Để đánh chiếm hoặc vượt qua một điểm tựa phòng ngự có ụ súng lô cốt ngầm bọc thép, được trang bị súng máy như vậy của Quân đội Ukraine, Quân đội Nga có thể mất nhiều ngày, thậm chí vài tuần.Quân đội Ukraine đã xây dựng các vị trí phòng ngự kiên cố, có chiều sâu ở khu vực Donbas trong suốt 8 năm qua. Tại Donbass, có rất nhiều cụm phòng ngự như vậy, và một cụm công sự phòng ngự, không chỉ có hầm trú ẩn, công sự chiến đấu mà còn có hầm ngầm, hố bắn, hào giao thông, hầm pháo mà còn có cả những lô cốt bọc thép.Các ụ súng lô cốt bọc thép, được xây dựng trong các đường hầm, có lỗ bắn ở mọi phía và cửa sổ quan sát; trong đó có thể được trang bị 1 khẩu súng máy và rất khó phá hủy bằng hỏa lực thông thường.Các công sự bằng gỗ, đất và bao cát, các ụ súng lô cốt bọc thép được trang bị súng máy, cùng các hầm trú ẩn lớn, nhỏ được nối với nhau bởi các chiến hào, đường hầm ngầm v.v., tạo thành các cứ điểm nòng cốt của Quân đội Ukraine tại Donbass.Xung quanh mỗi cụm cứ điểm nòng cốt, còn có các phân đội xe tăng, chịu trách nhiệm phát động phản công, chi viện hỏa lực trực tiếp; phân đội súng cối chịu trách nhiệm hỗ trợ hỏa lực và lực lượng pháo binh chi viện hỏa lực từ phía sau.Hai bên sườn của hướng tiến công và các tuyến tiếp tế hậu cần của Quân đội Nga, còn có các lực lượng xe tăng đặc nhiệm và các đơn vị tác chiến đặc biệt của Quân đội Ukraine; có nhiệm vụ tấn công vào bên sườn, phía sau lưng quân Nga; nhằm làm giảm việc tập trung hỏa lực của quân Nga vào hướng tiến công chính.Quan sát các ụ súng lô cốt bọc thép, thì đây không phải là một hầm chứa súng máy bọc thép đơn giản, cũng không phải là một nhóm công sự cốt lõi đơn giản, mà là một hệ thống phòng thủ.Để quân Nga có thể đánh bại các cụm điểm tựa phòng ngự như vậy của Quân đội Ukraine, trước hết họ phải “bóc hết” được các đơn vị xe tăng phản kích xung quanh và chế áp thành công các đơn vị pháo binh, chi viện hỏa lực phía sau của Quân đội Ukraine.Đồng thời quân Nga phải bảo vệ an toàn đường tiếp tế hậu cần, kiểm soát được hai bên đường, truy quét và làm sạch các đội chống tăng cơ động (chủ yếu trang bị bằng tên lửa chống tăng), của Quân đội Ukraine.Bằng chiến thuật này, quân Nga mới có cơ hội đưa xe tăng và xe bọc thép, cùng với sự hỗ trợ của pháo binh, sau đó đưa bộ binh “bóc tách” nhóm công sự nòng cốt của Quân đội Ukraine, từng lớp một.Tại các thị trấn lớn hơn, chẳng hạn như thị trấn Avdeevka của khu vực Donetsk, Quân đội Nga và lực lượng dân quân thân Nga, đã chiến đấu trong ba tuần và vẫn chưa chiếm được thị trấn này.Tại sao Donbass rất khó để đánh chiếm? Một nguyên nhân quan trọng khác là Quân đội Ukraine đang liên tục gia tăng lực lượng tại chiến trường Donbas. Hiện có thông tin cho rằng, quân số Ukraine ở vùng Donbas đã tăng gấp đôi lên 90.000 quân.Trong khi đó, các nước như Mỹ và phương Tây đang tiếp tục viện trợ một số lượng lớn vũ khí, đạn dược tới chiến trường Donbas bằng vận chuyển đường không (đến Ba Lan) và hệ thống đường sắt, đường bộ của Ukraine.Quân đội Ukraine dựa vào hệ thông công sự có chiều sâu phòng ngự đến 100 km, cùng lực lượng chủ lực đang được tăng cường và sự chi viện từ hậu phương và nguồn viện trợ vũ khí từ nước ngoài. Như vậy, rất khó để Quân đội Nga có thể “đánh nhanh, thắng nhanh”, trong một chiều sâu phòng ngự như vậy.Điều mấu chốt hơn là Quân đội Nga đã không thể phát động một cuộc tấn công kiểu gọng kìm hai cánh, theo kiểu cổ điển. Quân đội Nga lúc này chỉ có một “gọng kìm”, là tập đoàn quân xung kích theo hướng Izum. Lý do là trên hướng Kyiv, sau khi quân Nga rút khỏi Sumy, đã mất quá nhiều vũ khí hạng nặng và cần phải nghỉ ngơi, bổ sung, nên rất khó nhập trận ngay. Lực lượng chính của Quân đội Nga ở mặt trận phía nam Donetsk, đã bị kìm chân ở Mariupol trong hơn một tháng.Do đó, chúng ta có thể thấy rằng trên chiến trường Bắc Donetsk, mũi tấn công thọc sâu của Quân đội Nga thực tế chỉ còn có một gọng kìm. Theo hướng này, trung tâm hậu cần chính của Quân đội Nga là thị trấn nhỏ Kupyansk, nơi năng lực vận chuyển, lưu trữ và phân phối tương đối hạn chế. Còn trung tâm hậu cần của Quân đội Ukraine là Kharkiv, là một trong những trung tâm đường sắt và đường bộ lớn nhất ở Ukraine, đồng thời là trung tâm giao thông tuyến đầu của Liên Xô, nhằm chuẩn bị cho Chiến tranh thế giới thứ ba và trận chiến cuối cùng với Quân đội Mỹ.Và với sự rút lui của Quân đội Nga ở mặt trận phía bắc như Kiev, Sumy; nên Quân đội Ukraine ở Dnipro, hoàn toàn có thể vận chuyển binh lính, vũ khí, đạn dược và vật liệu tới Kharkov bằng đường sắt và đường bộ mà không gặp bất kỳ mối đe dọa mặt đất nào.Từ Kharkov đến khu vực Donbass, Quân đội Ukraine chỉ cách vài chục km, nhiều nhất là 100 km. Đồng thời, mùa mưa ở Ukraine sắp đến, đường tiếp tế hậu cần của quân đội Nga sẽ khó khăn hơn.Hệ quả của việc này là ngày càng có thêm nhiều Quân đội Ukraine ở khu vực phòng thủ Donbas, vũ khí và đạn dược ngày càng nhiều. Vậy nhiều người đặt câu hỏi, tại sao máy bay chiến đấu của Nga không cắt đứt tuyến đường sắt từ khu vực miền tây Ukraine đến Kharkiv?Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã không thể phá hủy các tuyến đường sắt của Đức. Hiện tại, tốc độ điều động 200-300 máy bay chiến đấu mỗi ngày của Quân đội Nga, đơn giản là không thể phá hủy hệ thống đường sắt khổng lồ của Ukraine.Với số lượng phi vụ xuất kích ít ỏi như vậy, thậm chí không đủ để hỗ trợ các đơn vị mặt đất của Quân đội Nga chiến đấu trên chiến trường Donbass.Trong những ngày vừa qua, Không quân Nga đã tiến hành xuất kích 1.000 lượt, ném khoảng 3.000-4.000 tấn bom thường, tương đương 60.000-80.000 quả đạn pháo 155mm xuống một số khu vực tại Ukraine.Với hỏa lực như vậy, không đủ để quân Nga tiêu diệt được khu vực phòng thủ kiên cố của Quân đội Ukraine ở thị trấn Avdeevka; chưa kể mức chính xác của bom thường mà Không quân Nga sử dụng là rất thấp.
