Tàu sân bay lớp Kiev (Project 1143) là lớp tàu sân bay đầu tiên của Liên Xô được đóng để phục vụ cho lực lượng không quân hải quân của nước này. Quá trình nghiên cứu phát triển tàu sân bay lớp Kiev được bắt đầu từ đầu những năm 1970. Nguồn ảnh: Pinterest.Tàu sân bay lớp Kiev còn mang nhiều tên gọi khác nhau như Đề án 1143 hay Krechyet. Điểm cực dị trên tàu sân bay này đó là nó có vẻ bên ngoài và cả cơ cấu hoạt động vừa giống tàu sân bay, vừa giống một tuần dương hạm. Nguồn ảnh: Sas.Ban đầu, dự án tàu sân bay đầu tiên của Liên Xô nhận được khá nhiều thiết kế khác nhau từ nhiều cơ sở nghiên cứu và nhiều nhà khoa học độc lập tới từ khắp Liên Xô. Bản thân Hải quân Liên Xô cũng muốn có một tàu sân bay giống với lớp Kitty Hawk của Mỹ. Nguồn ảnh: Total.Tuy nhiên, Xô viết Tối cao Liên Xô đã chọn thiết kế của lớp Kiev sau khi cân nhắc tới chi phí vận hành, bảo dưỡng và khả năng hoạt động độc lập của tàu sân bay này dựa trên tư vấn của hội đồng tướng lĩnh cấp cao của Moscow. Nguồn ảnh: Global.Vào thời kỳ những năm 1970, lực lượng Hải quân Liên Xô vẫn còn khá mỏng với số lượng tàu nổi ít và hoàn toàn bị Mỹ cùng NATO áp đảo trên mặt biển, điều này dẫn tới việc Liên Xô muốn tàu sân bay của mình được vũ trang đầy đủ, có thể hoạt động độc lập thay vì cần một đội tàu hùng hậu bảo vệ như các tàu sân bay Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.Chính sự khác biệt căn bản trong học thuyết sử dụng tàu sân bay này của Liên Xô mà những tàu sân bay lớp Kiev đã mang một vẻ ngoài cực kỳ độc đáo, nó là sự kết hợp giữa tuần dương hạm mang tên lửa và tàu sân bay, một sự kết hợp độc nhất vô nhị. Nguồn ảnh: Military.Tàu sân bay Kiev được thiết kế với đường băng dài 2/3 tổng chiều dài của tàu, khu vực trên boong trước tàu-nơi không có đường băng chạy qua là nơi đặt các loại tên lửa đất đối không, đất đối đất với số lượng cực lớn. Nguồn ảnh: Amazon.Theo tính toán của các kỹ sư Liên Xô, ngay cả khi tàu sân bay Kiev không có... máy bay, nó vẫn có thể được sử dụng để phối hợp tác chiến với lực lượng tàu ngầm chiến lược và các tàu nổi khác của Hải quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Sas.Khi đó, Kiev sẽ hoạt động như một tuần dương hạm hạng nặng và thực sự là tàu sân bay Kiev có khả năng cơ động và hệ thống vũ khí không khác gì một tuần dương hạm hộ vệ tên lửa. Nguồn ảnh: Sas.Cụ thể, tàu sân bay Kiev có độ giãn nước khoảng 45.000 tấn, có tốc độ di chuyển tối đa khoảng 32 hải lý tương đương với khoảng 59 km/h. Về hỏa lực, tàu sân bay Kiev được trang bị từ 80 tới 200 tên lửa hạm đối không hoặc hạm đối hạm, 2 pháo đa dụng, 8 tổ hợp vũ khí tầm gần và 10 ống phóng lôi. Nguồn ảnh: Sas.Các tàu sân bay lớp Kiev có khả ănng mang theo tối đa 30 máy bay các loại. Trong đó, biên chế thường thấy bao gồm 12 máy bay phản lực Yak-38 và 16 trực thăng tấn công, săn ngầm và cảnh báo sớm. Nguồn ảnh: Sas.Tổng cộng phía Liên Xô đã cho đóng 4 tàu sân bay loại này và đưa vào biên chế phục vụ Hải quân Liên Xô và sau này là Hải quân Nga. Sau này, hai chiếc đầu tiên được Nga bán cho Trung Quốc làm viện bảo tàng, chiếc thứ ba bị rã sắt vụn và chiếc cuối cùng bị bán xác cho Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sas.
