Trong Chiến tranh Lạnh, rất khó để Hải quân Liên Xô có thể cạnh tranh trực diện với Hải quân Mỹ. Cùng với đó là ảnh hưởng của nhà lãnh đạo Khrushchev đối với Hải quân Liên Xô, nên họ rơi vào sự hiểu lầm về thuyết toàn năng của tên lửa, họ tin rằng tàu sân bay là quan tài trên biển và dễ bị đánh chìm. Ảnh: Tàu chiến của Hải quân Liên Xô - Nguồn: Alamy stock photoChính vì điều này mà dưới thời lãnh đạo của Khrushchev, Liên Xô chưa bao giờ phát triển tàu sân bay; chỉ đến thời kỳ của nhà lãnh đạo Brezhnev, Liên Xô mới thực sự bắt đầu phát triển các tàu có thể chở máy bay trên tàu sân bay. Ảnh: Nhà lãnh đạo Liên Xô Brezhnev - Nguồn: WikipediaVới đường lối của Brezhnev, Liên Xô đã sản xuất "tàu sân bay kết hợp tuần dương hạm" đầu tiên của nước này, đó chính là tàu lớp Kiev, sau đó là tàu lớp Kuznetsov; mặc dù không đuổi kịp Hải quân Mỹ về hoạt động hàng không, nhưng đó cũng được coi là đã phát triển thể loại của riêng mình. Ảnh: Tuần dương hạm hàng không lớp Kiev trong một nhiệm vụ trên biển vào năm 1986 - Nguồn: DefenseimageryVào thời điểm đó, các tuần dương hạm hàng không hạng nặng của Liên Xô không tham gia vào các trận chiến quyết định của hàng không hạm đội như tàu sân bay Mỹ. Trong khi đó, tàu sân bay của Mỹ là nòng cốt của hạm đội, và mọi nhiệm vụ chiến đấu của hạm đội đều phải xoay quanh tàu sân bay, hoặc máy bay hoạt động trên tàu sân bay. Ảnh: Hệ thống vũ khí cực mạnh trên tuần dương hạm hàng không Baku - Nguồn: WikipediaTheo chiến lược của Hải quân Liên Xô, tàu tuần dương chở máy bay sẽ đóng vai trò là tàu chỉ huy của hạm đội, cùng hoạt động với các tàu hải quân khác. Ngoài ra, nó còn có thể dùng để yểm trợ cho hạm đội đổ bộ và thực hiện nhiệm vụ phòng không và chống ngầm; vì vậy nó không quá quan trọng trong hoạt động hàng không. Ảnh: Tuần dương hạm hàng không Novorossijsk lớp Kiev - Nguồn: WikipediaĐề án 1143 Krechyet, lớp Kiev là loại tàu sân bay đầu tiên được xây dựng cho Hải quân Liên Xô với tên gọi tuần dương hạm hàng không hạng nặng; một kiểu định danh chỉ có ở Liên Xô. Có tổng cộng 4 tàu được đóng, hệ thống vũ khí của nó có thể so sánh với thiết giáp hạm thời Thế chiến II. Ảnh: Tuần dương hạm hàng không Kiev và biên đội tàu chiến đi cùng - Nguồn: WikipediaTuần dương hạm hàng không hạng nặng này được trang bị 4 hệ thống phóng tên lửa chống hạm SS-N-12 gắn đôi, hai hệ thống phóng tên lửa phòng không SA-N-3 lắp đôi với cơ số 40 tên lửa phòng không; 8 pháo phòng không tầm gần AK630 và hai pháo hải quân 76mm. Số lượng tên lửa mà tàu chiến này mang theo thậm chí còn vượt xa các tuần dương hạm của Mỹ. Ảnh: Tuần dương hạm hàng không Kiev - Nguồn: WikipediaVề khả năng chống ngầm, nó được trang bị một bệ phóng bom chống ngầm kép với cơ số đạn 16 quả, hai bệ phóng tên lửa chống ngầm 12 quả và hai bệ phóng ngư lôi hạng nặng 533 mm. Ảnh: Tuần dương hạm hàng không Kiev - Nguồn: WikipediaKhông quá lời khi nói rằng ngay cả khi lớp Kiev không mang theo máy bay tác chiến trên tàu sân bay, nhưng với số vũ khí bố trí trên tàu, đem