L-39 Albatros là loại máy bay phản lực huấn luyện của không quân Việt Nam. Mọi phi công chiến đấu của lực lượng không quân nếu muốn được trèo vào khoang lái của Su-22, Su-27 hay Su-30 trước hết đều phải bay "mòn cánh" với loại máy bay này. Nguồn ảnh: Lee Ann Quann.Sau khi huấn luyện thành thạo với loại máy bay sử dụng động cơ cánh quạt là Iak-52, các phi công học viên sẽ được bước vào thử thách mới - chinh phục bầu trời bằng đôi cánh phản lực L-39. Nguồn ảnh: Lee Ann Quann.Hiện tại, đây cũng là loại phản lực cơ huấn luyện duy nhất của không quân ta nên không là nói quá khi cho rằng, mọi phi công chiến đấu của ta đều phải... lái thạo loại máy bay này. Nguồn ảnh: Lee Ann Quann.Được chế tạo bở Tiệp Khắc từ những năm 60 của thế kỷ trước, tới nay, hầu hết những chiếc L-39 được chúng ta sử dụng trong biên chế đều đã rất "già". Thậm chí, quê hương của những chiếc L-39 là Tiệp Khắc tới nay cũng đã tan rã, không còn tồn tại trên bản đồ thế giới. Nguồn ảnh: Lee Ann Quann.Ấy vậy mà nhờ những tính năng ưu việt, chi phí vận hành rẻ và hiệu quả trong huấn luyện cao, L-39 đã từng được coi là loại huấn luyện cơ phổ biến nhất thế giới, bất chấp việc "quê nhà" của nó nay đã không còn. Nguồn ảnh: Airliners.Với L-39, học viên phi công sau khi vừa trải qua khóa huấn luyện bay với máy bay cánh quạt Iak-52 sẽ được trải nghiệm thế nào là sức mạnh của một chiến đấu cơ thực sự khi giờ đây họ đã có thể bay được với tốc độ lên tới gần 1000 km/h. Nguồn ảnh: Airliners.Thời gian bay liên tục của L-39 cũng rất dài, tối đa lên tới 2 tiếng 30 phút và có trần bay 11.0000 mét. Cho phép học viên rèn luyện sức chịu đựng và quen dần với việc tác chiến ở độ cao lớn. Nguồn ảnh: VTV.Chinh phục được L-39, vượt qua mọi bải kiểm tra lý thuyết cũng như kiếm được cái "gật đầu" của huấn luyện viên sau mỗi chuyến bay thực hành sẽ giúp giấc mơ Su-22, Su-27 hay Su-30 tiến gần tầm với của các học viên phi công hơn bao giờ hết. Nguồn ảnh: Airliners.Mặc dù vậy, do tuổi đời đã quá cao kèm theo đó là các yêu cầu huấn luyện ngày càng tăng, Không quân Việt Nam đã quyết định nhập biên Yak-130 trong thời gian tới. Đây không khác gì "lệnh về hưu" với L-39 - loại máy bay đã huấn luyện không biết bao nhiêu phi công cho không quân Việt Nam, nay cuối cùng cũng đã được yên nghỉ - như chính đất mẹ nơi nó sinh ra. Mời độc giả xem Video: Máy bay L-39 trong quân đội Thái Lan.
L-39 Albatros là loại máy bay phản lực huấn luyện của không quân Việt Nam. Mọi phi công chiến đấu của lực lượng không quân nếu muốn được trèo vào khoang lái của Su-22, Su-27 hay Su-30 trước hết đều phải bay "mòn cánh" với loại máy bay này. Nguồn ảnh: Lee Ann Quann.
Sau khi huấn luyện thành thạo với loại máy bay sử dụng động cơ cánh quạt là Iak-52, các phi công học viên sẽ được bước vào thử thách mới - chinh phục bầu trời bằng đôi cánh phản lực L-39. Nguồn ảnh: Lee Ann Quann.
Hiện tại, đây cũng là loại phản lực cơ huấn luyện duy nhất của không quân ta nên không là nói quá khi cho rằng, mọi phi công chiến đấu của ta đều phải... lái thạo loại máy bay này. Nguồn ảnh: Lee Ann Quann.
Được chế tạo bở Tiệp Khắc từ những năm 60 của thế kỷ trước, tới nay, hầu hết những chiếc L-39 được chúng ta sử dụng trong biên chế đều đã rất "già". Thậm chí, quê hương của những chiếc L-39 là Tiệp Khắc tới nay cũng đã tan rã, không còn tồn tại trên bản đồ thế giới. Nguồn ảnh: Lee Ann Quann.
Ấy vậy mà nhờ những tính năng ưu việt, chi phí vận hành rẻ và hiệu quả trong huấn luyện cao, L-39 đã từng được coi là loại huấn luyện cơ phổ biến nhất thế giới, bất chấp việc "quê nhà" của nó nay đã không còn. Nguồn ảnh: Airliners.
Với L-39, học viên phi công sau khi vừa trải qua khóa huấn luyện bay với máy bay cánh quạt Iak-52 sẽ được trải nghiệm thế nào là sức mạnh của một chiến đấu cơ thực sự khi giờ đây họ đã có thể bay được với tốc độ lên tới gần 1000 km/h. Nguồn ảnh: Airliners.
Thời gian bay liên tục của L-39 cũng rất dài, tối đa lên tới 2 tiếng 30 phút và có trần bay 11.0000 mét. Cho phép học viên rèn luyện sức chịu đựng và quen dần với việc tác chiến ở độ cao lớn. Nguồn ảnh: VTV.
Chinh phục được L-39, vượt qua mọi bải kiểm tra lý thuyết cũng như kiếm được cái "gật đầu" của huấn luyện viên sau mỗi chuyến bay thực hành sẽ giúp giấc mơ Su-22, Su-27 hay Su-30 tiến gần tầm với của các học viên phi công hơn bao giờ hết. Nguồn ảnh: Airliners.
Mặc dù vậy, do tuổi đời đã quá cao kèm theo đó là các yêu cầu huấn luyện ngày càng tăng, Không quân Việt Nam đã quyết định nhập biên Yak-130 trong thời gian tới. Đây không khác gì "lệnh về hưu" với L-39 - loại máy bay đã huấn luyện không biết bao nhiêu phi công cho không quân Việt Nam, nay cuối cùng cũng đã được yên nghỉ - như chính đất mẹ nơi nó sinh ra.
Mời độc giả xem Video: Máy bay L-39 trong quân đội Thái Lan.