Trận Bạch Đằng diễn ra vào năm 938 sau công nguyên tại Sông Bạch Đằng, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam. Đây là trận chiến đi vào sử sách Việt Nam khi nó đã đánh dấu chấm dứt hoàn toàn thời kỳ Bắc thuộc dài đến hàng nghìn năm của người dân Việt. Nguồn ảnh: Trithuc.Dưới sự chỉ huy của Ngô Quyền và chiến thuật đóng cọc xuống lòng sông, lực lượng Tĩnh Hải quân (chưa có tên gọi chính thức) đã khiến quân Nam Hán bất ngờ, dẫn đến kết cục thất bại thảm hại trên sông Bạch Đằng, tướng Lưu Hoằng Tháo của Nam Hán không kịp chạy, tử trận ngay trên đất Nam. Ảnh: Di tích cọc trên sông Bạch Đằng được khai quật năm 2014. Nguồn ảnh: VNCgarden.Ít ai ngờ rằng, hơn 1.000 năm sau, chính xác là 1.006 năm sau, trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, chiến thuật đóng cọc này vẫn còn có tác dụng đến không ngờ, khiến lực lượng quân Đồng Minh phải khốn đốn khi tìm cách đổ bộ lên đất Pháp vào năm 1944 sau công nguyên. Nguồn ảnh: Military.Giống với trận bạch đằng, những cọc gỗ trên bãi biển Normandy thuộc tuyến phòng thủ Đại Tây Dương được Đức quốc xã xây dựng cực kỳ chắc chắn nhằm chống lại các tàu đổ bộ của Đồng Minh. Điểm cải tiến duy nhất của những chiếc cọc này đó là nó được cấu tạo theo kiểu 3 chân thay vì cọc đóng thẳng đứng như ở... sông Bạch Đằng. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong ngày đổ bộ 6/6/1944. Những chiếc cọc này đã trở thành một trở ngại cực kỳ kiên cố, không cho Đồng Minh triển khai các xe tăng hay tàu đổ bộ vào gần bờ trong những đợt tấn công đầu tiên. Nguồn ảnh: Pinterest.Hình ảnh được máy bay do thám của quân Đồng Minh ghi lại cảnh tượng chi chít cọc gỗ và những bệ khối cọc sắt được quân Đức bầy ra để cản đường xe tăng, bộ binh và các phương tiện cơ giới của Đồng Minh tiến quân lên bãi biển. Nguồn ảnh: Gettyimg.Quân đội Đồng Minh đã phải rất vất vả, sử dụng bọc phá và các loại mìn để phá những vật cản này trên bãi biển ngay dưới làn mưa đạn của Phát xít Đức nhằm dọn đường cho thiết giáp, xe tăng và cơ giới tiếp cận được bờ biển. Nguồn ảnh: Histomil.Cũng may cho lực lượng Đồng Minh, nếu không có những chiếc cọc này, binh lính của họ trên bãi biển sẽ hoàn toàn "không nơi nương tựa", không có bất cứ vật che chắn nào khi tiến quân vào bãi biển Normandy, mở ra mặt trận thứ hai ở châu Âu khi CTTG 2 gần như đã tới hồi kết. Nguồn ảnh: Pinterest.Có thể coi, chiến thuật đóng cọc trên sông Bạch Đằng đã đi vào sử sách quân sự thế giới, lưu truyền cho đến muôn đời và được các đội quân nhà nghề, thiện chiến sau này học hỏi lại. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào rằng nghệ thuật chiến tranh của Việt Nam đã lưu danh muôn đời, dù rằng, ở sông Bạch Đằng thì Ngô Quyền đã thắng, còn trên bãi biển Normandy 1006 năm sau, Phát xít Đức đã thua. Nguồn ảnh: Histomil.
Trận Bạch Đằng diễn ra vào năm 938 sau công nguyên tại Sông Bạch Đằng, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam. Đây là trận chiến đi vào sử sách Việt Nam khi nó đã đánh dấu chấm dứt hoàn toàn thời kỳ Bắc thuộc dài đến hàng nghìn năm của người dân Việt. Nguồn ảnh: Trithuc.
Dưới sự chỉ huy của Ngô Quyền và chiến thuật đóng cọc xuống lòng sông, lực lượng Tĩnh Hải quân (chưa có tên gọi chính thức) đã khiến quân Nam Hán bất ngờ, dẫn đến kết cục thất bại thảm hại trên sông Bạch Đằng, tướng Lưu Hoằng Tháo của Nam Hán không kịp chạy, tử trận ngay trên đất Nam. Ảnh: Di tích cọc trên sông Bạch Đằng được khai quật năm 2014. Nguồn ảnh: VNCgarden.
Ít ai ngờ rằng, hơn 1.000 năm sau, chính xác là 1.006 năm sau, trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, chiến thuật đóng cọc này vẫn còn có tác dụng đến không ngờ, khiến lực lượng quân Đồng Minh phải khốn đốn khi tìm cách đổ bộ lên đất Pháp vào năm 1944 sau công nguyên. Nguồn ảnh: Military.
Giống với trận bạch đằng, những cọc gỗ trên bãi biển Normandy thuộc tuyến phòng thủ Đại Tây Dương được Đức quốc xã xây dựng cực kỳ chắc chắn nhằm chống lại các tàu đổ bộ của Đồng Minh. Điểm cải tiến duy nhất của những chiếc cọc này đó là nó được cấu tạo theo kiểu 3 chân thay vì cọc đóng thẳng đứng như ở... sông Bạch Đằng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong ngày đổ bộ 6/6/1944. Những chiếc cọc này đã trở thành một trở ngại cực kỳ kiên cố, không cho Đồng Minh triển khai các xe tăng hay tàu đổ bộ vào gần bờ trong những đợt tấn công đầu tiên. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hình ảnh được máy bay do thám của quân Đồng Minh ghi lại cảnh tượng chi chít cọc gỗ và những bệ khối cọc sắt được quân Đức bầy ra để cản đường xe tăng, bộ binh và các phương tiện cơ giới của Đồng Minh tiến quân lên bãi biển. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Quân đội Đồng Minh đã phải rất vất vả, sử dụng bọc phá và các loại mìn để phá những vật cản này trên bãi biển ngay dưới làn mưa đạn của Phát xít Đức nhằm dọn đường cho thiết giáp, xe tăng và cơ giới tiếp cận được bờ biển. Nguồn ảnh: Histomil.
Cũng may cho lực lượng Đồng Minh, nếu không có những chiếc cọc này, binh lính của họ trên bãi biển sẽ hoàn toàn "không nơi nương tựa", không có bất cứ vật che chắn nào khi tiến quân vào bãi biển Normandy, mở ra mặt trận thứ hai ở châu Âu khi CTTG 2 gần như đã tới hồi kết. Nguồn ảnh: Pinterest.
Có thể coi, chiến thuật đóng cọc trên sông Bạch Đằng đã đi vào sử sách quân sự thế giới, lưu truyền cho đến muôn đời và được các đội quân nhà nghề, thiện chiến sau này học hỏi lại. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào rằng nghệ thuật chiến tranh của Việt Nam đã lưu danh muôn đời, dù rằng, ở sông Bạch Đằng thì Ngô Quyền đã thắng, còn trên bãi biển Normandy 1006 năm sau, Phát xít Đức đã thua. Nguồn ảnh: Histomil.