lại cho Kiev khả năng tấn công và phòng thủ cực mạnh. Ảnh: Tuần dương hạm hàng không Kiev - Nguồn: WikipediaVề máy bay trên tàu sân bay, lớp Kiev chỉ có thể chở 12 máy bay chiến đấu cánh cố định Yak-38, còn lại 20 máy bay trực thăng các loại. Xét về năng lực không quân, lớp Kiev thậm chí không thể tiếp cận một phần nhỏ so với tàu sân bay Mỹ. Ảnh: Tuần dương hạm hàng không Kiev - Nguồn: WikipediaMáy bay mà tàu mang theo chỉ có thể được sử dụng để bảo vệ bản thân, và hoàn toàn không được sử dụng để tấn công. Hơn nữa, tầm hoạt động của máy bay dựa trên tàu sân bay Yak-38 là rất hạn chế, và nó chỉ có thể hỗ trợ lực lượng phòng không của hạm đội. Ảnh: Máy bay Yak-38 trên tàu sân bay Kiev - Nguồn: WikipediaChỉ đến thời lãnh đạo của Gorbachev, Hải quân Liên Xô mới thực sự bắt đầu coi trọng vai trò của tàu sân bay và thiết kế tàu sân bay trên cơ sở Đề án Đề án 1143.5 trên cơ sở lớp Kiev. Con tàu này mới thực sự là tàu sân bay đầu tiên của Liên Xô, nhưng nó vẫn không phá bỏ ý tưởng thiết kế của tàu tuần dương, khi trên tàu còn bố trí rất nhiều vũ khí. Ảnh: Tàu sân bay Kuznetsov - Nguồn: WikipediaTàu sân bay này được trang bị 46 máy bay, trong đó có 38 máy bay cánh cố định, nhiều hơn lớp Kiev gấp 3 lần và có máy bay tấn công chống hạm chuyên nghiệp Su-28K. Ảnh: Tàu sân bay Kuznetsov tham chiến tại Syria năm 2018 - Nguồn: WikipediaThật đáng tiếc khi khoảng thời gian tươi đẹp đó không kéo dài. Ngay sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của Nga. Do mất trung tâm đóng tàu hải quân trong thời kỳ Liên Xô, nên Nga không đủ năng lực tiếp tục đóng tàu sân bay, thậm chí không thể sửa chữa tàu sân bay Kuznetsov.Mặc dù tụt hậu xa so với Mỹ về tàu sân bay, nhưng dưới thời Liên Xô, công nghệ chế tạo tàu sân bay thuộc đề án 1160 cũng rất tiên tiến; lượng giãn nước đầy tải con tàu này là 80.000 tấn, đủ sức thách thức tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ lúc bấy giờ. Ảnh: Mô hình của tàu sân bay dự án 1160 của Hải quân Liên Xô - Nguồn: ThekristoffersuniverseinwaNgoài yếu tố chủ quan của các nhà lãnh đạo, Liên Xô không đóng tàu sân bay cũng vì một lý do khác. Sau khi các tàu hải quân của Liên Xô rời xưởng đóng tàu Biển Đen, chắc chắn chúng sẽ đi qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia thuộc NATO. Ảnh: Eo biển Bosphorus ngăn cách châu Âu và châu Á, nơi tàu chiến Liên Xô tại Biển Đen phải đi qua - Nguồn: wikimedia.Trong các quy định hạn chế sử dụng eo biển Bosphorus, việc qua lại của chiến hạm, tàu sân bay và tàu chiến của các nước khác nhau cần phải có sự chấp thuận của Ủy ban quản lý eo biển, nên đương nhiên Thổ Nhĩ Kỳ không thể cho phép tàu sân bay Liên Xô ra vào tự do. Vì tàu sân bay của Liên Xô là tuần dương hạm hàng không hạng nặng, nên phía Thổ Nhĩ Kỳ không dám chặn. Ảnh: Cây cầu Bosphorus nối liền 2 lục địa lớn, nơi các tàu chiến ra vào Biển Đen phải đi qua - Nguồn: Mega Wallpapers. Video Nga điều tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov tới Syria chống IS - Nguồn: QPVN
