Trang Military Industrial Courier mới đây đã đăng tải một bài viết với nội dung xem nhẹ khả năng của các tàu ngầm hạt nhân Borey và Yasen tiên tiến nhất trong biên chế hải quân Nga.Theo tạp chí Mỹ, các tàu ngầm lớp Yasen và Borey của Nga sẽ không có cơ hội rời cảng, chúng thậm chí còn bị phá hủy ngay lập tức bởi máy bay chống ngầm của Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện.Lý do dẫn đến nhận định trên theo đánh giá hoàn toàn không phải do tàu ngầm Nga có tính năng kỹ chiến thuật hạn chế hay sự vượt trội của hàng không hải quân Mỹ.Nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến việc không nhận được sự bảo vệ cần thiết của tàu ngầm Nga, cả khi rời khỏi căn cứ của hạm đội lẫn trong khi di chuyển đến khu vực làm nhiệm vụ.Chuyên gia quân sự Mỹ bình luận: "Tàu ngầm hạt nhân chiến lược có một điểm khác biệt cơ bản về phương thức tác chiến so với tàu ngầm tấn công”.“Ngay cả khi kẻ thù huy động nhiều phương tiện trinh sát khác nhau để thiết lập vị trí chính xác hơn của tàu ngầm dưới nước, nó sẽ không hoạt động ngay lập tức với mục đích sử dụng vũ khí chiến lược mang theo"."Trước tiên, lực lượng dò tìm cần gửi máy bay chống ngầm đến tuần tra khu vực nghi ngờ, bên cạnh đó phải có tàu ngầm đa năng với nhiệm vụ tấn công và tiêu diệt tàu ngầm chiến lược kèm theo”.“Thực tế rằng kẻ thù sẽ giải quyết vấn đề này. Khi tàu ngầm chiến lược của chúng ta được bảo vệ bởi các lực lượng đủ thì khả năng thì việc phá hủy nó trong một thời gian ngắn trở nên cực kỳ khó khăn"."Khi hành trình ngay cả ở tốc độ chậm nhất (6 - 7 hải lý/h), tàu ngầm vẫn có thể đi được khoảng 310 km theo bất kỳ hướng nào trong một ngày. Sau đó nó mới tính đến việc triển khai vũ khí chiến lược"."Trong khi đó, không có dấu hiệu nào cho thấy tàu chiến mặt nước có khả năng đối đầu hiệu quả với tàu ngầm, chúng cần được chế tạo mới trong tương lai gần với số lượng cần thiết”.“Các bộ phận tác chiến phải tính đến việc bỏ qua vấn đề phòng thủ chống ngầm trong tương lai sẽ dẫn đến mất sự ổn định của hạm đội tàu ngầm chiến lược", ấn phẩm Military Industrial Courier cho biết.Nhưng ở chiều ngược lại, các chuyên gia cân nhắc đến thực tế rằng căn cứ quân sự của Nga có diện tích trải rộng rất lớn, do đó việc lặng lẽ đưa tàu ngầm xuống biển là cực khó phát hiện."Đây là vấn đề xa vời hơn một mối đe dọa thực sự, chúng tôi đã nhiều lần đối mặt với thực tế là chỉ trong một khu vực nhỏ, hải quân Mỹ thậm chí chẳng thể tìm thấy tàu ngầm Nga”.“Do vậy, việc việc phát hiện tàu ngầm Nga trong đại dương và cố gắng tiêu diệt chúng trước khi bị trở thành mục tiêu là điều vô vọng", theo các nhà phân tích Nga.
Trang Military Industrial Courier mới đây đã đăng tải một bài viết với nội dung xem nhẹ khả năng của các tàu ngầm hạt nhân Borey và Yasen tiên tiến nhất trong biên chế hải quân Nga.
Theo tạp chí Mỹ, các tàu ngầm lớp Yasen và Borey của Nga sẽ không có cơ hội rời cảng, chúng thậm chí còn bị phá hủy ngay lập tức bởi máy bay chống ngầm của Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện.
Lý do dẫn đến nhận định trên theo đánh giá hoàn toàn không phải do tàu ngầm Nga có tính năng kỹ chiến thuật hạn chế hay sự vượt trội của hàng không hải quân Mỹ.
Nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến việc không nhận được sự bảo vệ cần thiết của tàu ngầm Nga, cả khi rời khỏi căn cứ của hạm đội lẫn trong khi di chuyển đến khu vực làm nhiệm vụ.
Chuyên gia quân sự Mỹ bình luận: "Tàu ngầm hạt nhân chiến lược có một điểm khác biệt cơ bản về phương thức tác chiến so với tàu ngầm tấn công”.
“Ngay cả khi kẻ thù huy động nhiều phương tiện trinh sát khác nhau để thiết lập vị trí chính xác hơn của tàu ngầm dưới nước, nó sẽ không hoạt động ngay lập tức với mục đích sử dụng vũ khí chiến lược mang theo".
"Trước tiên, lực lượng dò tìm cần gửi máy bay chống ngầm đến tuần tra khu vực nghi ngờ, bên cạnh đó phải có tàu ngầm đa năng với nhiệm vụ tấn công và tiêu diệt tàu ngầm chiến lược kèm theo”.
“Thực tế rằng kẻ thù sẽ giải quyết vấn đề này. Khi tàu ngầm chiến lược của chúng ta được bảo vệ bởi các lực lượng đủ thì khả năng thì việc phá hủy nó trong một thời gian ngắn trở nên cực kỳ khó khăn".
"Khi hành trình ngay cả ở tốc độ chậm nhất (6 - 7 hải lý/h), tàu ngầm vẫn có thể đi được khoảng 310 km theo bất kỳ hướng nào trong một ngày. Sau đó nó mới tính đến việc triển khai vũ khí chiến lược".
"Trong khi đó, không có dấu hiệu nào cho thấy tàu chiến mặt nước có khả năng đối đầu hiệu quả với tàu ngầm, chúng cần được chế tạo mới trong tương lai gần với số lượng cần thiết”.
“Các bộ phận tác chiến phải tính đến việc bỏ qua vấn đề phòng thủ chống ngầm trong tương lai sẽ dẫn đến mất sự ổn định của hạm đội tàu ngầm chiến lược", ấn phẩm Military Industrial Courier cho biết.
Nhưng ở chiều ngược lại, các chuyên gia cân nhắc đến thực tế rằng căn cứ quân sự của Nga có diện tích trải rộng rất lớn, do đó việc lặng lẽ đưa tàu ngầm xuống biển là cực khó phát hiện.
"Đây là vấn đề xa vời hơn một mối đe dọa thực sự, chúng tôi đã nhiều lần đối mặt với thực tế là chỉ trong một khu vực nhỏ, hải quân Mỹ thậm chí chẳng thể tìm thấy tàu ngầm Nga”.
“Do vậy, việc việc phát hiện tàu ngầm Nga trong đại dương và cố gắng tiêu diệt chúng trước khi bị trở thành mục tiêu là điều vô vọng", theo các nhà phân tích Nga.