Các dòng tiêm kích chiến đấu của Mỹ thường rất hiếm khi sử dụng dù hãm để hạ cánh, tuy nhiên riêng phiên bản tiêm kích F-35 được Mỹ sản xuất cho Na Uy, lại có trang bị dù hãm tốc.Sở dĩ Mỹ sản xuất phiên bản F-35 này với dù hãm tốc, là do yêu cầu của phía Na Uy. Theo đó, do các đường băng quân sự của nước này ngắn hơn tiêu chuẩn của chiến đấu cơ F-35, nên dù hãm tốc đã được thêm vào.Do thiết kế của máy bay chiến đấu F-35 chỉ có một động cơ đặt chính giữa đuôi, nên dù hãm tốc của loại chiến đấu cơ này, phải đặt bên ngoài máy bay.Không rõ việc đặt dù hãm tốc bên ngoài chiếc chiến đấu cơ thế hệ năm này, có làm ảnh hưởng tới khả năng tàng hình của F-35 hay không.Tuy nhiên điều này lại khiến phiên bản F-35 của Na Uy trở nên nổi bật và rất dễ nhận ra.Do có thể hạ cánh trên các đường băng kích thước ngắn hơn thông thường, khả năng hoạt động của F-35 phiên bản có dù hãm tốc, được cho là sẽ nổi bật hơn phiên bản thông thường.Cụ thể, máy bay F-35 có dù hãm sẽ có thể hạ cánh được ở những đường băng quân sự ngắn hơn như ở các sân bay dã chiến, phù hợp với các trường hợp khẩn cấp, khi không có đường băng tiêu chuẩn trong bán kính chiến đấu.Tuy nhiên nhiều chuyên gia lại cho rằng, việc sử dụng dù hãm tốc sẽ khiến phần khung thân của chiếc F-35 phải chịu lực lớn hơn bình thường, ít nhiều ảnh hưởng tới độ bền của máy bay.Trong khi đó, các chiến đấu cơ do Nga sản xuất, lại thường sử dụng cơ chế hãm tốc bằng dù. Nghĩa là, việc khung thân của máy bay phải chịu tải lớn khi hạ cánh, đã nằm trong tính toán ngay từ đầu của nhà sản xuất.Do được tính toán ngay từ đầu, việc sử dụng dù hãm tốc trên chiến đấu cơ Nga, sẽ ít ảnh hưởng hoặc thậm chí không ảnh hưởng tới tuổi thọ khung thân của phi cơ.Gần như mọi loại chiến đấu cơ Nga đều có cơ chế hạ cánh bằng dù hãm tốc, cho phép dừng máy bay với đường băng ngắn hơn nhiều so với thông thường.Một vài chiến đấu cơ của phương Tây cũng sử dụng cách thức này để rút ngắn đường băng hạ cánh của phi cơ.Tuy nhiên khác với tiêm kích Mỹ, các chiến đấu cơ Nga đều có hai động cơ, nên phần dù hãm tốc có thể được đặt gọn ở giữa, không bị nhô lên một phần trên lưng máy bay, ít nhiều ảnh hưởng tới thiết kế khí động học. Nguồn ảnh: Pinterest. Bất ngờ với khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng của chiến đấu cơ F-35B. Nguồn: Lockheed Martin.
Các dòng tiêm kích chiến đấu của Mỹ thường rất hiếm khi sử dụng dù hãm để hạ cánh, tuy nhiên riêng phiên bản tiêm kích F-35 được Mỹ sản xuất cho Na Uy, lại có trang bị dù hãm tốc.
Sở dĩ Mỹ sản xuất phiên bản F-35 này với dù hãm tốc, là do yêu cầu của phía Na Uy. Theo đó, do các đường băng quân sự của nước này ngắn hơn tiêu chuẩn của chiến đấu cơ F-35, nên dù hãm tốc đã được thêm vào.
Do thiết kế của máy bay chiến đấu F-35 chỉ có một động cơ đặt chính giữa đuôi, nên dù hãm tốc của loại chiến đấu cơ này, phải đặt bên ngoài máy bay.
Không rõ việc đặt dù hãm tốc bên ngoài chiếc chiến đấu cơ thế hệ năm này, có làm ảnh hưởng tới khả năng tàng hình của F-35 hay không.
Tuy nhiên điều này lại khiến phiên bản F-35 của Na Uy trở nên nổi bật và rất dễ nhận ra.
Do có thể hạ cánh trên các đường băng kích thước ngắn hơn thông thường, khả năng hoạt động của F-35 phiên bản có dù hãm tốc, được cho là sẽ nổi bật hơn phiên bản thông thường.
Cụ thể, máy bay F-35 có dù hãm sẽ có thể hạ cánh được ở những đường băng quân sự ngắn hơn như ở các sân bay dã chiến, phù hợp với các trường hợp khẩn cấp, khi không có đường băng tiêu chuẩn trong bán kính chiến đấu.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia lại cho rằng, việc sử dụng dù hãm tốc sẽ khiến phần khung thân của chiếc F-35 phải chịu lực lớn hơn bình thường, ít nhiều ảnh hưởng tới độ bền của máy bay.
Trong khi đó, các chiến đấu cơ do Nga sản xuất, lại thường sử dụng cơ chế hãm tốc bằng dù. Nghĩa là, việc khung thân của máy bay phải chịu tải lớn khi hạ cánh, đã nằm trong tính toán ngay từ đầu của nhà sản xuất.
Do được tính toán ngay từ đầu, việc sử dụng dù hãm tốc trên chiến đấu cơ Nga, sẽ ít ảnh hưởng hoặc thậm chí không ảnh hưởng tới tuổi thọ khung thân của phi cơ.
Gần như mọi loại chiến đấu cơ Nga đều có cơ chế hạ cánh bằng dù hãm tốc, cho phép dừng máy bay với đường băng ngắn hơn nhiều so với thông thường.
Một vài chiến đấu cơ của phương Tây cũng sử dụng cách thức này để rút ngắn đường băng hạ cánh của phi cơ.
Tuy nhiên khác với tiêm kích Mỹ, các chiến đấu cơ Nga đều có hai động cơ, nên phần dù hãm tốc có thể được đặt gọn ở giữa, không bị nhô lên một phần trên lưng máy bay, ít nhiều ảnh hưởng tới thiết kế khí động học. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bất ngờ với khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng của chiến đấu cơ F-35B. Nguồn: Lockheed Martin.