Theo tờ Financial, đòn phản công nổi bật của Ukraine dần lắng xuống, dư luận phương Tây giận dữ cáo buộc Ukraine đã “vét sạch kho đạn” của phương Tây, nhưng vẫn không biết cách tiết kiệm đạn dược. Về phía Nga, vấn đề thiếu đạn dược mà lính đánh thuê Wagner phàn nàn trong cuộc chiến tại Bakhmut vẫn chưa được giải quyết một cách hiệu quả.Năng lực sản xuất của ngành công nghiệp quốc phòng và quy mô giúp đỡ của “vòng tay bạn bè” đang trở thành chìa khóa cho bước đi tiếp theo của cả Nga và Ukraine. Tuy nhiên có một điều có thể nhìn thấy, đó là Quân đội Ukraine đang “tiêu hủy giúp” vũ khí phương Tây.Một thông tin đáng kinh ngạc được tiết lộ gần đây, đã khiến dư luận phương Tây bùng nổ: Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, quân đội Ukraine đã “tiêu thụ” 2 triệu viên đạn pháo 155mm; hơn 3/4 trong số đó đến từ Mỹ ... Tiêu thụ đạn của Ukraine cũng vượt xa khả năng sản xuất của các nước châu Âu.Khái niệm 2 triệu viên đạn pháo là gì? Đó là các nhà máy sản xuất quốc phòng hiện có ở Mỹ, đang hoạt động hết công suất và chỉ có thể sản xuất tối đa 15.000 viên đạn pháo cỡ nòng 155mm mỗi tháng. Nói cách khác, trong khoảng 18 tháng, Ukraine đã tiêu thụ hết sản lượng mà các nhà máy quân sự của Mỹ phải mất 133 tháng mới hoàn thành. Hơn nữa, pháo 155mm chỉ là loại đạn pháo tiêu chuẩn hiện nay của NATO, chưa tính lượng đạn tiêu hao của các cỡ nòng khác.Lầu Năm Góc đã đầu tư hàng tỷ USD để mở rộng năng lực sản xuất đạn dược, nhưng sẽ mất thời gian. Trước đó, quân đội Mỹ yêu cầu quân đội Ukraine không được “nổ súng tùy ý” và “lãng phí đạn dược” mà tập trung pháo kích vào “các mục tiêu quan trọng nhất”. Trên thực tế, cuộc phản công của Ukraine, vốn được dư luận phương Tây đặt nhiều hy vọng, về cơ bản đã không đạt được quá nhiều thành công - nếu không muốn nói là chưa có bước tiến nào quá đặc biệt. Trong trận chiến cam go kéo dài hơn hai tháng này, binh sĩ Ukraine thường xuyên phàn nàn về việc bị pháo binh Nga pháo kích áp đảo. Hiện các con đường tiếp tế hậu cần của Ukraine bị pháo kích nhiều lần trong ngày mà quân Ukraine không thể khắc phục. Nhưng phía bên kia, Quân đội Nga cũng đối mặt với câu hỏi hóc búa về cung ứng và thực ra cũng không hề dễ dàng. Nhờ khối tài sản gia đình giàu có do Liên Xô để lại, nên mức tiêu thụ đạn pháo của quân đội Nga luôn cao hơn đáng kể so với quân đội Ukraine.Tuy nhiên, một số nhà quan sát quân sự phát hiện ra rằng, mức tiêu thụ đạn pháo 152mm trung bình hàng ngày của quân đội Nga đã giảm đáng kể so với mức đỉnh điểm là 30.000 viên/ ngày. Bị hạn chế bởi điều này, hoạt động chiến đấu của quân đội Nga cũng dần bị hạn chế. Ít nhất là từ tháng 4 năm nay, các lãnh đạo cấp cao của Nga đã bắt đầu kiểm tra thường xuyên các doanh nghiệp sản xuất quân sự và đích thân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Shoigu giám sát việc mở rộng năng lực sản xuất.Tuy nhiên, xét theo những lời phàn nàn của tổ chức quân sự tư nhân Wagner trong cuộc binh biến hồi tháng 6, thì việc cung cấp đạn pháo cho ít nhất một số đơn vị của Nga bị thiếu trầm trọng. Trong những ngày qua, một số blogger quân sự Nga nổi tiếng theo dõi kịp thời và phản hồi chính xác tình hình chiến sự đã đưa tin chỉ ra rằng, quân đội Nga ở khu vực Kherson trên tuyến phía Nam thiếu trầm trọng sự yểm trợ của pháo binh, gây ra tình trạng thiếu hỏa lực pháo binh yểm trợ nghiêm trọng; từ đó dẫn đến số lượng thương vong lớn.Một trong những blogger quân sự nổi