Theo Army Recognition, nhân dịp khánh thành căn cứ quân sự lớn nhất của nước này hôm 22/7 gần thành phố cảng Alexandria, Quân đội Ai Cập đã có màn trình diễn vô tiền khoáng hậu khi trưng bày gần như tất cả trang thiết bị quân sự hiện đại nhất của mình ra giữa lòng sa mạc như một cách thể hiện sức mạnh quân sự vượt bậc của Cairo trong khu vực. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.Được biết đây là căn cứ quân sự lớn nhất tại khu vực Trung Đông và Địa Trung Hải cho tới hiện tại với diện tích lên đến 180.000 hecta, trong đó có khoảng 1.100 tòa nhà, 72 khu huấn luyện quân sự và hai khu dân cư phức hợp đủ khả năng cho Cairo triển khai hàng chục ngàn binh sĩ tại đây. Trong ảnh là dàn xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Ai Cập tại buổi lễ khánh thành trên. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.Và để có được màn trình diễn này Quân đội Ai Cập đã tập trung hàng ngàn trang thiết bị quân sự gồm xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành, tổ hợp tên lửa phòng không và cả trực thăng quân sự ra giữa sa mạc. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.Căn cứ trên được đặt tên là Mohamed Naguib theo tên vị Tổng thống đầu tiên của Ai Cập, và nó được kỳ vọng sẽ trở thành lá chắn bảo vệ Ai Cập trước làn sóng các phần tử khủng bố cực đoan từ Tây Phi (chủ yếu là Lybia) hay cả Trung Đông. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.Ai Cập là một trong những quốc gia sở hữu sức mạnh quân sự nhất nhì ở Địa Trung Hải và Trung Đông với quân số thường trực lên đến 438 ngàn người, đó là chưa kể tới gần 480 ngàn quân dự bị. Ngân sách quốc phòng mỗi năm của Cairo ước đạt khoảng gần 5.5 tỷ USD. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.Tuy nhiên, Quân đội Ai Cập lại hoạt động dựa vào các nguồn tài trợ quân sự từ bên ngoài chủ yếu là đến từ Mỹ và một số quốc gia Vùng Vịnh. Theo ước tính chỉ riêng Washington mỗi năm cũng đã viện trợ quân sự cho Cairo con số lên 1.3 tỷ USD. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập. Trang bị vũ khí của Quân đội Ai Cập cũng khá đa dạng khi là sự kết hợp giữa các loại vũ khí theo tiêu chuẩn NATO và Nga, họ có thể mua bất kỳ loại vũ khí nào mà mình mà không vấp phải sự cản trở từ các “nhà tài trợ” chính. Ví dụ điển hình nhất cho việc này là sự kết hợp giữa tàu tấn công đổ bộ Mistral của Pháp và trực thăng tấn công Ka-52K của Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.Hình ảnh các đơn vị pháo binh Ai Cập dàn quân trong lễ khánh thành căn cứ Mohamed Naguib hôm 22/7. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.Lực lượng tăng thiết giáp của Ai Cập có quân số cũng khá đông đảo với hơn 3.000 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng hàng ngàn đơn vị xe bọc thép và xe chiến đấu bộ binh. Lực lượng này chủ yếu do Mỹ xây dựng với chủ lực là những xe tăng M1 Abrams, xe bọc thép M113 và các dòng xe bọc thép kháng mìn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.Ngược lại với lực lượng tăng thiết giáp, các đơn vị phòng không Ai Cập lại được trang bị hầu hết các dòng tên lửa phòng không do Liên Xô trước đây hoặc Nga hiện tại chế tạo như Tor, Buk và cả S-125 cải tiến. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.Lực lượng pháo binh của Ai Cập cũng đa dạng không kém với hàng ngàn đơn vị pháo tự hành, lựu pháo, pháo cối và cả pháo phản lực các loại. Như nhiều quốc gia khác trong khu vực Ai Cập cũng sở hữu các tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud có nguồn gốc từ Liên Xô, Triều Tiên hay do cả nước này tự phát triển. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.Hình ảnh dàn trực thăng vũ trang của Quân đội Ai Cập phơi mình hôm 22/7 với trực thăng tấn công Apache AH-64 và trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.Cận cảnh các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125 cải tiến của Ai Cập, thay vì sử dụng các bệ phóng cố định chúng được đặt lại trên các bệ phóng di động để tăng khả năng cơ động. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.Nhìn ở góc độ này dàn xe bọc thép của Ai Cập gần như kéo dài bất tận giữa sa mạc. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.Còn đây là những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams của Ai Cập với quân số hơn 1.100 chiếc. Được biết để hiện đại hóa quân đội Ai Cập cũng mới đặt mua thêm khoảng 500 chiếc T-90 từ Nga và nếu hợp đồng này thành công thì Quân đội Ai Cập sẽ là lực lượng vũ trang duy nhất trên thế giới trang bị song song M1 và T-90. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.
