Meliton Kantaria sinh ra năm 1920 trong một gia đình nông dân ở làng Megrelian, nay là thành phố Jvari, người Gruzia, học hết lớp 4. Năm 17 tuổi anh chuyển đến Abkhazia. Trước khi được gia nhập Hồng quân năm 1938, anh đã làm việc trong một nông trang tập thể.Meliton Kantaria tham gia trận chiến đầu tiên vào ngày 22/6/1941 (ngày Đức Quốc xã nổ súng xâm lược Liên Xô) tại biên giới phía Tây, nơi anh phục vụ với tư cách là một xạ thủ súng máy. Vào tháng 7/1941, anh bị thương nặng trong trận chiến gần nhà ga xe lửa ở Smolensk. Sau đó, anh chiến đấu gần Rostov-on-Don, ở Bắc Kavkaz.Năm 1943, anh lại bị thương. Và dù lần này vết thương trở nên trầm trọng hơn nhưng Meliton Varlamovich tin rằng mình vẫn còn may mắn. Nhờ sức khỏe sắt đá của mình, anh không những bình phục mà còn có thể trở lại hàng ngũ để chiến đấu tiếp.Vào mùa hè năm 1944, Kantaria được bổ nhiệm vào một trung đội trinh sát của trung đoàn 756 thuộc sư đoàn 150 , Tập đoàn quân xung kích 3, Phương diện quân Belorussia số 1. Người con ưu tú của nước Cộng hòa Xô Viết Gruzia đã đặc biệt xuất sắc trong các trận công phá Berlin - hang ổ cuối cùng của chủ nghĩa phát xít.Vào ngày 30/4/1945, Kantaria cùng trung sĩ Egorov và phó tiểu đoàn trưởng phụ trách chính trị Berest đã được trao lá cờ Đỏ của Hội đồng Quân sự Tập đoàn quân xung kích 3 thuộc Phương diện quân Belorussian 1 và được lệnh treo nó lên Reichstag - nhà Quốc hội Đức.Lúc này, giao tranh ác liệt đang diễn ra ở khu vực Reichstag. Lực lượng đồn trú gồm 2.000 lính Đức, chủ yếu là lính SS, đã chống trả quyết liệt. Các tiểu đoàn bộ binh của sư đoàn 150 và các sư đoàn lân cận, từng bước, quyết tâm tiến đến Reichstag.Khi các đơn vị Hồng Quân tiếp cận tòa nhà ở khoảng cách 80-100 mét, hạ sĩ Kantaria và trung sĩ Egorov, đi cùng với Trung úy Alexei Berest, bò lên Reichstag và phất lá cờ đỏ lên. Các chiến sĩ của các tiểu đoàn Xô Viết vô cùng phấn khởi trước chiến công của hai anh hùng, đã nhanh chóng tấn công kẻ thù và đột nhập vào nơi ẩn náu cuối cùng của chúng.Trận chiến dữ dội đã nổ ra trong tòa nhà. Lúc 9 giờ 30 tối Kantaria, Yegorov và Berest cắm lá cờ Đỏ trên tầng hai và khi các tiểu đoàn Neustroeva và Davydov quét sạch quân địch các tầng trên thì lá cờ Đỏ được treo trên mái vòm của Reichstag. Sự kiện này diễn ra vào lúc 10 giời tối ngày 30/4/1945.Vào ngày 9/5, theo lệnh của tư lệnh quân đoàn - Thiếu tướng S. Perevertkin, lá cờ Chiến thắng đã được trung sĩ Egorov và hạ sĩ Kantaria dỡ bỏ khỏi mái vòm và tại vị trí đó, họ đặt một lá cờ lớn màu đỏ tươi vì lúc này Reichstag đã trở thành khu vực chiếm đóng của quân đội Anh. Còn lá cờ Chiến thắng đã được giao cho Sư đoàn bộ binh 150 giữ gìn.Vì chiến công cắm cờ lên nhà Quốc hội Đức, theo Nghị định của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô ngày 8/5/1946, hạ sĩ Kantaria được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết cùng Huân chương Lê Nin và Ngôi Sao vàng số 7090.Sau khi xuất ngũ năm 1946, ông trở về quê hương, làm việc ở nông trang tập thể. Năm 1947, ông gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông từng là phó Xô viết tối cao của nước Cộng hòa tự trị Abkhazia. Meliton Kantaria trở thành công dân danh dự của các thành phố Sukhumi, Berlin, Baikonur (1984). Chiến sĩ danh dự của đơn vị quân đội.Trong cuộc chiến tranh Gruzia-Abkhaz, ông và gia đình buộc