Theo đó hôm 29/3 vừa qua (theo giờ địa phương), Lực lượng Tuần duyên Mỹ đã tổ chức buổi lễ loại biên tàu tuần duyên USCGC Sherman (WHEC-720) sau gần 50 năm hoạt động tại căn cứ ở Honolulu, Hawaii. Đây là chiếc tàu tuần duyên thứ 9 thuộc lớp tàu Hamilton của Tuần duyên Mỹ bị loại biên trong những năm trở lại gần đây, và hiện vẫn còn ba chiếc lớp này vẫn đang hoạt động trong biên chế Tuần duyên Mỹ. Nguồn ảnh: dvidshub.Dựa trên một số thông tin được lực lượng Tuần duyên Mỹ cung cấp thì khả năng lớn tàu USCGC Sherman sẽ được chuyển giao cho lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam sau khi được tân trang lại, và nếu thông tin này được cả hai nước xác nhận thì đây sẽ là tàu lớp Hamilton thứ 2 của Cảnh sát Biển Việt Nam sau tàu CSB 8020. Nguồn ảnh: dvidshub.Tàu tuần duyên USCGC Sherman là chiếc tàu thứ 6 trong số 12 tàu lớp Hamilton được hãng đóng tàu Avondale Shipyards thực hiện tại New Orleans, bang Louisiana. Tàu được đóng vào tháng 1.1967, hạ thủy tháng 9.1968. Nguồn ảnh: dvidshub.Sau chuyến tuần tra cuối cùng ở vùng biển Bering, tàu USCGC Sherman quay về cảng nhà ở đảo Sand, Honolulu ngày 23.1.2018. Vùng biển hoạt động của USCGC Sherman trải dài từ Thái Bình Dương cho tới Alaska. Nguồn ảnh: dvidshub.Hamilton là lớp tàu tuần duyên lớn nhất của Mỹ trong những năm 1960. Lớp tàu này dài 115m, ngang rộng nhất 13m, mớn nước 4,6m, lượng choán nước 3.250 tấn, tầm hoạt động 22.530 km. Thủy thủ đoàn của lớp tàu này là 167 người và có dự trữ hành trình 45 ngày trên biển. Nguồn ảnh: dvidshub.Hầu hết các tàu lớp Hamilton đều được vũ trang giống nhau gồm Vũ khí trang bị của tàu gồm radar trinh sát đường không 2D AN/SPS-40, radar điều khiển hỏa lực Mk 92, pháo hạm Oto Breda cỡ 76,2mm, hệ thống phòng thủ tầm cực gần 20mm Phalanx CIWS, pháo tự động M242 Bushmaster cỡ 25mm, súng máy hạng nặng M2 Browning cỡ 12,7mm và súng máy hạng nhẹ M240 cỡ nòng 7,62 mm. Nguồn ảnh: dvidshub.Tuy nhiên khi bàn giao, gần như chắc chắn 100% tàu USCGC Sherman chỉ giữ lại radar hỏa lực Mk 92 cùng pháo Oto Breda cỡ 76,2mm, các trang thiết bị khác sẽ bị tháo bỏ tương tự trường hợp của tàu CSB 8020 (trước đó có tên USCGC Morgenthau). Nguồn ảnh: dvidshub.Cận cảnh tàu USCGC Sherman trong những ngày hoạt động cuối cùng của mình trong biên chế Tuần duyên Mỹ. Sau khi “nghỉ hư” con tàu này cần khoảng thời gian vài tháng để tháo dỡ vũ khí và tân trang lại trước bàn giao cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Nguồn ảnh: dvidshub.Được biết hầu hết các tàu Hamilton “nghỉ hưu” đều được Mỹ bán hoặc chuyển giao cho các quốc gia đối tác của mình trong đó có thể kể tới như Philippines với 3 chiếc, Bangladesh 2 chiếc và Nigeria 2 chiếc. Còn Việt Nam hiện tại là tàu CSB 8020. Nguồn ảnh: dvidshub.Trước đó theo thông báo của Cơ quan Hợp tác về Quốc phòng và An ninh Mỹ - DSCA, Việt Nam từng đề nghị Washington chuyển giao 3 tàu lớp Hamiton loại biên theo chương trình Bán trang bị quốc phòng dư thừa – EDA. Dựa trên thông tin này nhiều