Vào thập niên 1970, khi mối quan hệ giữa Liên Xô và Ai Cập còn đang là đồng minh của nhau; lúc này cuộc xung đột Ai Cập và Israel đang ở giai đoạn cao nhất, khi Israel chiếm đóng bán đảo Sinai của Ai Cập và phong tỏa hoàn toàn kênh đào Suez; hai bên luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến tranh.Lúc này Quân đội Liên Xô đang hỗ trợ toàn diện cho Ai Cập, trong đó có cả việc Không quân Liên Xô cử một phi đội sang, vừa làm nhiệm vụ huấn luyện cho Không quân Ai Cập, vừa sẵn sàng chiến đấu với Không quân Israel.Lực lượng Không quân Israel quyết tâm “đánh một trận sống mái” với Không quân Liên Xô, với mục đích là hạ thấp uy thế của Không quân Liên Xô. Những phi công giỏi nhất đã được tập trung, và Kế hoạch phục kích Không quân Liên Xô có tên “Rimon 20” ra đời. Hosni Mubarak lúc đó là Tư lệnh lực lượng không quân Ai Cập vào năm 1970 sau này thừa nhận, phía Ai Cập biết trước rằng, có một chiếc bẫy trên không đang được chuẩn bị cho người Nga, nhưng họ không thể thuyết phục được chỉ huy của Liên Xô về điều này. Các phi công Ai Cập đã tức giận với các đồng nghiệp Liên Xô vì thái độ ngạo mạn của họ với “những người anh em trong vòng tay”; những phi công Nga được cho là đã liên tục dạy phi công Ai Cập cách làm thế nào để chiến thắng được người Do Thái. Vì vậy, Mubarak nghĩ, sẽ thật tốt nếu chính người Nga được dạy về sự khôn ngoan; vậy chiếc bẫy đã được người Israel sắp xếp như thế nào? Nhà sử học Israel Shlomo Aloni đã viết, “Rimon 20” là một kế hoạch rất đơn giản, nhưng thực sự hiệu quả. Theo kế hoạch đã được tập luyện nhuần nhuyễn, 4 chiếc Mirages III xếp thành từng cặp, giống như máy bay trinh sát và bay ở độ cao thông thường để trinh sát, với mục đích là “nhử” máy bay Liên Xô cất cánh. Khi đến gần khu vực các radar của Ai Cập, 4 phi đội Israel gồm những chiếc F-4E mới nhất, vừa được Mỹ trang bị và những chiếc Mirages III, do những phi công được đào tạo bài bản và kinh nghiệm nhất, sẽ “phục” ở độ cao thấp, mà radar của Ai Cập không thể phát hiện.Một phi công Liên Xô tham gia vào trận đánh đó là Alexander Akimenkov, sau này đã viết hồi ký đã mô tả trong cuốn sách của mình. Theo Akimenkov, người Israel muốn trả thù Không quân Liên Xô vì đã đánh chặn các cuộc tấn công của Israel, và thậm chí đã làm bắn rơi một chiếc A-4 Skyhawk của Israel, bằng một tên lửa không đối không vào ngày 25/7/1970.Diễn biến trận chiến của những chiếc MiG-21 của Phi đội 3, thuộc Trung đoàn không quân tiêm kích 135; khi được lệnh, những chiếc máy bay này đã từ sân bay Kov-Avshim xuất kích, để tiêu diệt những con “chim mồi” Mirages, tuy nhiên khi tiếp cận gần, những chiếc Mirages đã nhanh chóng rút khỏi trận địa. Chỉ trong ít phút, những “Con mồi” đã nhanh chóng biến thành 16 chiếc F-4 và Mirage III. Và chỉ trong vòng ba phút, năm chiếc MiG-21 bị bắn hạ, hai chiếc trúng tên lửa của F-4, hai chiếc do Mirage bắn và một chiếc trúng hỏa lực phối hợp của phi đội Israel. Theo hồi ký của Akimenkov, khi cặp MiG-21 đầu tiên đang bay vào vùng không chiến, thì đột ngột mất “con mồi”, và bất ngờ xuất hiện những chiếc F-4 và Mirage III như từ “dưới đất chui lên”. Chiếc MiG-21 số một bị bắn rơi; chiếc MiG-21 thứ hai, đóng vai trò yểm trợ cho chiếc thứ nhất, chưa kịp khóa mục tiêu đã bị trúng tên lửa của một chiếc Mirage. Trong cặp MiG-21 thứ hai, một trong hai tiêm kích đã bị trúng tên lửa của chiếc F-4E vào đuôi máy bay. Phi công đã kịp nhảy dù thoát ra, khi tiếp đất, anh ta bị thương ở cột sống, nhưng sau khi điều trị một thời gian, anh ta đã trở lại làm nhiệm vụ.