phải rời đi, năm 1991 ông đến Moscow. Với sự giúp đỡ của Ủy ban Cựu chiến binh Nga, ông và gia đình lớn của mình được nhận một căn hộ một phòng nhỏ tạm thời ở ngoại ô. Ông được đưa vào diện ưu đãi, chỉ sau khi đã qua đời.Meliton Kantaria qua đời vào ngày 26/12/1993. Do tình hình chiến sự đang xảy ra lúc bấy giờ, nên người ta không thể chôn cất ông tại nghĩa trang quê hương ở Abkhazia. Đầu tháng 1/1994, Kantaria được cải táng ở Jvari, vùng Tsalenjikha (phía tây Georgia), trên khu đất của ngôi trường số 3 mang tên ông.Thời kỳ Liên Xô tan rã, người anh hùng đã từng than thở “ Tôi ghen tị với Yegorov (1923-1975 - một Anh hùng Liên Xô). Ông ấy chết đi mà không phải nhìn thấy đất nước chúng ta tan nát như thế này, vì đất nước này mà chúng ta tiêu diệt Hitler”.Anh hùng Liên Xô 73 tuổi Meliton Varlamovich Kantaria qua đời vì một cơn đau tim trên chuyến tàu trên đường đến Moscow, nơi ông sẽ nhận quy chế tị nạn. Sự tan rã của Liên Xô đã làm trái tim ông tan nát.Ông coi xung đột giữa người Gruzia và người Abkhazia là huynh đệ tương tàn. “Tôi chỉ chiến đấu cho người Gruzia thôi sao? Không đúng. Chúng tôi trong Hồng quân đã chiến đấu vì người Nga, người Ukraine, người Abkhazia và người Kazakhstan …- vì Tổ quốc Liên Xô của chúng ta!”.Thực ra, ông không muốn rời quê hương của mình chút nào, nhưng sau chiến thắng của người Abkhazia vào tháng 9/1993, ông không còn lựa chọn nào khác, người Gruzia đã phải chạy trốn hàng loạt khỏi Abkhazia, vì sợ bị thanh trừng sắc tộc.Trong chuyến xe lửa trên đường tới Moscow, trái tim của Kantaria đã ngừng đập. Người ta vẫn nhớ mãi câu nói của ông “Tôi là người Gruzia, nhưng đất nước của tôi là Liên Xô!”.
Meliton Kantaria sinh ra năm 1920 trong một gia đình nông dân ở làng Megrelian, nay là thành phố Jvari, người Gruzia, học hết lớp 4. Năm 17 tuổi anh chuyển đến Abkhazia. Trước khi được gia nhập Hồng quân năm 1938, anh đã làm việc trong một nông trang tập thể.
Meliton Kantaria tham gia trận chiến đầu tiên vào ngày 22/6/1941 (ngày Đức Quốc xã nổ súng xâm lược Liên Xô) tại biên giới phía Tây, nơi anh phục vụ với tư cách là một xạ thủ súng máy. Vào tháng 7/1941, anh bị thương nặng trong trận chiến gần nhà ga xe lửa ở Smolensk. Sau đó, anh chiến đấu gần Rostov-on-Don, ở Bắc Kavkaz.
Năm 1943, anh lại bị thương. Và dù lần này vết thương trở nên trầm trọng hơn nhưng Meliton Varlamovich tin rằng mình vẫn còn may mắn. Nhờ sức khỏe sắt đá của mình, anh không những bình phục mà còn có thể trở lại hàng ngũ để chiến đấu tiếp.
Vào mùa hè năm 1944, Kantaria được bổ nhiệm vào một trung đội trinh sát của trung đoàn 756 thuộc sư đoàn 150 , Tập đoàn quân xung kích 3, Phương diện quân Belorussia số 1. Người con ưu tú của nước Cộng hòa Xô Viết Gruzia đã đặc biệt xuất sắc trong các trận công phá Berlin - hang ổ cuối cùng của chủ nghĩa phát xít.
Vào ngày 30/4/1945, Kantaria cùng trung sĩ Egorov và phó tiểu đoàn trưởng phụ trách chính trị Berest đã được trao lá cờ Đỏ của Hội đồng Quân sự Tập đoàn quân xung kích 3 thuộc Phương diện quân Belorussian 1 và được lệnh treo nó lên Reichstag - nhà Quốc hội Đức.
Lúc này, giao tranh ác liệt đang diễn ra ở khu vực Reichstag. Lực lượng đồn trú gồm 2.000 lính Đức, chủ yếu là lính SS, đã chống trả quyết liệt. Các tiểu đoàn bộ binh của sư đoàn 150 và các sư đoàn lân cận, từng bước, quyết tâm tiến đến Reichstag.
