Hiện nay chưa có tài liệu khẳng định Lực lượng Không quân chiến thuật Nga lần đầu tiên bắt đầu sử dụng bom phá (FAB), được trang bị mô-đun cánh lượn có điều khiển (UMPK) chính xác từ khi nào. Nhưng chính sự có mặt của UMPK, đã biến các loại bom do Liên Xô phát triển này, trở thành một trong những vũ khí nguy hiểm nhất của Nga ở chiến trường Ukraine.Bom FAB là bom thả rơi tự do, nhờ có mô-đun UMPK nên đã trở thành một loại “tên lửa hành trình”, có khả năng bắn trúng mục tiêu với độ chính xác cao, ở khoảng cách từ 50-80 km, cho phép máy bay thả bom của Nga không cần bay vào khu vực phòng không tầm trung và tầm ngắn của Ukraine.Lực lượng Không quân chiến thuật Nga sử dụng bom lượn có điều khiển FAB-250, FAB-500, FAB-1500 và giờ là FAB-3000 cùng với mô-đun UMPK, để phá hủy các hệ thống phòng thủ kiên cố của Ukraine trong suốt thời gian qua, đặc biệt là các cuộc tấn công vào các thành phố như Avdiivka vào cuối năm ngoái và đầu năm nay.Chính các đơn vị Ukraine có nhiệm vụ phòng thủ Avdiivka là những người chứng kiến mối đe dọa mà bom FAB Nga gây ra cho các vị trí của họ nhiều nhất. Trên thực tế, việc Không quân Nga sử dụng ồ ạt bom FAB với mô-đun UMPK, đã trở thành một trong những yếu tố quyết định trong thành công của Quân đội Nga ở Avdiivka vừa qua.Tình hình phòng thủ càng trở nên tồi tệ hơn đối với Quân đội Ukraine, sau khi Không quân Nga bắt đầu tấn công bằng bom nổ mạnh nặng ba tấn. Mặc dù một doanh nghiệp quốc phòng ở vùng Nizhny Novgorod đã bắt đầu sản xuất hàng loạt FAB-3000 vào tháng 2 năm nay, nhưng lần sử dụng đầu tiên loại bom hạng nặng này được xác nhận bằng video diễn ra vào tháng 6 ở Liptsy, phía bắc Kharkov.Có thể nói rằng, việc Quân đội Nga sử dụng rộng rãi bom FAB cùng với mô-đun UMPK đã trở thành một cuộc cách mạng, làm hồi sinh Lực lượng Không quân chiến thuật của Nga. Sau thành công của Nga trên hướng Donetsk chiếm Marinka và Avdiivka, Quân đội Ukraine đã tuyên bố chuyển sang phòng thủ tích cực, nhưng gặp khó khăn trầm trọng.Trước đây, Quân đội Ukraine, khi bảo vệ các khu dân cư lớn, thường dựa vào các khu công nghiệp, các tòa nhà cao tầng, để biến chúng thành những pháo đài phòng thủ kiên cố. Đặc biệt các khu công nghiệp và các chung cư được xây dựng từ thời Liên Xô thường có các tầng hầm.Nhưng kiến trúc như vậy có thể giúp Quân đội Ukraine che giấu vũ khí hạng nặng và nơi trú ẩn cho binh lính khá tin cậy, trước hỏa lực pháo binh. Tuy nhiên, cả những tòa nhà lớn trên mặt đất hay nơi trú ẩn dưới lòng đất, đều không còn có thể đảm bảo an toàn, trước các cuộc tấn công của bom phá FAB.Cho đến nay, chưa có trường hợp đáng tin cậy nào được ghi về việc phòng không của Ukraine có thể đánh chặn ít nhất loại bom lượn như vậy. Vào đầu tháng 6 vừa qua, truyền thông Nga xuất hiện thông tin về một cuộc đối đầu giữa hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ và bom FAB có gắn mô-đun UMPK của Nga, kết thúc bằng thất bại của Patriot.Các chuyên gia chỉ ra rằng, tên lửa phòng không chỉ có thể làm thay đổi quỹ đạo bay chính xác của quả bom trên không, chứ khó có thể phá hủy quả bom ở trên không. Thực tế là bom FAB có UMPK, ngay cả khi bị tên lửa bắn trúng, nó chỉ "nhào lộn", nhưng vẫn tiếp tục di chuyển theo quỹ đạo đã định.Vì vậy, việc đầu tư tên lửa phòng không để đánh chặn bom lượn của Nga là vô nghĩa và tốn kém. Ngoài ra, khu vực bị ảnh hưởng khi bom FAB-3000 phát nổ vượt quá 200 mét, đảm bảo gây sát thương đáng kể cho đối phương, ngay cả trong trường hợp bom bay không trúng mục tiêu.Theo kinh điển về xung đột quân sự, người ta tin rằng bên phòng thủ chịu ít tổn thất hơn bên tấn công. Tuy nhiên, chính loại bom phá của Nga, được hiện đại hóa thành vũ khí dẫn đường chính xác, đã buộc khái niệm này phải thay đổi.