Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang tháng thứ 7, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao, đến tận bây giờ, Nga vẫn cố né tránh các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine? Hiện Ukraine có 7 đường cao tốc và cầu đường sắt qua sông Dnepr, nếu chúng bị gián đoạn, Nga có thể ngăn chặn những cuộc phản công của quân đội Ukraine.Ngược lại, cứ hai đến ba ngày, tên lửa HIMARS của Ukraine lại tấn công các cầu trọng yếu trong khu vực do quân đội Nga kiểm soát, dẫn đến việc quân đội Nga chỉ còn dựa vào cầu phao hoặc phà để đảm bảo vận chuyển hậu cần.Sĩ quan quân đội Nga Yuri Kotnock cho biết, Quân đội Nga có thể giành ưu thế nếu họ bắt đầu tấn công ba loại mục tiêu: Cơ sở hạ tầng, nhà máy điện và cầu bắc qua sông Dnepr.Ông Kotnock tin rằng, nếu tấn công những mục tiêu trên, là đủ để hạ gục mọi thứ ở Ukraine. Trớ trêu thay, Nga biết tọa độ vị trí của cơ sở hạ tầng Ukraine, chỉ cần phá hủy nó mà không cần sử dụng tên lửa, nhưng Nga không làm.Ngay cả các phóng viên chiến trường phương Tây cũng thực sự không hiểu tại sao Quân đội Nga lại không phản ứng theo cách Ukraine tiến hành với Nga? Rõ ràng rằng, quân đội Nga có nhiều cách để gây rối hậu phương của Ukraine, nhưng Moscow vẫn chưa thực hiện.Có thông tin cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp quân sự của Nga đang gặp khó khăn trong sản xuất vũ khí, vì nhiều linh kiện phải nhập của nước ngoài, nhất là linh kiện điện tử hiện đã bị đóng băng. Tuy nhiên, các đòn phản công của Nga trong những ngày gần đây, đã chứng minh rằng Moscow không hề thiếu tên lửa.
Để phá hủy cây cầu, thì cần một loại vũ khí có sức công phá lớn hoặc tên lửa có độ chính xác cao. Độ chính xác của tên lửa HIMARS của Mỹ là khoảng 1-2 mét và độ chính xác của tên lửa Nga chỉ khoảng 5 mét, do hệ thống vệ tinh GLONASS của Nga kém chính xác hơn so với hệ thống GPS của phương Mỹ. Do đó, để phá hủy cây cầu, chi phí cho đòn tấn công của Nga là rất cao và phải sử dụng tên lửa hành trình Calibre. Kể từ khi bắt đầu xung đột, quân đội Nga đã phóng hơn 3.000 tên lửa hành trình,. Trong khi đó, Quân đội Ukraine có thể đạt được các cuộc tấn công chính xác chỉ với tên lửa HIMARS với chi phí thấp hơn. Ngoài ra, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là ngay cả tên lửa hành trình cũng chỉ có thể làm hỏng bề mặt cầu, tạo ra một vài lỗ hổng; nhưng tên lửa gần như không thể phá hủy các trụ đỡ cầu hết sức kiên cố.Cầu là một công trình kiến trúc rất phức tạp; trên thực tế, tên lửa có thể gây sát thương rất tốt khi phá hủy các mục tiêu sinh lực hoặc với nhà cửa kết cấu giản đơn. Nhưng khó có thể phá hủy trụ cầu kiên cố.Các hình ảnh cho thấy, quân đội Ukraine đã tấn công cây cầu Antonov ở Kherson rất nhiều lần và cây cầu vẫn đứng vững. Tên lửa HIMARS đã bắn trúng chính xác, làm thủng 8 lỗ hổng lớn nhưng không làm cây cầu bị ảnh hưởng lớn. Vì vậy, những tên lửa tiên tiến của phương Tây tỏ ra không mấy hiệu quả trong việc phá vỡ cơ sở hạ tầng.Tất nhiên, Nga có các loại tên lửa khác nhau, ví dụ tên lửa siêu thanh Dagger; nhưng loại tên lửa này không được thiết kế để phá hủy các cây cầu, mà để xuyên thủng các công sự và cấu trúc dưới lòng đất. Vì vậy, quân đội Nga có thể không tính đến việc dùng tên lửa Dagger tấn công những cây cầu bắc qua sông Dnepr.Phương án tiếp theo là sử dụng đặc nhiệm, thâm nhập cài đặt bom mìn để phá hỏng hoàn toàn. Tuy nhiên với các vị trí chiến lược của những cây cầu này, việc phá hỏng hoàn toàn - đồng nghĩa với việc hậu quả sẽ kéo dài tới tương lai, và khó có thể đoán trước được rằng, trong tương lai liệu Nga có cần tới những cây cầu này hay không.Trên thực tế, tất cả kinh nghiệm về xung đột quân sự hiện đại, từ đầu Thế chiến thứ hai đến vụ ném bom Nam Tư và kết thúc chiến tranh ở Syria, đều cho thấy rõ ràng rằng, cơ sở hạ tầng hiện đại là một hệ thống rất khó sửa chữa. Do đó, có thể Nga không ném bom phá hủy các cây cầu. Nhưng có một vấn đề khác đó là, nhờ các kỹ sư Liên Xô, cơ sở hạ tầng của Ukraine phát triển đến mức bây giờ và muốn phá hủy các cây cầu bắc qua sông Dnepr, thì phải dùng hỏa lực cực mạnh, thậm chí tới mức vũ khí hạt nhân.Do đó, thay vì dốc sức tấn công mục tiêu mang tính chiến lược quá lớn như các cây cầu qua sống Dnepr, cả Nga và Ukraine lựa chọn cách an toàn nhất đó là "bỏ qua" các mục tiêu này ở thời điểm hiện tại.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang tháng thứ 7, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao, đến tận bây giờ, Nga vẫn cố né tránh các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine? Hiện Ukraine có 7 đường cao tốc và cầu đường sắt qua sông Dnepr, nếu chúng bị gián đoạn, Nga có thể ngăn chặn những cuộc phản công của quân đội Ukraine.
Ngược lại, cứ hai đến ba ngày, tên lửa HIMARS của Ukraine lại tấn công các cầu trọng yếu trong khu vực do quân đội Nga kiểm soát, dẫn đến việc quân đội Nga chỉ còn dựa vào cầu phao hoặc phà để đảm bảo vận chuyển hậu cần.
Sĩ quan quân đội Nga Yuri Kotnock cho biết, Quân đội Nga có thể giành ưu thế nếu họ bắt đầu tấn công ba loại mục tiêu: Cơ sở hạ tầng, nhà máy điện và cầu bắc qua sông Dnepr.
Ông Kotnock tin rằng, nếu tấn công những mục tiêu trên, là đủ để hạ gục mọi thứ ở Ukraine. Trớ trêu thay, Nga biết tọa độ vị trí của cơ sở hạ tầng Ukraine, chỉ cần phá hủy nó mà không cần sử dụng tên lửa, nhưng Nga không làm.
Ngay cả các phóng viên chiến trường phương Tây cũng thực sự không hiểu tại sao Quân đội Nga lại không phản ứng theo cách Ukraine tiến hành với Nga? Rõ ràng rằng, quân đội Nga có nhiều cách để gây rối hậu phương của Ukraine, nhưng Moscow vẫn chưa thực hiện.
Có thông tin cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp quân sự của Nga đang gặp khó khăn trong sản xuất vũ khí, vì nhiều linh kiện phải nhập của nước ngoài, nhất là linh kiện điện tử hiện đã bị đóng băng. Tuy nhiên, các đòn phản công của Nga trong những ngày gần đây, đã chứng minh rằng Moscow không hề thiếu tên lửa.
