Quân đội Nga được cho là đang có kế hoạch triển khai tổng cộng 5 lữ đoàn pháo binh chiến dịch. Các lữ đoàn này sẽ được trang bị pháo hạng nặng tầm xa, cụ thể là súng cối 240mm 2S4 Tyulpan và pháo tự hành 240mm 2S7 Pion.Theo các nguồn tin của cả Ukraine và Nga, các đơn vị pháo hạng nặng mới này thuộc biên chế của quân đoàn lục quân. Lữ đoàn pháo binh hạng nặng đầu tiên là Lữ đoàn 17, thuộc biên chế Quân đoàn 3 đã được thành lập. Các hoạt động hiện tại của Lữ đoàn 17 được cho là tập trung ở khu vực Zaporozhye, miền nam Ukraine.Theo suy đoán từ nhiều nguồn tin khác nhau, các nhiệm vụ cụ thể sẽ được giao cho các lữ đoàn pháo binh hạng nặng này. Dự kiến các lữ đoàn súng cối 2S4 Tyulpan sẽ là hỏa lực chủ yếu, dùng phá hủy những trận địa phòng ngự kiên cố của Quân đội Ukraine.Còn nhiệm vụ các lữ đoàn pháo tầm xa 2S7 Pion được cho là sẽ tham gia vào các nhiệm vụ chế áp các trận địa pháo 155 mm của Ukraine. Những công nghệ về trinh sát như sử dụng UAV để tăng cường độ chính xác khi bắn sẽ được áp dụng rộng rãi.Vào cuối năm 2022, Bộ Quốc phòng Nga công bố kế hoạch thành lập 5 lữ đoàn pháo binh mới trong năm 2023. Những chi tiết như vậy lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng vào tháng 9 năm nay, khi kế hoạch thành lập 5 lữ đoàn pháo binh hạng nặng được công bố rộng rãi.Dự án đầy tham vọng này khiến nhiều người phải ngạc nhiên, với mối quan tâm chính không chỉ đơn thuần là cung cấp đủ số pháo cho các đơn vị mới này, do số pháo hạng nặng khổng lồ mà Nga được hưởng từ thời Liên Xô và họ chỉ cần bảo dưỡng lại là có thể sử dụng.Câu hỏi thực sự ở đây là làm thế nào Nga có thể đáp ứng nhu cầu đạn pháo cho số đơn vị pháo binh lớn vậy. Để dễ hình dung, một lữ đoàn pháo binh hạng nặng (54 khẩu) tiêu thụ không dưới 3.600 viên đạn pháo mỗi ngày.Nếu nhân con số trên với 5 lữ đoàn và cộng với nhu cầu về đạn của các đơn vị pháo binh khác của Nga, thì không khó để nhận ra thách thức về công tác bảo đảm hậu cần rất lớn mà Quân đội Nga phải đối mặt.Hiện tại, chỉ có Nga mới có câu trả lời cho câu hỏi này. Bất chấp những suy đoán của tình báo phương Tây trong hơn một năm rưỡi qua rằng, Quân đội Nga “đã hết đạn pháo và tên lửa”; nhưng pháo và tên lửa của Nga vẫn bắn đều.Các chuyên gia phương Tây ban đầu tỏ ra hoài nghi về kế hoạch của Moscow, khi cho rằng Nga sẽ lấy số lượng pháo mới từ đâu? Lấy đạn đâu để bắn khi lệnh cấm vận ngặt nghèo của phương Tây đối với nước Nga, khiến Nga không thể khởi động các dây chuyền sản xuất quốc phòng đã đóng cửa trước đó.Tuy nhiên, vào năm 2023, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã chứng minh rằng, họ vẫn sản xuất bình thường mà không bị ảnh hưởng quá nhiều từ lệnh trừng phạt của phương Tây, khi số lượng xe tăng, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo được sản xuất hoặc hiện đại hóa đã tăng mạnh.Các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Nga đang sản xuất “bận rộn”, bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, sản lượng đạn pháo tăng gấp nhiều lần trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ.Thứ hai, theo tình báo nước ngoài, Nga đã dự trữ 4 triệu quả đạn pháo. Tuy nhiên, con số này chỉ từ quan sát vệ tinh của các nhà kho đang mở. Hiện chưa rõ có bao nhiêu đạn pháo bên trong kho.Thứ ba, NATO cũng lo ngại rằng Triều Tiên, quốc gia đã tích lũy được một lượng đạn pháo dù không xác định (nhưng chắc chắn là sẽ rất lớn), sẽ “thầm lặng” cung cấp cho Nga.Và trong bối cảnh Nga thành lập các lữ đoàn pháo binh mới, nhiệm vụ của chúng là phá hủy các tuyến phòng thủ Ukraine vào mùa đông, trong khi phương Tây tăng cường cấm vận cả Nga và Triều Tiên, thì việc xích lại gần nhau về mặt quân sự giữa hai nước, trở nên dễ hiểu hơn.Trước khi thành lập Quân khu phía Bắc, Quân đội Nga chỉ có một lữ đoàn pháo binh hạng nặng là Lữ đoàn 45, đóng tại Quân khu phía Tây. Lữ đoàn được trang bị súng cối hạng nặng 2S4 Tyulpan và pháo tự hành 2S7 Pion.Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), Quân đội Nga hiện có khoảng 200 khẩu súng cối 2S4 Tyulpan và pháo tự hành 2S7 Pion trong biên chế chiến đấu.Các lữ đoàn mới chắc chắn sẽ tăng cường hỏa lực của Quân đội Nga trong cuộc tấn công mùa đông sắp tới, khi điều kiện thời tiết xấu, khiến việc chi viện hỏa lực bằng không quân của Quân đội Nga sẽ hạn chế.Quân đội Ukraine có ưu thế chế áp các trận địa pháo binh Nga, dựa vào các hệ thống radar trinh sát pháo binh của phương Tây viện trợ. Theo thông tin của Ukraine, trong suốt cuộc phản công mùa hè vừa qua, Quân đội Ukraine đã vô hiệu hóa tới 1.000 khẩu pháo các loại của Nga.Không thể phủ nhận việc Quân đội Nga đưa các đơn vị pháo binh mới này vào biên chế chiến đấu đã tăng cường hỏa lực cho họ. Mối đe dọa ngày càng gia tăng này đòi hỏi Quân đội Ukraine phải tăng cường các nỗ lực chống pháo của họ.Tuy nhiên, các trận đấu pháo này không chỉ xoay quanh pháo binh, mà UAV tự sát tầm xa cũng đóng một vai trò then chốt. Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine, tướng Zaluzhny đã ám chỉ điều này khi trả lời phỏng vấn tờ The Economist, khi ông nhấn mạnh tầm quan trọng của UAV cảm tử trong cuộc chiến chống pháo tầm xa. >>>Mời độc giả xem thêm video: Nga cáo buộc Ukraine đứng sau âm mưu đầu độc nhiều phi công Nga.
Quân đội Nga được cho là đang có kế hoạch triển khai tổng cộng 5 lữ đoàn pháo binh chiến dịch. Các lữ đoàn này sẽ được trang bị pháo hạng nặng tầm xa, cụ thể là súng cối 240mm 2S4 Tyulpan và pháo tự hành 240mm 2S7 Pion.
Theo các nguồn tin của cả Ukraine và Nga, các đơn vị pháo hạng nặng mới này thuộc biên chế của quân đoàn lục quân. Lữ đoàn pháo binh hạng nặng đầu tiên là Lữ đoàn 17, thuộc biên chế Quân đoàn 3 đã được thành lập. Các hoạt động hiện tại của Lữ đoàn 17 được cho là tập trung ở khu vực Zaporozhye, miền nam Ukraine.
Theo suy đoán từ nhiều nguồn tin khác nhau, các nhiệm vụ cụ thể sẽ được giao cho các lữ đoàn pháo binh hạng nặng này. Dự kiến các lữ đoàn súng cối 2S4 Tyulpan sẽ là hỏa lực chủ yếu, dùng phá hủy những trận địa phòng ngự kiên cố của Quân đội Ukraine.
Còn nhiệm vụ các lữ đoàn pháo tầm xa 2S7 Pion được cho là sẽ tham gia vào các nhiệm vụ chế áp các trận địa pháo 155 mm của Ukraine. Những công nghệ về trinh sát như sử dụng UAV để tăng cường độ chính xác khi bắn sẽ được áp dụng rộng rãi.
Vào cuối năm 2022, Bộ Quốc phòng Nga công bố kế hoạch thành lập 5 lữ đoàn pháo binh mới trong năm 2023. Những chi tiết như vậy lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng vào tháng 9 năm nay, khi kế hoạch thành lập 5 lữ đoàn pháo binh hạng nặng được công bố rộng rãi.
Dự án đầy tham vọng này khiến nhiều người phải ngạc nhiên, với mối quan tâm chính không chỉ đơn thuần là cung cấp đủ số pháo cho các đơn vị mới này, do số pháo hạng nặng khổng lồ mà Nga được hưởng từ thời Liên Xô và họ chỉ cần bảo dưỡng lại là có thể sử dụng.