Trong Chiến tranh Lạnh, rất khó để Hải quân Liên Xô có thể cạnh tranh trực diện với Hải quân Mỹ. Cùng với đó là ảnh hưởng của nhà lãnh đạo Khrushchev đối với Hải quân Liên Xô, nên họ rơi vào sự hiểu lầm về thuyết toàn năng của tên lửa, họ tin rằng tàu sân bay là quan tài trên biển và dễ bị đánh chìm. Ảnh: Tàu chiến của Hải quân Liên Xô - Nguồn: Alamy stock photo
Chính vì điều này mà dưới thời lãnh đạo của Khrushchev, Liên Xô chưa bao giờ phát triển tàu sân bay; chỉ đến thời kỳ của nhà lãnh đạo Brezhnev, Liên Xô mới thực sự bắt đầu phát triển các tàu có thể chở máy bay trên tàu sân bay. Ảnh: Nhà lãnh đạo Liên Xô Brezhnev - Nguồn: Wikipedia
Với đường lối của Brezhnev, Liên Xô đã sản xuất "tàu sân bay kết hợp tuần dương hạm" đầu tiên của nước này, đó chính là tàu lớp Kiev, sau đó là tàu lớp Kuznetsov; mặc dù không đuổi kịp Hải quân Mỹ về hoạt động hàng không, nhưng đó cũng được coi là đã phát triển thể loại của riêng mình. Ảnh: Tuần dương hạm hàng không lớp Kiev trong một nhiệm vụ trên biển vào năm 1986 - Nguồn: Defenseimagery
Vào thời điểm đó, các tuần dương hạm hàng không hạng nặng của Liên Xô không tham gia vào các trận chiến quyết định của hàng không hạm đội như tàu sân bay Mỹ. Trong khi đó, tàu sân bay của Mỹ là nòng cốt của hạm đội, và mọi nhiệm vụ chiến đấu của hạm đội đều phải xoay quanh tàu sân bay, hoặc máy bay hoạt động trên tàu sân bay. Ảnh: Hệ thống vũ khí cực mạnh trên tuần dương hạm hàng không Baku - Nguồn: Wikipedia
Theo chiến lược của Hải quân Liên Xô, tàu tuần dương chở máy bay sẽ đóng vai trò là tàu chỉ huy của hạm đội, cùng hoạt động với các tàu hải quân khác. Ngoài ra, nó còn có thể dùng để yểm trợ cho hạm đội đổ bộ và thực hiện nhiệm vụ phòng không và chống ngầm; vì vậy nó không quá quan trọng trong hoạt động hàng không. Ảnh: Tuần dương hạm hàng không Novorossijsk lớp Kiev - Nguồn: Wikipedia
Đề án 1143 Krechyet, lớp Kiev là loại tàu sân bay đầu tiên được xây dựng cho Hải quân Liên Xô với tên gọi tuần dương hạm hàng không hạng nặng; một kiểu định danh chỉ có ở Liên Xô. Có tổng cộng 4 tàu được đóng, hệ thống vũ khí của nó có thể so sánh với thiết giáp hạm thời Thế chiến II. Ảnh: Tuần dương hạm hàng không Kiev và biên đội tàu chiến đi cùng - Nguồn: Wikipedia
Tuần dương hạm hàng không hạng nặng này được trang bị 4 hệ thống phóng tên lửa chống hạm SS-N-12 gắn đôi, hai hệ thống phóng tên lửa phòng không SA-N-3 lắp đôi với cơ số 40 tên lửa phòng không; 8 pháo phòng không tầm gần AK630 và hai pháo hải quân 76mm. Số lượng tên lửa mà tàu chiến này mang theo thậm chí còn vượt xa các tuần dương hạm của Mỹ. Ảnh: Tuần dương hạm hàng không Kiev - Nguồn: Wikipedia
Về khả năng chống ngầm, nó được trang bị một bệ phóng bom chống ngầm kép với cơ số đạn 16 quả, hai bệ phóng tên lửa chống ngầm 12 quả và hai bệ phóng ngư lôi hạng nặng 533 mm. Ảnh: Tuần dương hạm hàng không Kiev - Nguồn: Wikipedia
Không quá lời khi nói rằng ngay cả khi lớp Kiev không mang theo máy bay tác chiến trên tàu sân bay, nhưng với số vũ khí bố trí trên tàu, đem lại cho Kiev khả năng tấn công và phòng thủ cực mạnh. Ảnh: Tuần dương hạm hàng không Kiev - Nguồn: Wikipedia