tiếng của Nga là Visioner, viết: "Sau thảm họa Prigozhin (ám chỉ cuộc binh biến Wagner), mọi người tin rằng, dù sao đi nữa, bây giờ mọi thứ sẽ bắt đầu tiến triển và những thay đổi sẽ bắt đầu. Nhưng tháng thứ ba trôi qua, mà vẫn không có tiến triển gì".Tổ chức Ataman Nga, nơi hỗ trợ các binh sĩ tiền tuyến, cho biết vào ngày 27/8 rằng, họ hy vọng vấn đề tiếp tế của Kherson có thể được giải quyết để binh lính Nga "có được mọi thứ họ cần để bảo vệ quê hương, nếu không sẽ gặp nguy hiểm". Đối mặt với mức tiêu thụ tài nguyên khổng lồ, cả Nga và Ukraine đều bắt đầu tìm kiếm sự giúp đỡ từ “vòng tay bạn bè” đồng thời mở rộng năng lực sản xuất quốc phòng, để đáp ứng nhu cầu quá lớn của cuộc chiến.Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Reznikov ngày 28/8 cho biết, vào cuối tháng này hoặc đầu tháng 9, khoảng 50 doanh nghiệp quân sự quan trọng sẽ tham gia thị trường vũ khí Ukraine và sẽ ký một số thỏa thuận hợp tác với phía Ukraine.Ông Reznikov cũng cho biết, Ukraine đã tăng cường đáng kể việc sản xuất vũ khí và thiết bị trong nước, trong đó có đạn pháo 155 mm, vừa vượt qua cuộc thử nghiệm. Theo thống kê của Nga, tính đến tháng 8 năm nay, Ukraine đã nhận được hơn 160 tỷ USD viện trợ quân sự và tài chính từ phương Tây.Theo thông tin được phía Nga tiết lộ, chi tiêu quốc phòng của Nga trong năm nay cũng sẽ vượt 100 tỷ USD, gấp 3 lần quy mô của năm 2021 trước khi xung đột nổ ra. Ngoài ra, có thông tin cho rằng Nga đang tìm cách mua đạn pháo và các loại vũ khí, thiết bị khác từ nước ngoài.Rõ ràng, cuộc xung đột Nga-Ukraine không chỉ nuốt chửng vô số sinh mạng mà còn tiêu hao của cải vô tận. Sự mất mát như vậy là một thử thách lớn đối với bất kỳ quốc gia nào. Nhưng đối với tất cả mọi người trong cuộc xung đột, khi nào sự mọi thứ mới chấm dứt?
Theo tờ Financial, đòn phản công nổi bật của Ukraine dần lắng xuống, dư luận phương Tây giận dữ cáo buộc Ukraine đã “vét sạch kho đạn” của phương Tây, nhưng vẫn không biết cách tiết kiệm đạn dược. Về phía Nga, vấn đề thiếu đạn dược mà lính đánh thuê Wagner phàn nàn trong cuộc chiến tại Bakhmut vẫn chưa được giải quyết một cách hiệu quả.
Năng lực sản xuất của ngành công nghiệp quốc phòng và quy mô giúp đỡ của “vòng tay bạn bè” đang trở thành chìa khóa cho bước đi tiếp theo của cả Nga và Ukraine. Tuy nhiên có một điều có thể nhìn thấy, đó là Quân đội Ukraine đang “tiêu hủy giúp” vũ khí phương Tây.
Một thông tin đáng kinh ngạc được tiết lộ gần đây, đã khiến dư luận phương Tây bùng nổ: Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, quân đội Ukraine đã “tiêu thụ” 2 triệu viên đạn pháo 155mm; hơn 3/4 trong số đó đến từ Mỹ ... Tiêu thụ đạn của Ukraine cũng vượt xa khả năng sản xuất của các nước châu Âu.
Khái niệm 2 triệu viên đạn pháo là gì? Đó là các nhà máy sản xuất quốc phòng hiện có ở Mỹ, đang hoạt động hết công suất và chỉ có thể sản xuất tối đa 15.000 viên đạn pháo cỡ nòng 155mm mỗi tháng.
Nói cách khác, trong khoảng 18 tháng, Ukraine đã tiêu thụ hết sản lượng mà các nhà máy quân sự của Mỹ phải mất 133 tháng mới hoàn thành. Hơn nữa, pháo 155mm chỉ là loại đạn pháo tiêu chuẩn hiện nay của NATO, chưa tính lượng đạn tiêu hao của các cỡ nòng khác.
Lầu Năm Góc đã đầu tư hàng tỷ USD để mở rộng năng lực sản xuất đạn dược, nhưng sẽ mất thời gian. Trước đó, quân đội Mỹ yêu cầu quân đội Ukraine không được “nổ súng tùy ý” và “lãng phí đạn dược” mà tập trung pháo kích vào “các mục tiêu quan trọng nhất”.