Theo Army Recognition, nhân dịp khánh thành căn cứ quân sự lớn nhất của nước này hôm 22/7 gần thành phố cảng Alexandria, Quân đội Ai Cập đã có màn trình diễn vô tiền khoáng hậu khi trưng bày gần như tất cả trang thiết bị quân sự hiện đại nhất của mình ra giữa lòng sa mạc như một cách thể hiện sức mạnh quân sự vượt bậc của Cairo trong khu vực. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.
Được biết đây là căn cứ quân sự lớn nhất tại khu vực Trung Đông và Địa Trung Hải cho tới hiện tại với diện tích lên đến 180.000 hecta, trong đó có khoảng 1.100 tòa nhà, 72 khu huấn luyện quân sự và hai khu dân cư phức hợp đủ khả năng cho Cairo triển khai hàng chục ngàn binh sĩ tại đây. Trong ảnh là dàn xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Ai Cập tại buổi lễ khánh thành trên. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.
Và để có được màn trình diễn này Quân đội Ai Cập đã tập trung hàng ngàn trang thiết bị quân sự gồm xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành, tổ hợp tên lửa phòng không và cả trực thăng quân sự ra giữa sa mạc. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.
Căn cứ trên được đặt tên là Mohamed Naguib theo tên vị Tổng thống đầu tiên của Ai Cập, và nó được kỳ vọng sẽ trở thành lá chắn bảo vệ Ai Cập trước làn sóng các phần tử khủng bố cực đoan từ Tây Phi (chủ yếu là Lybia) hay cả Trung Đông. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.
Ai Cập là một trong những quốc gia sở hữu sức mạnh quân sự nhất nhì ở Địa Trung Hải và Trung Đông với quân số thường trực lên đến 438 ngàn người, đó là chưa kể tới gần 480 ngàn quân dự bị. Ngân sách quốc phòng mỗi năm của Cairo ước đạt khoảng gần 5.5 tỷ USD. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.
Tuy nhiên, Quân đội Ai Cập lại hoạt động dựa vào các nguồn tài trợ quân sự từ bên ngoài chủ yếu là đến từ Mỹ và một số quốc gia Vùng Vịnh. Theo ước tính chỉ riêng Washington mỗi năm cũng đã viện trợ quân sự cho Cairo con số lên 1.3 tỷ USD. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.
Trang bị vũ khí của Quân đội Ai Cập cũng khá đa dạng khi là sự kết hợp giữa các loại vũ khí theo tiêu chuẩn NATO và Nga, họ có thể mua bất kỳ loại vũ khí nào mà mình mà không vấp phải sự cản trở từ các “nhà tài trợ” chính. Ví dụ điển hình nhất cho việc này là sự kết hợp giữa tàu tấn công đổ bộ Mistral của Pháp và trực thăng tấn công Ka-52K của Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.
Hình ảnh các đơn vị pháo binh Ai Cập dàn quân trong lễ khánh thành căn cứ Mohamed Naguib hôm 22/7. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.
Lực lượng tăng thiết giáp của Ai Cập có quân số cũng khá đông đảo với hơn 3.000 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng hàng ngàn đơn vị xe bọc thép và xe chiến đấu bộ binh. Lực lượng này chủ yếu do Mỹ xây dựng với chủ lực là những xe tăng M1 Abrams, xe bọc thép M113 và các dòng xe bọc thép kháng mìn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.
Ngược lại với lực lượng tăng thiết giáp, các đơn vị phòng không Ai Cập lại được trang bị hầu hết các dòng tên lửa phòng không do Liên Xô trước đây hoặc Nga hiện tại chế tạo như Tor, Buk và cả S-125 cải tiến. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.
Lực lượng pháo binh của Ai Cập cũng đa dạng không kém với hàng ngàn đơn vị pháo tự hành, lựu pháo, pháo cối và cả pháo phản lực các loại. Như nhiều quốc gia khác trong khu vực Ai Cập cũng sở hữu các tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud có nguồn gốc từ Liên Xô, Triều Tiên hay do cả nước này tự phát triển. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.
Hình ảnh dàn trực thăng vũ trang của Quân đội Ai Cập phơi mình hôm 22/7 với trực thăng tấn công Apache AH-64 và trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.
Cận cảnh các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125 cải tiến của Ai Cập, thay vì sử dụng các bệ phóng cố định chúng được đặt lại trên các bệ phóng di động để tăng khả năng cơ động. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.
Nhìn ở góc độ này dàn xe bọc thép của Ai Cập gần như kéo dài bất tận giữa sa mạc. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.
Còn đây là những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams của Ai Cập với quân số hơn 1.100 chiếc. Được biết để hiện đại hóa quân đội Ai Cập cũng mới đặt mua thêm khoảng 500 chiếc T-90 từ Nga và nếu hợp đồng này thành công thì Quân đội Ai Cập sẽ là lực lượng vũ trang duy nhất trên thế giới trang bị song song M1 và T-90. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.