Về máy bay trên tàu sân bay, lớp Kiev chỉ có thể chở 12 máy bay chiến đấu cánh cố định Yak-38, còn lại 20 máy bay trực thăng các loại. Xét về năng lực không quân, lớp Kiev thậm chí không thể tiếp cận một phần nhỏ so với tàu sân bay Mỹ. Ảnh: Tuần dương hạm hàng không Kiev - Nguồn: Wikipedia
Máy bay mà tàu mang theo chỉ có thể được sử dụng để bảo vệ bản thân, và hoàn toàn không được sử dụng để tấn công. Hơn nữa, tầm hoạt động của máy bay dựa trên tàu sân bay Yak-38 là rất hạn chế, và nó chỉ có thể hỗ trợ lực lượng phòng không của hạm đội. Ảnh: Máy bay Yak-38 trên tàu sân bay Kiev - Nguồn: Wikipedia
Chỉ đến thời lãnh đạo của Gorbachev, Hải quân Liên Xô mới thực sự bắt đầu coi trọng vai trò của tàu sân bay và thiết kế tàu sân bay trên cơ sở Đề án Đề án 1143.5 trên cơ sở lớp Kiev. Con tàu này mới thực sự là tàu sân bay đầu tiên của Liên Xô, nhưng nó vẫn không phá bỏ ý tưởng thiết kế của tàu tuần dương, khi trên tàu còn bố trí rất nhiều vũ khí. Ảnh: Tàu sân bay Kuznetsov - Nguồn: Wikipedia
Tàu sân bay này được trang bị 46 máy bay, trong đó có 38 máy bay cánh cố định, nhiều hơn lớp Kiev gấp 3 lần và có máy bay tấn công chống hạm chuyên nghiệp Su-28K. Ảnh: Tàu sân bay Kuznetsov tham chiến tại Syria năm 2018 - Nguồn: Wikipedia
Thật đáng tiếc khi khoảng thời gian tươi đẹp đó không kéo dài. Ngay sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của Nga. Do mất trung tâm đóng tàu hải quân trong thời kỳ Liên Xô, nên Nga không đủ năng lực tiếp tục đóng tàu sân bay, thậm chí không thể sửa chữa tàu sân bay Kuznetsov.
Mặc dù tụt hậu xa so với Mỹ về tàu sân bay, nhưng dưới thời Liên Xô, công nghệ chế tạo tàu sân bay thuộc đề án 1160 cũng rất tiên tiến; lượng giãn nước đầy tải con tàu này là 80.000 tấn, đủ sức thách thức tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ lúc bấy giờ. Ảnh: Mô hình của tàu sân bay dự án 1160 của Hải quân Liên Xô - Nguồn: Thekristoffersuniverseinwa
Ngoài yếu tố chủ quan của các nhà lãnh đạo, Liên Xô không đóng tàu sân bay cũng vì một lý do khác. Sau khi các tàu hải quân của Liên Xô rời xưởng đóng tàu Biển Đen, chắc chắn chúng sẽ đi qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia thuộc NATO. Ảnh: Eo biển Bosphorus ngăn cách châu Âu và châu Á, nơi tàu chiến Liên Xô tại Biển Đen phải đi qua - Nguồn: wikimedia.
Trong các quy định hạn chế sử dụng eo biển Bosphorus, việc qua lại của chiến hạm, tàu sân bay và tàu chiến của các nước khác nhau cần phải có sự chấp thuận của Ủy ban quản lý eo biển, nên đương nhiên Thổ Nhĩ Kỳ không thể cho phép tàu sân bay Liên Xô ra vào tự do. Vì tàu sân bay của Liên Xô là tuần dương hạm hàng không hạng nặng, nên phía Thổ Nhĩ Kỳ không dám chặn. Ảnh: Cây cầu Bosphorus nối liền 2 lục địa lớn, nơi các tàu chiến ra vào Biển Đen phải đi qua - Nguồn: Mega Wallpapers.
Video Nga điều tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov tới Syria chống IS - Nguồn: QPVN