Để phá hủy cây cầu, thì cần một loại vũ khí có sức công phá lớn hoặc tên lửa có độ chính xác cao. Độ chính xác của tên lửa HIMARS của Mỹ là khoảng 1-2 mét và độ chính xác của tên lửa Nga chỉ khoảng 5 mét, do hệ thống vệ tinh GLONASS của Nga kém chính xác hơn so với hệ thống GPS của phương Mỹ.
Do đó, để phá hủy cây cầu, chi phí cho đòn tấn công của Nga là rất cao và phải sử dụng tên lửa hành trình Calibre. Kể từ khi bắt đầu xung đột, quân đội Nga đã phóng hơn 3.000 tên lửa hành trình,. Trong khi đó, Quân đội Ukraine có thể đạt được các cuộc tấn công chính xác chỉ với tên lửa HIMARS với chi phí thấp hơn.
Ngoài ra, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là ngay cả tên lửa hành trình cũng chỉ có thể làm hỏng bề mặt cầu, tạo ra một vài lỗ hổng; nhưng tên lửa gần như không thể phá hủy các trụ đỡ cầu hết sức kiên cố.
Cầu là một công trình kiến trúc rất phức tạp; trên thực tế, tên lửa có thể gây sát thương rất tốt khi phá hủy các mục tiêu sinh lực hoặc với nhà cửa kết cấu giản đơn. Nhưng khó có thể phá hủy trụ cầu kiên cố.
Các hình ảnh cho thấy, quân đội Ukraine đã tấn công cây cầu Antonov ở Kherson rất nhiều lần và cây cầu vẫn đứng vững. Tên lửa HIMARS đã bắn trúng chính xác, làm thủng 8 lỗ hổng lớn nhưng không làm cây cầu bị ảnh hưởng lớn. Vì vậy, những tên lửa tiên tiến của phương Tây tỏ ra không mấy hiệu quả trong việc phá vỡ cơ sở hạ tầng.
Tất nhiên, Nga có các loại tên lửa khác nhau, ví dụ tên lửa siêu thanh Dagger; nhưng loại tên lửa này không được thiết kế để phá hủy các cây cầu, mà để xuyên thủng các công sự và cấu trúc dưới lòng đất. Vì vậy, quân đội Nga có thể không tính đến việc dùng tên lửa Dagger tấn công những cây cầu bắc qua sông Dnepr.
Phương án tiếp theo là sử dụng đặc nhiệm, thâm nhập cài đặt bom mìn để phá hỏng hoàn toàn. Tuy nhiên với các vị trí chiến lược của những cây cầu này, việc phá hỏng hoàn toàn - đồng nghĩa với việc hậu quả sẽ kéo dài tới tương lai, và khó có thể đoán trước được rằng, trong tương lai liệu Nga có cần tới những cây cầu này hay không.
Trên thực tế, tất cả kinh nghiệm về xung đột quân sự hiện đại, từ đầu Thế chiến thứ hai đến vụ ném bom Nam Tư và kết thúc chiến tranh ở Syria, đều cho thấy rõ ràng rằng, cơ sở hạ tầng hiện đại là một hệ thống rất khó sửa chữa. Do đó, có thể Nga không ném bom phá hủy các cây cầu.
Nhưng có một vấn đề khác đó là, nhờ các kỹ sư Liên Xô, cơ sở hạ tầng của Ukraine phát triển đến mức bây giờ và muốn phá hủy các cây cầu bắc qua sông Dnepr, thì phải dùng hỏa lực cực mạnh, thậm chí tới mức vũ khí hạt nhân.
Do đó, thay vì dốc sức tấn công mục tiêu mang tính chiến lược quá lớn như các cây cầu qua sống Dnepr, cả Nga và Ukraine lựa chọn cách an toàn nhất đó là "bỏ qua" các mục tiêu này ở thời điểm hiện tại.