Tình huống giao chiến giữa tên lửa Storm Shadow (hay còn gọi là Scalp EG) do Anh sản xuất với các hệ thống phòng không Nga đã thu hút sự quan tâm sâu sắc từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Storm Shadow là vũ khí thế hệ mới, đang được xem như "sứ giả chiến tranh" của châu Âu cạnh tranh với Tomahawk của Mỹ. Vũ khí này mang trong mình nhiều đặc tính rất ưu việt.Với tầm bắn 300 km và ứng dụng công nghệ tàng hình, đi kèm hệ thống dẫn hướng rất tinh vi, tên lửa Storm Shadow được cho là sẽ vượt qua mọi tổ hợp phòng không tiên tiến nhất để phá hủy mục tiêu đã định.Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu thứ vũ khí tấn công tầm xa khét tiếng này đụng độ những hệ thống phòng không "độc nhất vô nhị" và "không có đối thủ" được ngành công nghiệp quốc phòng Nga chế tạo?Chuyên gia quân sự, Đại tá về hưu, nguyên Giám đốc Bảo tàng Phòng không Nga - ông Yuri Knutov trong cuộc trò chuyện với tờ PolitExpert (PE) đã giải thích rằng hoạt động chống tên lửa hành trình ở Nga đã diễn ra trong nhiều năm.Các kỹ sư Nga đã nghiên cứu nhiều công nghệ khác nhau. Vũ khí phương Tây sẽ gặp thách thức nghiêm trọng từ những hệ thống phòng không như, S-300VM Antey-2500, S-350 Vityaz, S-400 Triumf, Pantsir-S1 và các hệ thống tác chiến điện tử.Tên lửa Storm Shadow đã được Quân đội Nga nghiên cứu khi nó tấn công Syria vào năm 2018. Vũ khí này có các biến thể khác nhau, tầm bắn sẽ thay đổi tùy thuộc vào phiên bản sử dụng.Theo ông Knutov, đầu đạn của tên lửa Storm Shadow nặng 450 kg, trong khi đó Nga thường sử dụng bom hàng không mang theo đầu đạn trọng lượng 500 kg, như vậy uy lực sát thương của loại đạn trên không có gì ấn tượng.Tên lửa hành trình do Anh sản xuất thường hoạt động ở độ cao thấp khi được địa hình bao bọc. Vị chuyên gia nhấn mạnh, khi thoát ra ngoài địa hình địa vật, Storm Shadow sẽ dễ bị tổn thương nhất.“Nga có phương tiện để chống lại nó. Vấn đề sẽ là tạo ra và bố trí lại các hệ thống phòng không, đặt chúng tại nơi sao cho có thể chống lại được tên lửa Storm Shadow"."Trong trường hợp đụng độ vũ khí này, do chiến tuyến khá dài, tất cả các hệ thống phòng không hiện đại đều không đủ khả năng bao phủ khoảng cách lớn như vậy"."Ở đâu đó sẽ có những khoảng trống và điểm yếu mà tên lửa có thể xuyên thủng, nhưng tôi nghĩ rằng sau một thời gian, lực lượng vũ trang Nga sẽ thích nghi và tìm ra cách đối phó vũ khí này”, chuyên gia Knutov tin tưởng.Ông Knutov nhớ lại trải nghiệm của phòng không Nga khi đối đầu với HIMARS. Ban đầu các trắc thủ không biết phải làm gì với chúng, nhưng giờ đây tổ hợp Pantsir với 12 tên lửa có khả năng bắn hạ tới 12 quả HIMARS.“Tôi nghĩ rằng Storm Shadow cũng sẽ chung số phận với HIMARS, nhưng ở giai đoạn đầu sẽ có những khó khăn nhất định. Mặc dù vậy chắc chắn mọi khó khăn sẽ qua đi và vũ khí này sẽ trở nên tầm thường”, chuyên gia quân sự Knutov khẳng định.
