Hơn một tháng rưỡi trước, xung đột Nga-Ukraine đã bước sang một giai đoạn mới, khi Quân đội Nga đã chiếm được thành phố Severodonetsk, cứ điểm hỗ trợ chiến lược chính của phòng tuyến phía bắc Donbass và thành phố Lisichansk liền kề. Kể từ đó, cả Nga và Ukraine đều rơi vào tình trạng bế tắc về mặt chiến lược.Theo Viện nghiên cứu Chiến tranh Mỹ, hiện tại cuộc xung đột Ukraine chủ yếu có hai luồng quan điểm, một là Ukraine đang chiếm thế thượng phong; thậm chí là sắp chiếm lại Crimea, Kherson và Zaporozhye. Còn một luồng thì cho rằng, Quân đội Nga sẽ giành được những chiến thắng to lớn hơn nữa, cho đến khi tràn ngập được Odessa, Kharkov và toàn bộ vùng phía đông sông Dnepr. Câu hỏi đặt ra là, liệu Quân đội Ukraine hiện có thể tấn công Crimea, Kherson và Zaporozhye hay không? Trước hết nhìn vào thực lực của Ukraine; trong hai tháng qua, lượng viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine ngày càng giảm. Vào tháng 4, Mỹ viện trợ Ukraine 90 pháo M777, nhưng trong suốt tháng 7, con số này là bằng 0.Việc cung cấp các loại vũ khí hạng nặng của phương Tây cho Ukraine cũng giảm đáng kể; gần đây, chỉ có 3 khẩu pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M270 do Anh viện trợ (có thể phóng được tên lửa có điều khiển M31) và 4 bệ phóng tên lửa cơ động cao HIMARS do Mỹ hỗ trợ. Số này cũng chỉ tương đương với số hao hụt của Quân đội Ukraine.Do thiếu nguồn lực, nên Quân đội Ukraine không có khả năng thực hiện các chiến dịch phản công quy mô lớn. Cho dù lý luận thế nào đi chăng nữa, thì trong xung đột hiện đại, bên tiến công phải có ưu thế trên không và có thể tổ chức các cuộc tấn công phối hợp nhiều đơn vị. Đồng thời phải có thế áp đảo được lực lượng phòng ngự của đối phương, bằng những pha tấn công ngắn, mãnh liệt.Trong bối cảnh không có ưu thế trên không, không có ưu thế về hỏa lực và thiếu vũ khí bọc thép; thì trên thực tế, cuộc phản công của Ukraine hiện nay, trông chờ vào hai hoặc ba khẩu pháo, một hoặc hai xe bọc thép và chủ yếu là lực lượng bộ binh, thì không thể mở các chiến dịch chống lại quân Nga, đang có thừa ưu thế về hỏa lực. Và như vậy, Quân đội Ukraine chỉ có thể thực hiện các cuộc tập kích chiến thuật và đạt được những kết quả hạn chế, chẳng hạn như giảm nguồn tiếp tế hậu cần của Quân đội Nga ở Kherson bằng cách đánh cầu. Vậy hãy xem, liệu Quân đội Nga có rút khỏi thành phố Kherson do áp lực hậu cần hay không?Ngay cả trong trường hợp khi Quân đội Nga vượt sông và rút quân ồ ạt khỏi Kherson, thì quân Ukraine cũng không thể tổ chức truy kích, vì đạn tên lửa trang bị cho hơn chục bệ phóng HIMARS hiện có trong tay Quân đội Ukraine, đều là đạn nổ phá và thiếu tính sát thương cao, ví dụ như loại đạn chùm chống bộ binh.Quân đội Ukraine hiện đã nhận thức rất rõ điểm yếu của họ, đó là không có ưu thế trên không, lại thiếu xe tăng và pháo binh. Do đó, Quân đội Ukraine vẫn trong tình trạng phòng ngự trên toàn chiến trường, đồng thời sử dụng số tên lửa HIMARS và tên lửa đạn đạo Tochka-U ít ỏi, để tấn công các mục tiêu trọng điểm, sâu trong hậu phương của Nga.Ví dụ Ukraine đã tấn công chính xác vào các kho đạn của Nga ở New Kakhovka, cây cầu chiến lược Antonov tại Kherson hay sân bay ở Crimea gần đây. Có lẽ chiến thuật của Ukraine là làm cho Nga “mệt mỏi”, giống như lực lượng Taliban đã làm với lực lượng Mỹ tại Afghanistan, và buộc Nga phải rút khỏi lãnh thổ Ukraine.Còn tình hình hiện tại của Quân đội Nga ra sao? Cuộc chiến đã kéo dài gần 6 tháng, ai cũng thấy rõ, Quân đội Nga thực sự không có lượng dự trữ lớn, để có thể đưa vào