Điều này chủ yếu giải thích những tổn thất đáng kể của Ukraine, khi cố gắng phòng thủ theo hình thức chiến tranh chiến hào bê tông. Một người lính Ukraine sống sót sau sự xuất hiện của bom FAB nói rằng, ngay cả âm thanh của một quả bom đang đến gần, cũng làm những người lính “hồn bay phách lạc”.Ví dụ, ở Chasovoy Yar, nơi quân Ukraine gần đây đã phải rút lui từ tiểu khu Kanal phía đông đến phía tây thành phố. Mặc dù quân Ukraine cố thủ trong các tòa nhà cao tầng và các khu công nghiệp, nhưng không thể chịu được trước các cuộc tiến công bằng bom của Nga.Tình hình tương tự ở thành phố Volchansk phía bắc tỉnh Kharkov, nơi đường phân giới chạy dọc theo sông Volchya. Mặc dù quân Ukraine trú ẩn trong những tòa nhà kiên cố, không thể bị pháo binh phá hủy, nhưng sẽ bị tiêu diệt bởi bom FAB.Và vào cuối tháng 6/2024, các chuyên gia John Hen và William Courtney của tổ chức phân tích RAND Corporation đã đưa ra các góp ý của mình trong bài viết được Defense News đăng tải, với tiêu đề "Ukraine có thể đánh bại bom liệng của Nga bằng cách nào".Trong bài viết nói trên, các chuyên gia người Mỹ đã lần đầu tiên nhấn mạnh rằng, ý tưởng sử dụng các hệ thống phòng không do phương Tây sản xuất để đánh chặn bom lượn của Nga là thật “nực cười và vô lý”, do những quả bom của Nga là loại vũ khí rẻ tiền, nhưng vẫn rất nguy hiểm, do hiện cả Ukraine lẫn các đồng minh đều hạn chế về các biện pháp ứng phó.Đầu tiên là vì những trái bom này tương đối nhỏ, không sử dụng động cơ, đồng nghĩa với việc không tỏa ra dấu vết nhiệt. Điều này khiến việc phát hiện chúng bằng radar phòng không được đánh giá là “rất khó khăn”.Do vậy theo các chuyên gia, cách thiết thực nhất để chống lại bom lượn có điều khiển của Nga là tiêu diệt các máy bay thả chúng, từ cả trên mặt đất lẫn trên không. Phương án này có thể đạt được bằng cách kết hợp giữa các cuộc tập kích tên lửa đạn đạo chiến thuật, tác chiến không đối không và tác chiến điện tử. (Nguồn ảnh: TASS, RIA Novosti, X).
Hiện nay chưa có tài liệu khẳng định Lực lượng Không quân chiến thuật Nga lần đầu tiên bắt đầu sử dụng bom phá (FAB), được trang bị mô-đun cánh lượn có điều khiển (UMPK) chính xác từ khi nào. Nhưng chính sự có mặt của UMPK, đã biến các loại bom do Liên Xô phát triển này, trở thành một trong những vũ khí nguy hiểm nhất của Nga ở chiến trường Ukraine.
Bom FAB là bom thả rơi tự do, nhờ có mô-đun UMPK nên đã trở thành một loại “tên lửa hành trình”, có khả năng bắn trúng mục tiêu với độ chính xác cao, ở khoảng cách từ 50-80 km, cho phép máy bay thả bom của Nga không cần bay vào khu vực phòng không tầm trung và tầm ngắn của Ukraine.
Lực lượng Không quân chiến thuật Nga sử dụng bom lượn có điều khiển FAB-250, FAB-500, FAB-1500 và giờ là FAB-3000 cùng với mô-đun UMPK, để phá hủy các hệ thống phòng thủ kiên cố của Ukraine trong suốt thời gian qua, đặc biệt là các cuộc tấn công vào các thành phố như Avdiivka vào cuối năm ngoái và đầu năm nay.
Chính các đơn vị Ukraine có nhiệm vụ phòng thủ Avdiivka là những người chứng kiến mối đe dọa mà bom FAB Nga gây ra cho các vị trí của họ nhiều nhất. Trên thực tế, việc Không quân Nga sử dụng ồ ạt bom FAB với mô-đun UMPK, đã trở thành một trong những yếu tố quyết định trong thành công của Quân đội Nga ở Avdiivka vừa qua.
Tình hình phòng thủ càng trở nên tồi tệ hơn đối với Quân đội Ukraine, sau khi Không quân Nga bắt đầu tấn công bằng bom nổ mạnh nặng ba tấn. Mặc dù một doanh nghiệp quốc phòng ở vùng Nizhny Novgorod đã bắt đầu sản xuất hàng loạt FAB-3000 vào tháng 2 năm nay, nhưng lần sử dụng đầu tiên loại bom hạng nặng này được xác nhận bằng video diễn ra vào tháng 6 ở Liptsy, phía bắc Kharkov.
Có thể nói rằng, việc Quân đội Nga sử dụng rộng rãi bom FAB cùng với mô-đun UMPK đã trở thành một cuộc cách mạng, làm hồi sinh Lực lượng Không quân chiến thuật của Nga. Sau thành công của Nga trên hướng Donetsk chiếm Marinka và Avdiivka, Quân đội Ukraine đã tuyên bố chuyển sang phòng thủ tích cực, nhưng gặp khó khăn trầm trọng.