Tàu sân bay lớp Kiev (Project 1143) là lớp tàu sân bay đầu tiên của Liên Xô được đóng để phục vụ cho lực lượng không quân hải quân của nước này. Quá trình nghiên cứu phát triển tàu sân bay lớp Kiev được bắt đầu từ đầu những năm 1970. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tàu sân bay lớp Kiev còn mang nhiều tên gọi khác nhau như Đề án 1143 hay Krechyet. Điểm cực dị trên tàu sân bay này đó là nó có vẻ bên ngoài và cả cơ cấu hoạt động vừa giống tàu sân bay, vừa giống một tuần dương hạm. Nguồn ảnh: Sas.
Ban đầu, dự án tàu sân bay đầu tiên của Liên Xô nhận được khá nhiều thiết kế khác nhau từ nhiều cơ sở nghiên cứu và nhiều nhà khoa học độc lập tới từ khắp Liên Xô. Bản thân Hải quân Liên Xô cũng muốn có một tàu sân bay giống với lớp Kitty Hawk của Mỹ. Nguồn ảnh: Total.
Tuy nhiên, Xô viết Tối cao Liên Xô đã chọn thiết kế của lớp Kiev sau khi cân nhắc tới chi phí vận hành, bảo dưỡng và khả năng hoạt động độc lập của tàu sân bay này dựa trên tư vấn của hội đồng tướng lĩnh cấp cao của Moscow. Nguồn ảnh: Global.
Vào thời kỳ những năm 1970, lực lượng Hải quân Liên Xô vẫn còn khá mỏng với số lượng tàu nổi ít và hoàn toàn bị Mỹ cùng NATO áp đảo trên mặt biển, điều này dẫn tới việc Liên Xô muốn tàu sân bay của mình được vũ trang đầy đủ, có thể hoạt động độc lập thay vì cần một đội tàu hùng hậu bảo vệ như các tàu sân bay Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Chính sự khác biệt căn bản trong học thuyết sử dụng tàu sân bay này của Liên Xô mà những tàu sân bay lớp Kiev đã mang một vẻ ngoài cực kỳ độc đáo, nó là sự kết hợp giữa tuần dương hạm mang tên lửa và tàu sân bay, một sự kết hợp độc nhất vô nhị. Nguồn ảnh: Military.
Tàu sân bay Kiev được thiết kế với đường băng dài 2/3 tổng chiều dài của tàu, khu vực trên boong trước tàu-nơi không có đường băng chạy qua là nơi đặt các loại tên lửa đất đối không, đất đối đất với số lượng cực lớn. Nguồn ảnh: Amazon.
Theo tính toán của các kỹ sư Liên Xô, ngay cả khi tàu sân bay Kiev không có... máy bay, nó vẫn có thể được sử dụng để phối hợp tác chiến với lực lượng tàu ngầm chiến lược và các tàu nổi khác của Hải quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Sas.
Khi đó, Kiev sẽ hoạt động như một tuần dương hạm hạng nặng và thực sự là tàu sân bay Kiev có khả năng cơ động và hệ thống vũ khí không khác gì một tuần dương hạm hộ vệ tên lửa. Nguồn ảnh: Sas.
Cụ thể, tàu sân bay Kiev có độ giãn nước khoảng 45.000 tấn, có tốc độ di chuyển tối đa khoảng 32 hải lý tương đương với khoảng 59 km/h. Về hỏa lực, tàu sân bay Kiev được trang bị từ 80 tới 200 tên lửa hạm đối không hoặc hạm đối hạm, 2 pháo đa dụng, 8 tổ hợp vũ khí tầm gần và 10 ống phóng lôi. Nguồn ảnh: Sas.
Các tàu sân bay lớp Kiev có khả ănng mang theo tối đa 30 máy bay các loại. Trong đó, biên chế thường thấy bao gồm 12 máy bay phản lực Yak-38 và 16 trực thăng tấn công, săn ngầm và cảnh báo sớm. Nguồn ảnh: Sas.
Tổng cộng phía Liên Xô đã cho đóng 4 tàu sân bay loại này và đưa vào biên chế phục vụ Hải quân Liên Xô và sau này là Hải quân Nga. Sau này, hai chiếc đầu tiên được Nga bán cho Trung Quốc làm viện bảo tàng, chiếc thứ ba bị rã sắt vụn và chiếc cuối cùng bị bán xác cho Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sas.