Khi các đơn vị Hồng Quân tiếp cận tòa nhà ở khoảng cách 80-100 mét, hạ sĩ Kantaria và trung sĩ Egorov, đi cùng với Trung úy Alexei Berest, bò lên Reichstag và phất lá cờ đỏ lên. Các chiến sĩ của các tiểu đoàn Xô Viết vô cùng phấn khởi trước chiến công của hai anh hùng, đã nhanh chóng tấn công kẻ thù và đột nhập vào nơi ẩn náu cuối cùng của chúng.
Trận chiến dữ dội đã nổ ra trong tòa nhà. Lúc 9 giờ 30 tối Kantaria, Yegorov và Berest cắm lá cờ Đỏ trên tầng hai và khi các tiểu đoàn Neustroeva và Davydov quét sạch quân địch các tầng trên thì lá cờ Đỏ được treo trên mái vòm của Reichstag. Sự kiện này diễn ra vào lúc 10 giời tối ngày 30/4/1945.
Vào ngày 9/5, theo lệnh của tư lệnh quân đoàn - Thiếu tướng S. Perevertkin, lá cờ Chiến thắng đã được trung sĩ Egorov và hạ sĩ Kantaria dỡ bỏ khỏi mái vòm và tại vị trí đó, họ đặt một lá cờ lớn màu đỏ tươi vì lúc này Reichstag đã trở thành khu vực chiếm đóng của quân đội Anh. Còn lá cờ Chiến thắng đã được giao cho Sư đoàn bộ binh 150 giữ gìn.
Vì chiến công cắm cờ lên nhà Quốc hội Đức, theo Nghị định của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô ngày 8/5/1946, hạ sĩ Kantaria được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết cùng Huân chương Lê Nin và Ngôi Sao vàng số 7090.
Sau khi xuất ngũ năm 1946, ông trở về quê hương, làm việc ở nông trang tập thể. Năm 1947, ông gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông từng là phó Xô viết tối cao của nước Cộng hòa tự trị Abkhazia. Meliton Kantaria trở thành công dân danh dự của các thành phố Sukhumi, Berlin, Baikonur (1984). Chiến sĩ danh dự của đơn vị quân đội.
Trong cuộc chiến tranh Gruzia-Abkhaz, ông và gia đình buộc phải rời đi, năm 1991 ông đến Moscow. Với sự giúp đỡ của Ủy ban Cựu chiến binh Nga, ông và gia đình lớn của mình được nhận một căn hộ một phòng nhỏ tạm thời ở ngoại ô. Ông được đưa vào diện ưu đãi, chỉ sau khi đã qua đời.
Meliton Kantaria qua đời vào ngày 26/12/1993. Do tình hình chiến sự đang xảy ra lúc bấy giờ, nên người ta không thể chôn cất ông tại nghĩa trang quê hương ở Abkhazia. Đầu tháng 1/1994, Kantaria được cải táng ở Jvari, vùng Tsalenjikha (phía tây Georgia), trên khu đất của ngôi trường số 3 mang tên ông.
Thời kỳ Liên Xô tan rã, người anh hùng đã từng than thở “ Tôi ghen tị với Yegorov (1923-1975 - một Anh hùng Liên Xô). Ông ấy chết đi mà không phải nhìn thấy đất nước chúng ta tan nát như thế này, vì đất nước này mà chúng ta tiêu diệt Hitler”.
Anh hùng Liên Xô 73 tuổi Meliton Varlamovich Kantaria qua đời vì một cơn đau tim trên chuyến tàu trên đường đến Moscow, nơi ông sẽ nhận quy chế tị nạn. Sự tan rã của Liên Xô đã làm trái tim ông tan nát.
Ông coi xung đột giữa người Gruzia và người Abkhazia là huynh đệ tương tàn. “Tôi chỉ chiến đấu cho người Gruzia thôi sao? Không đúng. Chúng tôi trong Hồng quân đã chiến đấu vì người Nga, người Ukraine, người Abkhazia và người Kazakhstan …- vì Tổ quốc Liên Xô của chúng ta!”.
Thực ra, ông không muốn rời quê hương của mình chút nào, nhưng sau chiến thắng của người Abkhazia vào tháng 9/1993, ông không còn lựa chọn nào khác, người Gruzia đã phải chạy trốn hàng loạt khỏi Abkhazia, vì sợ bị thanh trừng sắc tộc.
Trong chuyến xe lửa trên đường tới Moscow, trái tim của Kantaria đã ngừng đập. Người ta vẫn nhớ mãi câu nói của ông “Tôi là người Gruzia, nhưng đất nước của tôi là Liên Xô!”.