Trước đây, Quân đội Ukraine, khi bảo vệ các khu dân cư lớn, thường dựa vào các khu công nghiệp, các tòa nhà cao tầng, để biến chúng thành những pháo đài phòng thủ kiên cố. Đặc biệt các khu công nghiệp và các chung cư được xây dựng từ thời Liên Xô thường có các tầng hầm.
Nhưng kiến trúc như vậy có thể giúp Quân đội Ukraine che giấu vũ khí hạng nặng và nơi trú ẩn cho binh lính khá tin cậy, trước hỏa lực pháo binh. Tuy nhiên, cả những tòa nhà lớn trên mặt đất hay nơi trú ẩn dưới lòng đất, đều không còn có thể đảm bảo an toàn, trước các cuộc tấn công của bom phá FAB.
Cho đến nay, chưa có trường hợp đáng tin cậy nào được ghi về việc phòng không của Ukraine có thể đánh chặn ít nhất loại bom lượn như vậy. Vào đầu tháng 6 vừa qua, truyền thông Nga xuất hiện thông tin về một cuộc đối đầu giữa hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ và bom FAB có gắn mô-đun UMPK của Nga, kết thúc bằng thất bại của Patriot.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, tên lửa phòng không chỉ có thể làm thay đổi quỹ đạo bay chính xác của quả bom trên không, chứ khó có thể phá hủy quả bom ở trên không. Thực tế là bom FAB có UMPK, ngay cả khi bị tên lửa bắn trúng, nó chỉ "nhào lộn", nhưng vẫn tiếp tục di chuyển theo quỹ đạo đã định.
Vì vậy, việc đầu tư tên lửa phòng không để đánh chặn bom lượn của Nga là vô nghĩa và tốn kém. Ngoài ra, khu vực bị ảnh hưởng khi bom FAB-3000 phát nổ vượt quá 200 mét, đảm bảo gây sát thương đáng kể cho đối phương, ngay cả trong trường hợp bom bay không trúng mục tiêu.
Theo kinh điển về xung đột quân sự, người ta tin rằng bên phòng thủ chịu ít tổn thất hơn bên tấn công. Tuy nhiên, chính loại bom phá của Nga, được hiện đại hóa thành vũ khí dẫn đường chính xác, đã buộc khái niệm này phải thay đổi.
Điều này chủ yếu giải thích những tổn thất đáng kể của Ukraine, khi cố gắng phòng thủ theo hình thức chiến tranh chiến hào bê tông. Một người lính Ukraine sống sót sau sự xuất hiện của bom FAB nói rằng, ngay cả âm thanh của một quả bom đang đến gần, cũng làm những người lính “hồn bay phách lạc”.
Ví dụ, ở Chasovoy Yar, nơi quân Ukraine gần đây đã phải rút lui từ tiểu khu Kanal phía đông đến phía tây thành phố. Mặc dù quân Ukraine cố thủ trong các tòa nhà cao tầng và các khu công nghiệp, nhưng không thể chịu được trước các cuộc tiến công bằng bom của Nga.
Tình hình tương tự ở thành phố Volchansk phía bắc tỉnh Kharkov, nơi đường phân giới chạy dọc theo sông Volchya. Mặc dù quân Ukraine trú ẩn trong những tòa nhà kiên cố, không thể bị pháo binh phá hủy, nhưng sẽ bị tiêu diệt bởi bom FAB.
Và vào cuối tháng 6/2024, các chuyên gia John Hen và William Courtney của tổ chức phân tích RAND Corporation đã đưa ra các góp ý của mình trong bài viết được Defense News đăng tải, với tiêu đề "Ukraine có thể đánh bại bom liệng của Nga bằng cách nào".
Trong bài viết nói trên, các chuyên gia người Mỹ đã lần đầu tiên nhấn mạnh rằng, ý tưởng sử dụng các hệ thống phòng không do phương Tây sản xuất để đánh chặn bom lượn của Nga là thật “nực cười và vô lý”, do những quả bom của Nga là loại vũ khí rẻ tiền, nhưng vẫn rất nguy hiểm, do hiện cả Ukraine lẫn các đồng minh đều hạn chế về các biện pháp ứng phó.
Đầu tiên là vì những trái bom này tương đối nhỏ, không sử dụng động cơ, đồng nghĩa với việc không tỏa ra dấu vết nhiệt. Điều này khiến việc phát hiện chúng bằng radar phòng không được đánh giá là “rất khó khăn”.
Do vậy theo các chuyên gia, cách thiết thực nhất để chống lại bom lượn có điều khiển của Nga là tiêu diệt các máy bay thả chúng, từ cả trên mặt đất lẫn trên không. Phương án này có thể đạt được bằng cách kết hợp giữa các cuộc tập kích tên lửa đạn đạo chiến thuật, tác chiến không đối không và tác chiến điện tử. (Nguồn ảnh: TASS, RIA Novosti, X).