khả năng tàu USCGC Sherman không phải tàu lớp Hamiton cuối cùng mà Mỹ sẽ chuyển giao cho Việt Nam nếu đề nghị trên được DSCA thông qua. Nguồn ảnh: dvidshub.Hệ thống vũ khí đánh chặn tầm gần Phalanx CIWS phía sau đuôi tàu USCGC Sherman, vũ khí này sẽ bị tháo bỏ nếu con tàu này được chuyển giao cho Việt Nam. Nguồn ảnh: dvidshub.Dù vậy với một tàu tuần duyên tuần tra ven biển thì hải pháo Oto Breda cỡ 76,2mm có lẽ đã quá đủ, bên cạnh đó Cảnh sát Biển Việt Nam cũng có thể tái vũ trang lại cho USCGC Sherman nếu cần thiết. Nguồn ảnh: dvidshub.Trong ảnh là tàu CSB 8020 của Cảnh sát Biển Việt Nam được đưa vào trang bị trong cuối năm 2017. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.Ngay sau đó tàu CSB 8020 đã thực hiện hải trình tuần tra đầu tiên của mình với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tư an toàn biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.Hiện tại tàu CSB 8020 được biên chế cho Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu). Nếu tàu USCGC Sherman được chuyển giao cho Việt Nam trong quý II năm nay, thì bộ đôi tàu Hamiton sẽ góp phần nâng cao năng lực cho Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trong thực thi pháp luật, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và các hoạt động ứng phó nhân đạo trên biển. Nguồn ảnh: Thanh Niên.Mời độc giả xem video: Hải trình cuối cùng của USCGC Sherman trước khi Tuần duyên Mỹ cho nghỉ hưu. (nguồn USFORCESTV)
Theo đó hôm 29/3 vừa qua (theo giờ địa phương), Lực lượng Tuần duyên Mỹ đã tổ chức buổi lễ loại biên tàu tuần duyên USCGC Sherman (WHEC-720) sau gần 50 năm hoạt động tại căn cứ ở Honolulu, Hawaii. Đây là chiếc tàu tuần duyên thứ 9 thuộc lớp tàu Hamilton của Tuần duyên Mỹ bị loại biên trong những năm trở lại gần đây, và hiện vẫn còn ba chiếc lớp này vẫn đang hoạt động trong biên chế Tuần duyên Mỹ. Nguồn ảnh: dvidshub.
Dựa trên một số thông tin được lực lượng Tuần duyên Mỹ cung cấp thì khả năng lớn tàu USCGC Sherman sẽ được chuyển giao cho lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam sau khi được tân trang lại, và nếu thông tin này được cả hai nước xác nhận thì đây sẽ là tàu lớp Hamilton thứ 2 của Cảnh sát Biển Việt Nam sau tàu CSB 8020. Nguồn ảnh: dvidshub.
Tàu tuần duyên USCGC Sherman là chiếc tàu thứ 6 trong số 12 tàu lớp Hamilton được hãng đóng tàu Avondale Shipyards thực hiện tại New Orleans, bang Louisiana. Tàu được đóng vào tháng 1.1967, hạ thủy tháng 9.1968. Nguồn ảnh: dvidshub.
Sau chuyến tuần tra cuối cùng ở vùng biển Bering, tàu USCGC Sherman quay về cảng nhà ở đảo Sand, Honolulu ngày 23.1.2018. Vùng biển hoạt động của USCGC Sherman trải dài từ Thái Bình Dương cho tới Alaska. Nguồn ảnh: dvidshub.
Hamilton là lớp tàu tuần duyên lớn nhất của Mỹ trong những năm 1960. Lớp tàu này dài 115m, ngang rộng nhất 13m, mớn nước 4,6m, lượng choán nước 3.250 tấn, tầm hoạt động 22.530 km. Thủy thủ đoàn của lớp tàu này là 167 người và có dự trữ hành trình 45 ngày trên biển. Nguồn ảnh: dvidshub.
