Giám đốc Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (TsAMTO) - ông Igor Korotchenko đã công bố dữ liệu về kết quả trận chiến giả định giữa tiêm kích thế hệ năm Su-57 của Nga với các chiến cơ tàng hình F-35 và F-22 của Mỹ.Dựa trên kết quả phân tích giả lập, mặc dù chiến đấu cơ Su-57 bị báo chí Mỹ đánh giá hoàn toàn không thể phân loại là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng hóa ra cơ hội chiến thắng của Su-57 lại cao hơn rất nhiều.Theo chuyên gia Korotchenko, so với các máy bay chiến đấu của Mỹ, tiêm kích Su-57 có một số giải pháp kỹ thuật cải tiến cho phép nó nắm giữ nhiều cơ hội chiến thắng hơn trong tình huống không chiến.“Trong bất kỳ tình huống đấu tay đôi nào với tiêm kích Mỹ, dù là F-22 hay F-35, Su-57 đều có cơ hội chiến thắng cao hơn cả trong chiến đấu tên lửa tầm xa và cơ động tầm gần"."F-35 là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, trong khi đó Su-57 thuộc hạng nặng hơn, sức chiến đấu lớn hơn nhờ tầm xa và tải trọng vũ khí”.“F-35 rõ ràng không phải là đối thủ của Su-57, chiến đấu cơ Nga vượt trội hơn về khả năng trang bị vũ khí và tác chiến tên lửa, nó giống như một con đại bàng đối đầu với con cú”, ông Igor Korotchenko khẳng định.Tuy vậy vị chuyên gia vẫn chưa đưa ra được căn cứ vào đặc điểm nào để ông đi tới kết luận trên, khi xét về độ cơ động thì Su-57 được đánh giá cao hơn, nhưng nó bị nhận xét có diện tích phản xạ radar lớn hơn, dễ bị đối phương phát hiện trước từ khoảng cách xa.Hơn nữa cho đến thời điểm hiện tại, Su-57 vẫn chưa được lắp động cơ giai đoạn hai, khiến nó chưa thể bay hành trình với tốc độ siêu âm cũng như che giấu tín hiệu hồng ngoại từ động cơ, dẫn đến thất thế khi không chiến tầm gần.Các thiết bị điện tử hàng không của Su-57 cũng vậy, trong khi khí tài của F-22 và F-35 đã trải qua thực chiến và được hiệu chỉnh rất nhiều dựa trên kinh nghiệm thu được thì Su-57 chỉ đơn thuần là mô phỏng trên máy tính.Đặc điểm này có thể liệt kê qua bài học của tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 so với đối thủ “đồng cân đồng lạng” thuộc khối NATO đó là chiến đấu cơ F-16.Nếu xét và thông số kỹ chiến thuật cơ bản, MiG-29 với 2 động cơ và trọng lượng nhẹ được đánh giá có sức cơ động tốt hơn hẳn F-16, bên cạnh đó radar của nó cũng được Nga tự tin khẳng định tốt hơn nhiều.Nhưng trong thực tế, trải qua tất cả các chiến trường và điều kiện đối đầu, chỉ có F-16 bắn hạ MiG-29 chứ chưa từng xảy ra tình huống ngược lại.Cho đến nay, Mỹ vẫn bác bỏ hoàn toàn triển vọng đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga, tuy nhiên đây nhiều khả năng sẽ là mối lo ngại đối với các nước phương Tây trong việc tiếp tục mua tiêm kích do Washington sản xuất.Việc chiếc chiến đấu cơ nào thực sự mạnh hơn đối phương sẽ chỉ có câu trả lời khi chúng đối đầu trực tiếp, điều này chưa thể sớm xảy ra, vì vậy những màn tranh cãi như trên chắc chắn sẽ còn kéo dài.
Giám đốc Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (TsAMTO) - ông Igor Korotchenko đã công bố dữ liệu về kết quả trận chiến giả định giữa tiêm kích thế hệ năm Su-57 của Nga với các chiến cơ tàng hình F-35 và F-22 của Mỹ.
Dựa trên kết quả phân tích giả lập, mặc dù chiến đấu cơ Su-57 bị báo chí Mỹ đánh giá hoàn toàn không thể phân loại là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng hóa ra cơ hội chiến thắng của Su-57 lại cao hơn rất nhiều.
Theo chuyên gia Korotchenko, so với các máy bay chiến đấu của Mỹ, tiêm kích Su-57 có một số giải pháp kỹ thuật cải tiến cho phép nó nắm giữ nhiều cơ hội chiến thắng hơn trong tình huống không chiến.
“Trong bất kỳ tình huống đấu tay đôi nào với tiêm kích Mỹ, dù là F-22 hay F-35, Su-57 đều có cơ hội chiến thắng cao hơn cả trong chiến đấu tên lửa tầm xa và cơ động tầm gần".
"F-35 là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, trong khi đó Su-57 thuộc hạng nặng hơn, sức chiến đấu lớn hơn nhờ tầm xa và tải trọng vũ khí”.
“F-35 rõ ràng không phải là đối thủ của Su-57, chiến đấu cơ Nga vượt trội hơn về khả năng trang bị vũ khí và tác chiến tên lửa, nó giống như một con đại bàng đối đầu với con cú”, ông Igor Korotchenko khẳng định.
Tuy vậy vị chuyên gia vẫn chưa đưa ra được căn cứ vào đặc điểm nào để ông đi tới kết luận trên, khi xét về độ cơ động thì Su-57 được đánh giá cao hơn, nhưng nó bị nhận xét có diện tích phản xạ radar lớn hơn, dễ bị đối phương phát hiện trước từ khoảng cách xa.
Hơn nữa cho đến thời điểm hiện tại, Su-57 vẫn chưa được lắp động cơ giai đoạn hai, khiến nó chưa thể bay hành trình với tốc độ siêu âm cũng như che giấu tín hiệu hồng ngoại từ động cơ, dẫn đến thất thế khi không chiến tầm gần.
Các thiết bị điện tử hàng không của Su-57 cũng vậy, trong khi khí tài của F-22 và F-35 đã trải qua thực chiến và được hiệu chỉnh rất nhiều dựa trên kinh nghiệm thu được thì Su-57 chỉ đơn thuần là mô phỏng trên máy tính.
Đặc điểm này có thể liệt kê qua bài học của tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 so với đối thủ “đồng cân đồng lạng” thuộc khối NATO đó là chiến đấu cơ F-16.
Nếu xét và thông số kỹ chiến thuật cơ bản, MiG-29 với 2 động cơ và trọng lượng nhẹ được đánh giá có sức cơ động tốt hơn hẳn F-16, bên cạnh đó radar của nó cũng được Nga tự tin khẳng định tốt hơn nhiều.
Nhưng trong thực tế, trải qua tất cả các chiến trường và điều kiện đối đầu, chỉ có F-16 bắn hạ MiG-29 chứ chưa từng xảy ra tình huống ngược lại.
Cho đến nay, Mỹ vẫn bác bỏ hoàn toàn triển vọng đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga, tuy nhiên đây nhiều khả năng sẽ là mối lo ngại đối với các nước phương Tây trong việc tiếp tục mua tiêm kích do Washington sản xuất.
Việc chiếc chiến đấu cơ nào thực sự mạnh hơn đối phương sẽ chỉ có câu trả lời khi chúng đối đầu trực tiếp, điều này chưa thể sớm xảy ra, vì vậy những màn tranh cãi như trên chắc chắn sẽ còn kéo dài.