Để đánh chiếm hoặc vượt qua một điểm tựa phòng ngự có ụ súng lô cốt ngầm bọc thép, được trang bị súng máy như vậy của Quân đội Ukraine, Quân đội Nga có thể mất nhiều ngày, thậm chí vài tuần.
Quân đội Ukraine đã xây dựng các vị trí phòng ngự kiên cố, có chiều sâu ở khu vực Donbas trong suốt 8 năm qua. Tại Donbass, có rất nhiều cụm phòng ngự như vậy, và một cụm công sự phòng ngự, không chỉ có hầm trú ẩn, công sự chiến đấu mà còn có hầm ngầm, hố bắn, hào giao thông, hầm pháo mà còn có cả những lô cốt bọc thép.
Các ụ súng lô cốt bọc thép, được xây dựng trong các đường hầm, có lỗ bắn ở mọi phía và cửa sổ quan sát; trong đó có thể được trang bị 1 khẩu súng máy và rất khó phá hủy bằng hỏa lực thông thường.
Các công sự bằng gỗ, đất và bao cát, các ụ súng lô cốt bọc thép được trang bị súng máy, cùng các hầm trú ẩn lớn, nhỏ được nối với nhau bởi các chiến hào, đường hầm ngầm v.v., tạo thành các cứ điểm nòng cốt của Quân đội Ukraine tại Donbass.
Xung quanh mỗi cụm cứ điểm nòng cốt, còn có các phân đội xe tăng, chịu trách nhiệm phát động phản công, chi viện hỏa lực trực tiếp; phân đội súng cối chịu trách nhiệm hỗ trợ hỏa lực và lực lượng pháo binh chi viện hỏa lực từ phía sau.
Hai bên sườn của hướng tiến công và các tuyến tiếp tế hậu cần của Quân đội Nga, còn có các lực lượng xe tăng đặc nhiệm và các đơn vị tác chiến đặc biệt của Quân đội Ukraine; có nhiệm vụ tấn công vào bên sườn, phía sau lưng quân Nga; nhằm làm giảm việc tập trung hỏa lực của quân Nga vào hướng tiến công chính.
Quan sát các ụ súng lô cốt bọc thép, thì đây không phải là một hầm chứa súng máy bọc thép đơn giản, cũng không phải là một nhóm công sự cốt lõi đơn giản, mà là một hệ thống phòng thủ.
Để quân Nga có thể đánh bại các cụm điểm tựa phòng ngự như vậy của Quân đội Ukraine, trước hết họ phải “bóc hết” được các đơn vị xe tăng phản kích xung quanh và chế áp thành công các đơn vị pháo binh, chi viện hỏa lực phía sau của Quân đội Ukraine.
Đồng thời quân Nga phải bảo vệ an toàn đường tiếp tế hậu cần, kiểm soát được hai bên đường, truy quét và làm sạch các đội chống tăng cơ động (chủ yếu trang bị bằng tên lửa chống tăng), của Quân đội Ukraine.
Bằng chiến thuật này, quân Nga mới có cơ hội đưa xe tăng và xe bọc thép, cùng với sự hỗ trợ của pháo binh, sau đó đưa bộ binh “bóc tách” nhóm công sự nòng cốt của Quân đội Ukraine, từng lớp một.
Tại các thị trấn lớn hơn, chẳng hạn như thị trấn Avdeevka của khu vực Donetsk, Quân đội Nga và lực lượng dân quân thân Nga, đã chiến đấu trong ba tuần và vẫn chưa chiếm được thị trấn này.
Tại sao Donbass rất khó để đánh chiếm? Một nguyên nhân quan trọng khác là Quân đội Ukraine đang liên tục gia tăng lực lượng tại chiến trường Donbas. Hiện có thông tin cho rằng, quân số Ukraine ở vùng Donbas đã tăng gấp đôi lên 90.000 quân.
Trong khi đó, các nước như Mỹ và phương Tây đang tiếp tục viện trợ một số lượng lớn vũ khí, đạn dược tới chiến trường Donbas bằng vận chuyển đường không (đến Ba Lan) và hệ thống đường sắt, đường bộ của Ukraine.
