Theo Bộ Quốc phòng Nga hôm 22/5, đích thân Tổng thống Nga Petro Poroshenko cùng các quan chức cấp cao thuộc chính phủ và quân đội nước này đã giám sát buổi bắn thử nghiệm tên lửa chống tăng dẫn đường FGM-148 Javelin mới được Mỹ chuyển giao cho Quân đội Ukraine. Nguồn ảnh: censor.net.Phát biểu trên Twitter sau buổi thử nghiệm Tổng thống Poroshenko tuyên bố, "Cuối cùng, ngày này cũng đã đến. Tôi biết ơn (Mỹ) vì quyết định trang bị vũ khí cho Ukraine", cùng với đó là khẳng định Kiev sẽ làm tất cả để có thể lấy lại các vùng lãnh thổ đã mất. Nguồn ảnh: censor.net.Hiện tại Mỹ đã chuyển giao cho Quân đội Ukraine 37 bệ phóng cùng 210 tên lửa Javelin, số khí tài này ước tính đủ trang bị cho 4-5 tiểu đoàn cơ giới hoặc bộ binh cơ giới. Tuy nhiên, vấn đề hiện tại là phiến quân ly khai ở miền Đông Ukraine không có quá nhiều xe tăng để Javelin phát huy khả năng của mình. Hình ảnh binh sĩ Ukraine thử nghiệm Javelin trong hôm 22/5. Nguồn ảnh: censor.net.Bản thân Lầu Năm Góc cũng thừa nhận rằng, Javelin không thể giúp Kiev có được lợi thế chiến lược trong cuộc chiến dành lại các vùng lãnh thổ đã mất. Trong khi đó, phía Nga cho rằng hành động cung cấp tên lửa Javelin của Mỹ sẽ gây bất ổn thêm nữa tình hình trong khu vực do khuyến khích sử dụng vũ lực. Nguồn ảnh: censor.net.Tên lửa chống tăng Javelin (FGM-148 Javelin) là tên lửa chống tăng dẫn đường thế hệ thứ hai do hãng Raytheon và Lockheed Martin hợp tác thiết kế, chế tạo cho Quân đội Mỹ. Nó được xem là tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ 3 đầu tiên trên thế giới, sở hữu những năng lực vượt trội nhiều loại tên lửa tương tự của Nga. Nguồn ảnh: censor.net.Điểm đặc biệt trong khả năng tấn công của loại tên lửa chống tăng này là nó có quỹ đạo tấn công từ trên xuống – nhắm vào phần nóc – nơi thường bọc giáp mỏng nhất trên xe tăng. Và chỉ một số ít tên lửa chống tăng trên thế giới sở hữu tính năng này. Hình ảnh mục tiêu bị tên lửa Javelin của Ukraine phá hủy trong đợt thử nghiệm hôm 22/5. Nguồn ảnh: censor.net.Trong đợt thử nghiệm này, Quân đội Ukraine còn bắn thử nghiệm tên lửa chống tăng dẫn đường nội địa Stugna-P (hoặc Skif) có thiết kế phóng cố định tương tự như các dòng tên lửa chống tăng của Nga và châu Âu hiện tại. Nguồn ảnh: censor.net.Stugna-P được Phòng thiết kế Luch của Ukraine phát triển từ đầu những năm 2000 dành cho quân đội nước này cũng như cho xuất khẩu, Stugna-P được quảng cáo có tầm bắn lên đến 5.000m với mục tiêu chính là các phương tiện bọc thép hoặc công sự của đối phương và nó chỉ mất khoảng 25 để bay tới mục tiêu ở tầm bắn xa nhất. Nguồn ảnh: censor.net.Trước khi chi tới hàng trăm triệu USD để mua tên lửa Javelin và một số loại vũ khí khác từ Mỹ, chính quyền Kiev đã bị chỉ trích là đang lãng phí ngân sách quốc phòng khi mua sắm các loại vũ khí từ nước ngoài trong khi nước này có thể sản xuất được các sản phẩm tương tự thậm chí là tốt hơn. Và sự so sánh giữa Javelin và Stugna-P trong buổi thử hôm 22/5 vừa qua là minh chứng rõ nét nhất. Nguồn ảnh: censor.net.Dù vậy với chính sách đối ngoại của Kiev hiện tại thì việc nước này tiếp tục mua vũ khí từ Mỹ hay các nước NATO chắc chắn sẽ tiếp diễn bất kể chất lượng của các loại vũ khí này như thế nào đi nữa. Còn ngành công nghiệp quốc phòng hàng đầu một thời Ukraine không sớm thì muộn cũng sẽ lụi tàn. Nguồn ảnh: censor.net.Mời độc giả xem video: Quân đội Ukraine thử nghiệm tên lửa chống tăng Javelin.