Trên thực tế, cuộc phản công của Ukraine, vốn được dư luận phương Tây đặt nhiều hy vọng, về cơ bản đã không đạt được quá nhiều thành công - nếu không muốn nói là chưa có bước tiến nào quá đặc biệt.
Trong trận chiến cam go kéo dài hơn hai tháng này, binh sĩ Ukraine thường xuyên phàn nàn về việc bị pháo binh Nga pháo kích áp đảo. Hiện các con đường tiếp tế hậu cần của Ukraine bị pháo kích nhiều lần trong ngày mà quân Ukraine không thể khắc phục.
Nhưng phía bên kia, Quân đội Nga cũng đối mặt với câu hỏi hóc búa về cung ứng và thực ra cũng không hề dễ dàng. Nhờ khối tài sản gia đình giàu có do Liên Xô để lại, nên mức tiêu thụ đạn pháo của quân đội Nga luôn cao hơn đáng kể so với quân đội Ukraine.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát quân sự phát hiện ra rằng, mức tiêu thụ đạn pháo 152mm trung bình hàng ngày của quân đội Nga đã giảm đáng kể so với mức đỉnh điểm là 30.000 viên/ ngày. Bị hạn chế bởi điều này, hoạt động chiến đấu của quân đội Nga cũng dần bị hạn chế.
Ít nhất là từ tháng 4 năm nay, các lãnh đạo cấp cao của Nga đã bắt đầu kiểm tra thường xuyên các doanh nghiệp sản xuất quân sự và đích thân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Shoigu giám sát việc mở rộng năng lực sản xuất.
Tuy nhiên, xét theo những lời phàn nàn của tổ chức quân sự tư nhân Wagner trong cuộc binh biến hồi tháng 6, thì việc cung cấp đạn pháo cho ít nhất một số đơn vị của Nga bị thiếu trầm trọng.
Trong những ngày qua, một số blogger quân sự Nga nổi tiếng theo dõi kịp thời và phản hồi chính xác tình hình chiến sự đã đưa tin chỉ ra rằng, quân đội Nga ở khu vực Kherson trên tuyến phía Nam thiếu trầm trọng sự yểm trợ của pháo binh, gây ra tình trạng thiếu hỏa lực pháo binh yểm trợ nghiêm trọng; từ đó dẫn đến số lượng thương vong lớn.
Một trong những blogger quân sự nổi tiếng của Nga là Visioner, viết: "Sau thảm họa Prigozhin (ám chỉ cuộc binh biến Wagner), mọi người tin rằng, dù sao đi nữa, bây giờ mọi thứ sẽ bắt đầu tiến triển và những thay đổi sẽ bắt đầu. Nhưng tháng thứ ba trôi qua, mà vẫn không có tiến triển gì".
Tổ chức Ataman Nga, nơi hỗ trợ các binh sĩ tiền tuyến, cho biết vào ngày 27/8 rằng, họ hy vọng vấn đề tiếp tế của Kherson có thể được giải quyết để binh lính Nga "có được mọi thứ họ cần để bảo vệ quê hương, nếu không sẽ gặp nguy hiểm".
Đối mặt với mức tiêu thụ tài nguyên khổng lồ, cả Nga và Ukraine đều bắt đầu tìm kiếm sự giúp đỡ từ “vòng tay bạn bè” đồng thời mở rộng năng lực sản xuất quốc phòng, để đáp ứng nhu cầu quá lớn của cuộc chiến.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Reznikov ngày 28/8 cho biết, vào cuối tháng này hoặc đầu tháng 9, khoảng 50 doanh nghiệp quân sự quan trọng sẽ tham gia thị trường vũ khí Ukraine và sẽ ký một số thỏa thuận hợp tác với phía Ukraine.
Ông Reznikov cũng cho biết, Ukraine đã tăng cường đáng kể việc sản xuất vũ khí và thiết bị trong nước, trong đó có đạn pháo 155 mm, vừa vượt qua cuộc thử nghiệm. Theo thống kê của Nga, tính đến tháng 8 năm nay, Ukraine đã nhận được hơn 160 tỷ USD viện trợ quân sự và tài chính từ phương Tây.
Theo thông tin được phía Nga tiết lộ, chi tiêu quốc phòng của Nga trong năm nay cũng sẽ vượt 100 tỷ USD, gấp 3 lần quy mô của năm 2021 trước khi xung đột nổ ra. Ngoài ra, có thông tin cho rằng Nga đang tìm cách mua đạn pháo và các loại vũ khí, thiết bị khác từ nước ngoài.
Rõ ràng, cuộc xung đột Nga-Ukraine không chỉ nuốt chửng vô số sinh mạng mà còn tiêu hao của cải vô tận. Sự mất mát như vậy là một thử thách lớn đối với bất kỳ quốc gia nào. Nhưng đối với tất cả mọi người trong cuộc xung đột, khi nào sự mọi thứ mới chấm dứt?