Câu hỏi thực sự ở đây là làm thế nào Nga có thể đáp ứng nhu cầu đạn pháo cho số đơn vị pháo binh lớn vậy. Để dễ hình dung, một lữ đoàn pháo binh hạng nặng (54 khẩu) tiêu thụ không dưới 3.600 viên đạn pháo mỗi ngày.
Nếu nhân con số trên với 5 lữ đoàn và cộng với nhu cầu về đạn của các đơn vị pháo binh khác của Nga, thì không khó để nhận ra thách thức về công tác bảo đảm hậu cần rất lớn mà Quân đội Nga phải đối mặt.
Hiện tại, chỉ có Nga mới có câu trả lời cho câu hỏi này. Bất chấp những suy đoán của tình báo phương Tây trong hơn một năm rưỡi qua rằng, Quân đội Nga “đã hết đạn pháo và tên lửa”; nhưng pháo và tên lửa của Nga vẫn bắn đều.
Các chuyên gia phương Tây ban đầu tỏ ra hoài nghi về kế hoạch của Moscow, khi cho rằng Nga sẽ lấy số lượng pháo mới từ đâu? Lấy đạn đâu để bắn khi lệnh cấm vận ngặt nghèo của phương Tây đối với nước Nga, khiến Nga không thể khởi động các dây chuyền sản xuất quốc phòng đã đóng cửa trước đó.
Tuy nhiên, vào năm 2023, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã chứng minh rằng, họ vẫn sản xuất bình thường mà không bị ảnh hưởng quá nhiều từ lệnh trừng phạt của phương Tây, khi số lượng xe tăng, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo được sản xuất hoặc hiện đại hóa đã tăng mạnh.
Các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Nga đang sản xuất “bận rộn”, bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, sản lượng đạn pháo tăng gấp nhiều lần trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ.
Thứ hai, theo tình báo nước ngoài, Nga đã dự trữ 4 triệu quả đạn pháo. Tuy nhiên, con số này chỉ từ quan sát vệ tinh của các nhà kho đang mở. Hiện chưa rõ có bao nhiêu đạn pháo bên trong kho.
Thứ ba, NATO cũng lo ngại rằng Triều Tiên, quốc gia đã tích lũy được một lượng đạn pháo dù không xác định (nhưng chắc chắn là sẽ rất lớn), sẽ “thầm lặng” cung cấp cho Nga.
Và trong bối cảnh Nga thành lập các lữ đoàn pháo binh mới, nhiệm vụ của chúng là phá hủy các tuyến phòng thủ Ukraine vào mùa đông, trong khi phương Tây tăng cường cấm vận cả Nga và Triều Tiên, thì việc xích lại gần nhau về mặt quân sự giữa hai nước, trở nên dễ hiểu hơn.
Trước khi thành lập Quân khu phía Bắc, Quân đội Nga chỉ có một lữ đoàn pháo binh hạng nặng là Lữ đoàn 45, đóng tại Quân khu phía Tây. Lữ đoàn được trang bị súng cối hạng nặng 2S4 Tyulpan và pháo tự hành 2S7 Pion.
Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), Quân đội Nga hiện có khoảng 200 khẩu súng cối 2S4 Tyulpan và pháo tự hành 2S7 Pion trong biên chế chiến đấu.
Các lữ đoàn mới chắc chắn sẽ tăng cường hỏa lực của Quân đội Nga trong cuộc tấn công mùa đông sắp tới, khi điều kiện thời tiết xấu, khiến việc chi viện hỏa lực bằng không quân của Quân đội Nga sẽ hạn chế.
Quân đội Ukraine có ưu thế chế áp các trận địa pháo binh Nga, dựa vào các hệ thống radar trinh sát pháo binh của phương Tây viện trợ. Theo thông tin của Ukraine, trong suốt cuộc phản công mùa hè vừa qua, Quân đội Ukraine đã vô hiệu hóa tới 1.000 khẩu pháo các loại của Nga.
Không thể phủ nhận việc Quân đội Nga đưa các đơn vị pháo binh mới này vào biên chế chiến đấu đã tăng cường hỏa lực cho họ. Mối đe dọa ngày càng gia tăng này đòi hỏi Quân đội Ukraine phải tăng cường các nỗ lực chống pháo của họ.
Tuy nhiên, các trận đấu pháo này không chỉ xoay quanh pháo binh, mà UAV tự sát tầm xa cũng đóng một vai trò then chốt. Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine, tướng Zaluzhny đã ám chỉ điều này khi trả lời phỏng vấn tờ The Economist, khi ông nhấn mạnh tầm quan trọng của UAV cảm tử trong cuộc chiến chống pháo tầm xa.
>>>Mời độc giả xem thêm video: Nga cáo buộc Ukraine đứng sau âm mưu đầu độc nhiều phi công Nga.