chiến đấu; lực lượng bổ sung chính của quân Quân đội Nga là lực lượng tình nguyện, được trả lương cao.Chưa kể đến khu vực Kharkov hay Odessa và toàn bộ khu vực phía đông sông Dnepr; mà thậm chí ở vùng Donbass, Quân đội Nga vẫn chưa tiếp cận được thành phố Slavyansk, cứ điểm phòng thủ nòng cốt của Quân đội Ukraine. Tại khu vực miền trung Donetsk là Marinka, nơi chỉ cách vị trí xuất phát tiến công của Quân đội Nga 20 km, hiện vẫn nằm trong tay Quân đội Ukraine và quân Nga đã không đạt được bất kỳ tiến bộ nào nữa. Trong một tháng rưỡi qua, tốc độ tiến quân của Quân đội Nga rất ít, chỉ đánh quanh một vài ngôi làng. Giờ đây, việc chiếm được một ngôi làng sẽ được Bộ Quốc phòng Nga ngay lập tức thông báo; điều này cho thấy, tình hình xung đột Nga-Ukraine hiện nay, bế tắc như thế nào.Vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, Quân đội Nga đã đánh chiếm thành công làng Pesky, trong một cuộc giao tranh gần nửa tháng; rất có thể sau khi tổ chức bố trí lại lực lượng, đó cũng là đòn tấn công tạo thế, để quân Nga tiếp tục các chiến dịch tại khu vực Donbass. Mặc dù Quân đội Nga không tỏ ra ưu thế về tấn công, nhưng Quân đội Nga vẫn có ưu thế trên không, ưu thế tên lửa, ưu thế pháo binh, xe tăng thiết giáp gấp 10 lần Ukraine. Nếu Quân đội Nga chuyển vào trạng thái phòng ngự, Quân đội Ukraine không có hy vọng tấn công được quân Nga.Về cơ bản, cục diện chiến trường Ukraine cuối năm sẽ không có nhiều thay đổi, Nga và Ukraine về cơ bản đã bước vào thế trận bế tắc. Quân đội Nga không có khả năng tấn công trên diện rộng, và Quân đội Ukraine cũng không có khả năng phản công. Đánh giá chung, quân Nga vẫn đang giành lợi thế, sau khi đã chiếm được hầu hết các tỉnh Kherson và Zaporozhye, đồng thời kiểm soát hơn một nửa khu vực Donbass.
Hơn một tháng rưỡi trước, xung đột Nga-Ukraine đã bước sang một giai đoạn mới, khi Quân đội Nga đã chiếm được thành phố Severodonetsk, cứ điểm hỗ trợ chiến lược chính của phòng tuyến phía bắc Donbass và thành phố Lisichansk liền kề. Kể từ đó, cả Nga và Ukraine đều rơi vào tình trạng bế tắc về mặt chiến lược.
Theo Viện nghiên cứu Chiến tranh Mỹ, hiện tại cuộc xung đột Ukraine chủ yếu có hai luồng quan điểm, một là Ukraine đang chiếm thế thượng phong; thậm chí là sắp chiếm lại Crimea, Kherson và Zaporozhye. Còn một luồng thì cho rằng, Quân đội Nga sẽ giành được những chiến thắng to lớn hơn nữa, cho đến khi tràn ngập được Odessa, Kharkov và toàn bộ vùng phía đông sông Dnepr.
Câu hỏi đặt ra là, liệu Quân đội Ukraine hiện có thể tấn công Crimea, Kherson và Zaporozhye hay không? Trước hết nhìn vào thực lực của Ukraine; trong hai tháng qua, lượng viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine ngày càng giảm. Vào tháng 4, Mỹ viện trợ Ukraine 90 pháo M777, nhưng trong suốt tháng 7, con số này là bằng 0.
Việc cung cấp các loại vũ khí hạng nặng của phương Tây cho Ukraine cũng giảm đáng kể; gần đây, chỉ có 3 khẩu pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M270 do Anh viện trợ (có thể phóng được tên lửa có điều khiển M31) và 4 bệ phóng tên lửa cơ động cao HIMARS do Mỹ hỗ trợ. Số này cũng chỉ tương đương với số hao hụt của Quân đội Ukraine.
Do thiếu nguồn lực, nên Quân đội Ukraine không có khả năng thực hiện các chiến dịch phản công quy mô lớn. Cho dù lý luận thế nào đi chăng nữa, thì trong xung đột hiện đại, bên tiến công phải có ưu thế trên không và có thể tổ chức các cuộc tấn công phối hợp nhiều đơn vị. Đồng thời phải có thế áp đảo được lực lượng phòng ngự của đối phương, bằng những pha tấn công ngắn, mãnh liệt.