Tình huống giao chiến giữa tên lửa Storm Shadow (hay còn gọi là Scalp EG) do Anh sản xuất với các hệ thống phòng không Nga đã thu hút sự quan tâm sâu sắc từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Storm Shadow là vũ khí thế hệ mới, đang được xem như "sứ giả chiến tranh" của châu Âu cạnh tranh với Tomahawk của Mỹ. Vũ khí này mang trong mình nhiều đặc tính rất ưu việt.
Với tầm bắn 300 km và ứng dụng công nghệ tàng hình, đi kèm hệ thống dẫn hướng rất tinh vi, tên lửa Storm Shadow được cho là sẽ vượt qua mọi tổ hợp phòng không tiên tiến nhất để phá hủy mục tiêu đã định.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu thứ vũ khí tấn công tầm xa khét tiếng này đụng độ những hệ thống phòng không "độc nhất vô nhị" và "không có đối thủ" được ngành công nghiệp quốc phòng Nga chế tạo?
Chuyên gia quân sự, Đại tá về hưu, nguyên Giám đốc Bảo tàng Phòng không Nga - ông Yuri Knutov trong cuộc trò chuyện với tờ PolitExpert (PE) đã giải thích rằng hoạt động chống tên lửa hành trình ở Nga đã diễn ra trong nhiều năm.
Các kỹ sư Nga đã nghiên cứu nhiều công nghệ khác nhau. Vũ khí phương Tây sẽ gặp thách thức nghiêm trọng từ những hệ thống phòng không như, S-300VM Antey-2500, S-350 Vityaz, S-400 Triumf, Pantsir-S1 và các hệ thống tác chiến điện tử.
Tên lửa Storm Shadow đã được Quân đội Nga nghiên cứu khi nó tấn công Syria vào năm 2018. Vũ khí này có các biến thể khác nhau, tầm bắn sẽ thay đổi tùy thuộc vào phiên bản sử dụng.
Theo ông Knutov, đầu đạn của tên lửa Storm Shadow nặng 450 kg, trong khi đó Nga thường sử dụng bom hàng không mang theo đầu đạn trọng lượng 500 kg, như vậy uy lực sát thương của loại đạn trên không có gì ấn tượng.
Tên lửa hành trình do Anh sản xuất thường hoạt động ở độ cao thấp khi được địa hình bao bọc. Vị chuyên gia nhấn mạnh, khi thoát ra ngoài địa hình địa vật, Storm Shadow sẽ dễ bị tổn thương nhất.
“Nga có phương tiện để chống lại nó. Vấn đề sẽ là tạo ra và bố trí lại các hệ thống phòng không, đặt chúng tại nơi sao cho có thể chống lại được tên lửa Storm Shadow".
"Trong trường hợp đụng độ vũ khí này, do chiến tuyến khá dài, tất cả các hệ thống phòng không hiện đại đều không đủ khả năng bao phủ khoảng cách lớn như vậy".
"Ở đâu đó sẽ có những khoảng trống và điểm yếu mà tên lửa có thể xuyên thủng, nhưng tôi nghĩ rằng sau một thời gian, lực lượng vũ trang Nga sẽ thích nghi và tìm ra cách đối phó vũ khí này”, chuyên gia Knutov tin tưởng.
Ông Knutov nhớ lại trải nghiệm của phòng không Nga khi đối đầu với HIMARS. Ban đầu các trắc thủ không biết phải làm gì với chúng, nhưng giờ đây tổ hợp Pantsir với 12 tên lửa có khả năng bắn hạ tới 12 quả HIMARS.
“Tôi nghĩ rằng Storm Shadow cũng sẽ chung số phận với HIMARS, nhưng ở giai đoạn đầu sẽ có những khó khăn nhất định. Mặc dù vậy chắc chắn mọi khó khăn sẽ qua đi và vũ khí này sẽ trở nên tầm thường”, chuyên gia quân sự Knutov khẳng định.