Đội trưởng của cặp MiG-21 thứ hai đã bị bắn hạ, vì anh ta không thể nhanh chóng xác định được mục tiêu và thực hiện các động tác cơ động tránh tên lửa cần thiết; phi công cũng kịp nhảy dù, nhưng rơi vào địa hình toàn núi đá.Kết quả là phi công Nikolai Yurchenko và Vladimir Zhuravlev hy sinh, phi công Yevgeny Yakovlev kịp nhảy dù; phi công Sergei Syrkin sống sót sau khi hạ cánh, mặc dù bị thương. Chiếc MiG-21 thứ 5 bị bắn rơi, nhưng sau cuộc không chiến, chiếc MiG-21 này đã hạ cánh xuống một sân bay dã chiến, phi công sống sót.Trong trận chiến kéo dài chỉ 3 phút này, các phi công Liên Xô chỉ hạ được một chiếc Mirage do Thiếu tá Không quân Israel Asher Snir điều khiển. Sức mạnh của tên lửa R-3S hóa ra không đủ, khi chiếc Mirage vẫn cố gắng bay đến căn cứ không quân Redifim và hạ cánh an toàn. Vụ việc đã gây sốc cho giới lãnh đạo Liên Xô và ngay lập tức họ đã ngừng các chuyến bay hàng không quân sự trong khu vực. Và sau đó, Không quân Liên Xô không tham gia bất kỳ hoạt động quân sự nào khác ở Ai Cập.Như Alexander Akimenkov đã viết, phi đội đã mất ba sĩ quan và bốn máy bay chiến đấu trong một trận chiến ác liệt; đây là thất bại đáng xấu hổ nhất của các phi công Liên Xô bởi tính chủ quan, ngạo mạn và khinh địch. Sau này cả ba phi công Liên Xô hy sinh đều được truy tặng Huân chương Biểu ngữ Đỏ và Ngôi sao Quân đội Ai Cập.
Vào thập niên 1970, khi mối quan hệ giữa Liên Xô và Ai Cập còn đang là đồng minh của nhau; lúc này cuộc xung đột Ai Cập và Israel đang ở giai đoạn cao nhất, khi Israel chiếm đóng bán đảo Sinai của Ai Cập và phong tỏa hoàn toàn kênh đào Suez; hai bên luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến tranh.
Lúc này Quân đội Liên Xô đang hỗ trợ toàn diện cho Ai Cập, trong đó có cả việc Không quân Liên Xô cử một phi đội sang, vừa làm nhiệm vụ huấn luyện cho Không quân Ai Cập, vừa sẵn sàng chiến đấu với Không quân Israel.
Lực lượng Không quân Israel quyết tâm “đánh một trận sống mái” với Không quân Liên Xô, với mục đích là hạ thấp uy thế của Không quân Liên Xô. Những phi công giỏi nhất đã được tập trung, và Kế hoạch phục kích Không quân Liên Xô có tên “Rimon 20” ra đời.
Hosni Mubarak lúc đó là Tư lệnh lực lượng không quân Ai Cập vào năm 1970 sau này thừa nhận, phía Ai Cập biết trước rằng, có một chiếc bẫy trên không đang được chuẩn bị cho người Nga, nhưng họ không thể thuyết phục được chỉ huy của Liên Xô về điều này.
Các phi công Ai Cập đã tức giận với các đồng nghiệp Liên Xô vì thái độ ngạo mạn của họ với “những người anh em trong vòng tay”; những phi công Nga được cho là đã liên tục dạy phi công Ai Cập cách làm thế nào để chiến thắng được người Do Thái.
Vì vậy, Mubarak nghĩ, sẽ thật tốt nếu chính người Nga được dạy về sự khôn ngoan; vậy chiếc bẫy đã được người Israel sắp xếp như thế nào? Nhà sử học Israel Shlomo Aloni đã viết, “Rimon 20” là một kế hoạch rất đơn giản, nhưng thực sự hiệu quả.
Theo kế hoạch đã được tập luyện nhuần nhuyễn, 4 chiếc Mirages III xếp thành từng cặp, giống như máy bay trinh sát và bay ở độ cao thông thường để trinh sát, với mục đích là “nhử” máy bay Liên Xô cất cánh.