Trong bối cảnh không có ưu thế trên không, không có ưu thế về hỏa lực và thiếu vũ khí bọc thép; thì trên thực tế, cuộc phản công của Ukraine hiện nay, trông chờ vào hai hoặc ba khẩu pháo, một hoặc hai xe bọc thép và chủ yếu là lực lượng bộ binh, thì không thể mở các chiến dịch chống lại quân Nga, đang có thừa ưu thế về hỏa lực.
Và như vậy, Quân đội Ukraine chỉ có thể thực hiện các cuộc tập kích chiến thuật và đạt được những kết quả hạn chế, chẳng hạn như giảm nguồn tiếp tế hậu cần của Quân đội Nga ở Kherson bằng cách đánh cầu. Vậy hãy xem, liệu Quân đội Nga có rút khỏi thành phố Kherson do áp lực hậu cần hay không?
Ngay cả trong trường hợp khi Quân đội Nga vượt sông và rút quân ồ ạt khỏi Kherson, thì quân Ukraine cũng không thể tổ chức truy kích, vì đạn tên lửa trang bị cho hơn chục bệ phóng HIMARS hiện có trong tay Quân đội Ukraine, đều là đạn nổ phá và thiếu tính sát thương cao, ví dụ như loại đạn chùm chống bộ binh.
Quân đội Ukraine hiện đã nhận thức rất rõ điểm yếu của họ, đó là không có ưu thế trên không, lại thiếu xe tăng và pháo binh. Do đó, Quân đội Ukraine vẫn trong tình trạng phòng ngự trên toàn chiến trường, đồng thời sử dụng số tên lửa HIMARS và tên lửa đạn đạo Tochka-U ít ỏi, để tấn công các mục tiêu trọng điểm, sâu trong hậu phương của Nga.
Ví dụ Ukraine đã tấn công chính xác vào các kho đạn của Nga ở New Kakhovka, cây cầu chiến lược Antonov tại Kherson hay sân bay ở Crimea gần đây. Có lẽ chiến thuật của Ukraine là làm cho Nga “mệt mỏi”, giống như lực lượng Taliban đã làm với lực lượng Mỹ tại Afghanistan, và buộc Nga phải rút khỏi lãnh thổ Ukraine.
Còn tình hình hiện tại của Quân đội Nga ra sao? Cuộc chiến đã kéo dài gần 6 tháng, ai cũng thấy rõ, Quân đội Nga thực sự không có lượng dự trữ lớn, để có thể đưa vào chiến đấu; lực lượng bổ sung chính của quân Quân đội Nga là lực lượng tình nguyện, được trả lương cao.
Chưa kể đến khu vực Kharkov hay Odessa và toàn bộ khu vực phía đông sông Dnepr; mà thậm chí ở vùng Donbass, Quân đội Nga vẫn chưa tiếp cận được thành phố Slavyansk, cứ điểm phòng thủ nòng cốt của Quân đội Ukraine.
Tại khu vực miền trung Donetsk là Marinka, nơi chỉ cách vị trí xuất phát tiến công của Quân đội Nga 20 km, hiện vẫn nằm trong tay Quân đội Ukraine và quân Nga đã không đạt được bất kỳ tiến bộ nào nữa.
Trong một tháng rưỡi qua, tốc độ tiến quân của Quân đội Nga rất ít, chỉ đánh quanh một vài ngôi làng. Giờ đây, việc chiếm được một ngôi làng sẽ được Bộ Quốc phòng Nga ngay lập tức thông báo; điều này cho thấy, tình hình xung đột Nga-Ukraine hiện nay, bế tắc như thế nào.
Vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, Quân đội Nga đã đánh chiếm thành công làng Pesky, trong một cuộc giao tranh gần nửa tháng; rất có thể sau khi tổ chức bố trí lại lực lượng, đó cũng là đòn tấn công tạo thế, để quân Nga tiếp tục các chiến dịch tại khu vực Donbass.
Mặc dù Quân đội Nga không tỏ ra ưu thế về tấn công, nhưng Quân đội Nga vẫn có ưu thế trên không, ưu thế tên lửa, ưu thế pháo binh, xe tăng thiết giáp gấp 10 lần Ukraine. Nếu Quân đội Nga chuyển vào trạng thái phòng ngự, Quân đội Ukraine không có hy vọng tấn công được quân Nga.
Về cơ bản, cục diện chiến trường Ukraine cuối năm sẽ không có nhiều thay đổi, Nga và Ukraine về cơ bản đã bước vào thế trận bế tắc. Quân đội Nga không có khả năng tấn công trên diện rộng, và Quân đội Ukraine cũng không có khả năng phản công. Đánh giá chung, quân Nga vẫn đang giành lợi thế, sau khi đã chiếm được hầu hết các tỉnh Kherson và Zaporozhye, đồng thời kiểm soát hơn một nửa khu vực Donbass.