Quân đội Ukraine dựa vào hệ thông công sự có chiều sâu phòng ngự đến 100 km, cùng lực lượng chủ lực đang được tăng cường và sự chi viện từ hậu phương và nguồn viện trợ vũ khí từ nước ngoài. Như vậy, rất khó để Quân đội Nga có thể “đánh nhanh, thắng nhanh”, trong một chiều sâu phòng ngự như vậy.
Điều mấu chốt hơn là Quân đội Nga đã không thể phát động một cuộc tấn công kiểu gọng kìm hai cánh, theo kiểu cổ điển. Quân đội Nga lúc này chỉ có một “gọng kìm”, là tập đoàn quân xung kích theo hướng Izum.
Lý do là trên hướng Kyiv, sau khi quân Nga rút khỏi Sumy, đã mất quá nhiều vũ khí hạng nặng và cần phải nghỉ ngơi, bổ sung, nên rất khó nhập trận ngay. Lực lượng chính của Quân đội Nga ở mặt trận phía nam Donetsk, đã bị kìm chân ở Mariupol trong hơn một tháng.
Do đó, chúng ta có thể thấy rằng trên chiến trường Bắc Donetsk, mũi tấn công thọc sâu của Quân đội Nga thực tế chỉ còn có một gọng kìm. Theo hướng này, trung tâm hậu cần chính của Quân đội Nga là thị trấn nhỏ Kupyansk, nơi năng lực vận chuyển, lưu trữ và phân phối tương đối hạn chế.
Còn trung tâm hậu cần của Quân đội Ukraine là Kharkiv, là một trong những trung tâm đường sắt và đường bộ lớn nhất ở Ukraine, đồng thời là trung tâm giao thông tuyến đầu của Liên Xô, nhằm chuẩn bị cho Chiến tranh thế giới thứ ba và trận chiến cuối cùng với Quân đội Mỹ.
Và với sự rút lui của Quân đội Nga ở mặt trận phía bắc như Kiev, Sumy; nên Quân đội Ukraine ở Dnipro, hoàn toàn có thể vận chuyển binh lính, vũ khí, đạn dược và vật liệu tới Kharkov bằng đường sắt và đường bộ mà không gặp bất kỳ mối đe dọa mặt đất nào.
Từ Kharkov đến khu vực Donbass, Quân đội Ukraine chỉ cách vài chục km, nhiều nhất là 100 km. Đồng thời, mùa mưa ở Ukraine sắp đến, đường tiếp tế hậu cần của quân đội Nga sẽ khó khăn hơn.
Hệ quả của việc này là ngày càng có thêm nhiều Quân đội Ukraine ở khu vực phòng thủ Donbas, vũ khí và đạn dược ngày càng nhiều. Vậy nhiều người đặt câu hỏi, tại sao máy bay chiến đấu của Nga không cắt đứt tuyến đường sắt từ khu vực miền tây Ukraine đến Kharkiv?
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã không thể phá hủy các tuyến đường sắt của Đức. Hiện tại, tốc độ điều động 200-300 máy bay chiến đấu mỗi ngày của Quân đội Nga, đơn giản là không thể phá hủy hệ thống đường sắt khổng lồ của Ukraine.
Với số lượng phi vụ xuất kích ít ỏi như vậy, thậm chí không đủ để hỗ trợ các đơn vị mặt đất của Quân đội Nga chiến đấu trên chiến trường Donbass.
Trong những ngày vừa qua, Không quân Nga đã tiến hành xuất kích 1.000 lượt, ném khoảng 3.000-4.000 tấn bom thường, tương đương 60.000-80.000 quả đạn pháo 155mm xuống một số khu vực tại Ukraine.
Với hỏa lực như vậy, không đủ để quân Nga tiêu diệt được khu vực phòng thủ kiên cố của Quân đội Ukraine ở thị trấn Avdeevka; chưa kể mức chính xác của bom thường mà Không quân Nga sử dụng là rất thấp.