hơn hẳn. Hiện nay, các công ty quốc phòng Nga đã bắt tay nghiên cứu tính năng năng lắp ráp tự động của cầu.
Dự án này sẽ được Bộ Quốc phòng Nga giao cho nhà thầu chính là Học viện Hậu cần quân đội Khrulev. Hiện nay, trên thế giới, công nghệ tàng hình đang là xu hướng phát triển của nhiều loại vũ khí, từ máy bay, tàu chiến hay tàu ngầm đều được thiết kế nhằm chống phản xạ đối với sóng radar của quân địch.
Tuy nhiên, việc phát triển dù và cầu tàng hình hiện chỉ có Nga đang đầu tư phát triển. Ngoài ra, còn có dòng xe tăng - xe chiến đấu Armata đang hoàn thiện, tên lửa đạn đạo chiến thuật Isakander-M được quân đội Nga đưa vào biên chế mấy năm gần đây được cho rằng sở hữu tính năng tàng hình độc đáo của người Nga - công nghệ plasma khiến đối phương gần như không thể hát hiện và đánh chặn.