Khi đến gần khu vực các radar của Ai Cập, 4 phi đội Israel gồm những chiếc F-4E mới nhất, vừa được Mỹ trang bị và những chiếc Mirages III, do những phi công được đào tạo bài bản và kinh nghiệm nhất, sẽ “phục” ở độ cao thấp, mà radar của Ai Cập không thể phát hiện.
Một phi công Liên Xô tham gia vào trận đánh đó là Alexander Akimenkov, sau này đã viết hồi ký đã mô tả trong cuốn sách của mình. Theo Akimenkov, người Israel muốn trả thù Không quân Liên Xô vì đã đánh chặn các cuộc tấn công của Israel, và thậm chí đã làm bắn rơi một chiếc A-4 Skyhawk của Israel, bằng một tên lửa không đối không vào ngày 25/7/1970.
Diễn biến trận chiến của những chiếc MiG-21 của Phi đội 3, thuộc Trung đoàn không quân tiêm kích 135; khi được lệnh, những chiếc máy bay này đã từ sân bay Kov-Avshim xuất kích, để tiêu diệt những con “chim mồi” Mirages, tuy nhiên khi tiếp cận gần, những chiếc Mirages đã nhanh chóng rút khỏi trận địa.
Chỉ trong ít phút, những “Con mồi” đã nhanh chóng biến thành 16 chiếc F-4 và Mirage III. Và chỉ trong vòng ba phút, năm chiếc MiG-21 bị bắn hạ, hai chiếc trúng tên lửa của F-4, hai chiếc do Mirage bắn và một chiếc trúng hỏa lực phối hợp của phi đội Israel.
Theo hồi ký của Akimenkov, khi cặp MiG-21 đầu tiên đang bay vào vùng không chiến, thì đột ngột mất “con mồi”, và bất ngờ xuất hiện những chiếc F-4 và Mirage III như từ “dưới đất chui lên”. Chiếc MiG-21 số một bị bắn rơi; chiếc MiG-21 thứ hai, đóng vai trò yểm trợ cho chiếc thứ nhất, chưa kịp khóa mục tiêu đã bị trúng tên lửa của một chiếc Mirage.
Trong cặp MiG-21 thứ hai, một trong hai tiêm kích đã bị trúng tên lửa của chiếc F-4E vào đuôi máy bay. Phi công đã kịp nhảy dù thoát ra, khi tiếp đất, anh ta bị thương ở cột sống, nhưng sau khi điều trị một thời gian, anh ta đã trở lại làm nhiệm vụ.
Đội trưởng của cặp MiG-21 thứ hai đã bị bắn hạ, vì anh ta không thể nhanh chóng xác định được mục tiêu và thực hiện các động tác cơ động tránh tên lửa cần thiết; phi công cũng kịp nhảy dù, nhưng rơi vào địa hình toàn núi đá.
Kết quả là phi công Nikolai Yurchenko và Vladimir Zhuravlev hy sinh, phi công Yevgeny Yakovlev kịp nhảy dù; phi công Sergei Syrkin sống sót sau khi hạ cánh, mặc dù bị thương. Chiếc MiG-21 thứ 5 bị bắn rơi, nhưng sau cuộc không chiến, chiếc MiG-21 này đã hạ cánh xuống một sân bay dã chiến, phi công sống sót.
Trong trận chiến kéo dài chỉ 3 phút này, các phi công Liên Xô chỉ hạ được một chiếc Mirage do Thiếu tá Không quân Israel Asher Snir điều khiển. Sức mạnh của tên lửa R-3S hóa ra không đủ, khi chiếc Mirage vẫn cố gắng bay đến căn cứ không quân Redifim và hạ cánh an toàn.
Vụ việc đã gây sốc cho giới lãnh đạo Liên Xô và ngay lập tức họ đã ngừng các chuyến bay hàng không quân sự trong khu vực. Và sau đó, Không quân Liên Xô không tham gia bất kỳ hoạt động quân sự nào khác ở Ai Cập.
Như Alexander Akimenkov đã viết, phi đội đã mất ba sĩ quan và bốn máy bay chiến đấu trong một trận chiến ác liệt; đây là thất bại đáng xấu hổ nhất của các phi công Liên Xô bởi tính chủ quan, ngạo mạn và khinh địch. Sau này cả ba phi công Liên Xô hy sinh đều được truy tặng Huân chương Biểu ngữ Đỏ và Ngôi sao Quân đội Ai Cập.