Theo Bộ Quốc phòng Nga hôm 22/5, đích thân Tổng thống Nga Petro Poroshenko cùng các quan chức cấp cao thuộc chính phủ và quân đội nước này đã giám sát buổi bắn thử nghiệm tên lửa chống tăng dẫn đường FGM-148 Javelin mới được Mỹ chuyển giao cho Quân đội Ukraine. Nguồn ảnh: censor.net.
Phát biểu trên Twitter sau buổi thử nghiệm Tổng thống Poroshenko tuyên bố, "Cuối cùng, ngày này cũng đã đến. Tôi biết ơn (Mỹ) vì quyết định trang bị vũ khí cho Ukraine", cùng với đó là khẳng định Kiev sẽ làm tất cả để có thể lấy lại các vùng lãnh thổ đã mất. Nguồn ảnh: censor.net.
Hiện tại Mỹ đã chuyển giao cho Quân đội Ukraine 37 bệ phóng cùng 210 tên lửa Javelin, số khí tài này ước tính đủ trang bị cho 4-5 tiểu đoàn cơ giới hoặc bộ binh cơ giới. Tuy nhiên, vấn đề hiện tại là phiến quân ly khai ở miền Đông Ukraine không có quá nhiều xe tăng để Javelin phát huy khả năng của mình. Hình ảnh binh sĩ Ukraine thử nghiệm Javelin trong hôm 22/5. Nguồn ảnh: censor.net.
Bản thân Lầu Năm Góc cũng thừa nhận rằng, Javelin không thể giúp Kiev có được lợi thế chiến lược trong cuộc chiến dành lại các vùng lãnh thổ đã mất. Trong khi đó, phía Nga cho rằng hành động cung cấp tên lửa Javelin của Mỹ sẽ gây bất ổn thêm nữa tình hình trong khu vực do khuyến khích sử dụng vũ lực. Nguồn ảnh: censor.net.
Tên lửa chống tăng Javelin (FGM-148 Javelin) là tên lửa chống tăng dẫn đường thế hệ thứ hai do hãng Raytheon và Lockheed Martin hợp tác thiết kế, chế tạo cho Quân đội Mỹ. Nó được xem là tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ 3 đầu tiên trên thế giới, sở hữu những năng lực vượt trội nhiều loại tên lửa tương tự của Nga. Nguồn ảnh: censor.net.
Điểm đặc biệt trong khả năng tấn công của loại tên lửa chống tăng này là nó có quỹ đạo tấn công từ trên xuống – nhắm vào phần nóc – nơi thường bọc giáp mỏng nhất trên xe tăng. Và chỉ một số ít tên lửa chống tăng trên thế giới sở hữu tính năng này. Hình ảnh mục tiêu bị tên lửa Javelin của Ukraine phá hủy trong đợt thử nghiệm hôm 22/5. Nguồn ảnh: censor.net.
Trong đợt thử nghiệm này, Quân đội Ukraine còn bắn thử nghiệm tên lửa chống tăng dẫn đường nội địa Stugna-P (hoặc Skif) có thiết kế phóng cố định tương tự như các dòng tên lửa chống tăng của Nga và châu Âu hiện tại. Nguồn ảnh: censor.net.
Stugna-P được Phòng thiết kế Luch của Ukraine phát triển từ đầu những năm 2000 dành cho quân đội nước này cũng như cho xuất khẩu, Stugna-P được quảng cáo có tầm bắn lên đến 5.000m với mục tiêu chính là các phương tiện bọc thép hoặc công sự của đối phương và nó chỉ mất khoảng 25 để bay tới mục tiêu ở tầm bắn xa nhất. Nguồn ảnh: censor.net.
Trước khi chi tới hàng trăm triệu USD để mua tên lửa Javelin và một số loại vũ khí khác từ Mỹ, chính quyền Kiev đã bị chỉ trích là đang lãng phí ngân sách quốc phòng khi mua sắm các loại vũ khí từ nước ngoài trong khi nước này có thể sản xuất được các sản phẩm tương tự thậm chí là tốt hơn. Và sự so sánh giữa Javelin và Stugna-P trong buổi thử hôm 22/5 vừa qua là minh chứng rõ nét nhất. Nguồn ảnh: censor.net.
Dù vậy với chính sách đối ngoại của Kiev hiện tại thì việc nước này tiếp tục mua vũ khí từ Mỹ hay các nước NATO chắc chắn sẽ tiếp diễn bất kể chất lượng của các loại vũ khí này như thế nào đi nữa. Còn ngành công nghiệp quốc phòng hàng đầu một thời Ukraine không sớm thì muộn cũng sẽ lụi tàn. Nguồn ảnh: censor.net.
Mời độc giả xem video: Quân đội Ukraine thử nghiệm tên lửa chống tăng Javelin.