Hầu hết các tàu lớp Hamilton đều được vũ trang giống nhau gồm Vũ khí trang bị của tàu gồm radar trinh sát đường không 2D AN/SPS-40, radar điều khiển hỏa lực Mk 92, pháo hạm Oto Breda cỡ 76,2mm, hệ thống phòng thủ tầm cực gần 20mm Phalanx CIWS, pháo tự động M242 Bushmaster cỡ 25mm, súng máy hạng nặng M2 Browning cỡ 12,7mm và súng máy hạng nhẹ M240 cỡ nòng 7,62 mm. Nguồn ảnh: dvidshub.
Tuy nhiên khi bàn giao, gần như chắc chắn 100% tàu USCGC Sherman chỉ giữ lại radar hỏa lực Mk 92 cùng pháo Oto Breda cỡ 76,2mm, các trang thiết bị khác sẽ bị tháo bỏ tương tự trường hợp của tàu CSB 8020 (trước đó có tên USCGC Morgenthau). Nguồn ảnh: dvidshub.
Cận cảnh tàu USCGC Sherman trong những ngày hoạt động cuối cùng của mình trong biên chế Tuần duyên Mỹ. Sau khi “nghỉ hư” con tàu này cần khoảng thời gian vài tháng để tháo dỡ vũ khí và tân trang lại trước bàn giao cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Nguồn ảnh: dvidshub.
Được biết hầu hết các tàu Hamilton “nghỉ hưu” đều được Mỹ bán hoặc chuyển giao cho các quốc gia đối tác của mình trong đó có thể kể tới như Philippines với 3 chiếc, Bangladesh 2 chiếc và Nigeria 2 chiếc. Còn Việt Nam hiện tại là tàu CSB 8020. Nguồn ảnh: dvidshub.
Trước đó theo thông báo của Cơ quan Hợp tác về Quốc phòng và An ninh Mỹ - DSCA, Việt Nam từng đề nghị Washington chuyển giao 3 tàu lớp Hamiton loại biên theo chương trình Bán trang bị quốc phòng dư thừa – EDA. Dựa trên thông tin này nhiều khả năng tàu USCGC Sherman không phải tàu lớp Hamiton cuối cùng mà Mỹ sẽ chuyển giao cho Việt Nam nếu đề nghị trên được DSCA thông qua. Nguồn ảnh: dvidshub.
Hệ thống vũ khí đánh chặn tầm gần Phalanx CIWS phía sau đuôi tàu USCGC Sherman, vũ khí này sẽ bị tháo bỏ nếu con tàu này được chuyển giao cho Việt Nam. Nguồn ảnh: dvidshub.
Dù vậy với một tàu tuần duyên tuần tra ven biển thì hải pháo Oto Breda cỡ 76,2mm có lẽ đã quá đủ, bên cạnh đó Cảnh sát Biển Việt Nam cũng có thể tái vũ trang lại cho USCGC Sherman nếu cần thiết. Nguồn ảnh: dvidshub.
Trong ảnh là tàu CSB 8020 của Cảnh sát Biển Việt Nam được đưa vào trang bị trong cuối năm 2017. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.
Ngay sau đó tàu CSB 8020 đã thực hiện hải trình tuần tra đầu tiên của mình với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tư an toàn biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.
Hiện tại tàu CSB 8020 được biên chế cho Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu). Nếu tàu USCGC Sherman được chuyển giao cho Việt Nam trong quý II năm nay, thì bộ đôi tàu Hamiton sẽ góp phần nâng cao năng lực cho Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trong thực thi pháp luật, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và các hoạt động ứng phó nhân đạo trên biển. Nguồn ảnh: Thanh Niên.
Mời độc giả xem video: Hải trình cuối cùng của USCGC Sherman trước khi Tuần duyên Mỹ cho nghỉ hưu. (nguồn USFORCESTV)