Trong số các chiến dịch nổi danh nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới, chắc hẳn nếu như bạn thực sự quan tâm hay tìm hiểu, không bao giờ thấy thiếu sự xuất hiện của cái tên – Chiến dịch Bão táp Sa mạc, một chiến dịch được thực hiện bởi Lực lượng Liên minh do Mỹ dẫn đầu.Chiến dịch Bão táp Sa mạc nổi tiếng này đã tạo ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới, không chỉ với riêng Quân đội Mỹ hay Lực lượng Liên minh lúc đó, mà là cho cả thế giới, một kỷ nguyên mà tác chiến bằng vũ khí công nghệ cao đã được mở ra.Vào ngày 17/1/1991, Mỹ đã dẫn đầu lực lượng là liên minh của tới 35 quốc gia để bắt đầu cuộc tấn công vào Iraq, theo lệnh của Tổng thống Mỹ đương thời, ông George HW.Bush (hay còn được gọi với cái tên là Bush “cha”).Chiến dịch này được thực hiện là nhằm mục tiêu đáp trả lại sự xâm lược của Baghdad hướng về Kuwait lúc bấy giờ, khối liên minh do Mỹ dẫn đầu đã được huy động tại Saudi Arabia.Chiến dịch Bão táp Sa mạc đã được mở màn với một đợt tập kích ồ ạt và đầy uy lực bằng cách sử dụng các tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk nổi tiếng của Mỹ, hướng thẳng vào sâu bên trong vùng lãnh thổ Iraq.Đợt tập kích này đã đánh dấu việc, lần đầu tiên trong lịch sử có một chiến dịch quân sự trên thế giới sử dụng các tên lửa hành trình dẫn đường chuẩn xác để mở màn một cuộc chiến lớn.Lực lượng Liên minh này đã phóng ra tổng cộng tới 338 quả tên lửa Tomahawk Mỹ mạnh mẽ, xuyên suốt quãng thời gian mà Chiến dịch Bão táp Sa mạc này diễn ra. Kể từ đó về sau, loại tên lửa đầy uy lực này của Mỹ đã được biết đến với cái tên “sứ giả chiến tranh”, được Quân đội Mỹ tin tưởng giao trọng trách “mở màn” trong mọi chiến dịch quân sự khác.Và ngay theo sau đợt tấn công bằng tên lửa, đã có hàng loạt các cuộc không kích quy mô lớn với dàn “chim sắt” mạnh mẽ của Lực lượng Liên minh do Mỹ dẫn đầu hướng về Iraq.Trong 42 ngày diễn ra chiến dịch (từ 17/1/1991 – 28/2/1991), đã có hàng nghìn đợt tập kích đường không được liên minh thực hiện hướng tới Iraq, được đánh giá là có mức độ chuyên sâu nhất trong lịch sử quân sự thế giới.Lúc đó, Quân đội Iraq đã thực sự là hoàn toàn choáng ngợp, họ đã phản ứng một cách rất yếu ớt khi phải hứng chịu ồ ạt thứ sức mạnh tấn công mạnh mẽ này từ phía liên minh.Theo các nguồn tin không chính thức, áng chừng đã có tới 10.000 cuộc không kích được thực hiện hướng về Iraq, có khoảng 80.000 tấn bom đạn đã được ném thẳng xuống Iraq, tạo ra những cuộc oanh kích diện rộng với sức tàn phá “đáng sợ”.Mặc dù vậy, sau 42 ngày chinh chiến anh dũng, sau hàng nghìn cuộc tấn công đường không, ghi nhận lại tổn thất của liên minh do Mỹ dẫn đầu lại chỉ mất có 75 chiếc máy bay, đặt dấu mốc cho việc chiến dịch quân sự này trở thành chiến dịch đường không thành công nhất lịch sử quân sự thế giới.Ngoài chiến dịch đường không đã thành công vang dội ra, các chiến dịch mặt đất diễn ra trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc cũng là một thành công rất lớn đối với Quân đội Mỹ và liên quân 35 quốc gia.Lực lượng Tăng thiết giáp Mỹ lúc đó đã tỏ ra hoàn toàn áp đảo, họ áp đảo trên hầu như mọi phương diện so với Lực lượng Tăng thiết giáp Iraq hùng hậu, với nòng cốt là các chiến xa do Nga sản xuất.Ngược lại, lực lượng các xe tăng Nga của Iraq đã bị phá huỷ phấn lớn trong thời gian diễn ra chiến dịch, sau khi gánh chịu các đòn tấn công áp đảo từ liên quân.Có thể nhận xét rằng, Chiến dịch Bão táp Sa mạc đã chấm dứt được sự thống trị của xe tăng, nền tảng vũ khí được mệnh danh như “vua chiến trường” mặt đất.Xe tăng đã tỏ ra yếu đuối và dễ tổn thương, chịu hậu quả nặng nề, nhất là từ phía các vũ khí công nghệ cao được phóng từ chiến đấu cơ và trực thăng của Mỹ và liên minh Mỹ dẫn đầu.Chiến dịch quân sự này cũng nêu rõ được tầm quan trọng của các trực thăng quân sự, các trực thăng tấn công có thể hỗ trợ tốt trong hoả lực đường không tầm thấp, đặc biệt, chúng thực hiện các nhiệm vụ “tìm – diệt” các mục tiêu mặt đất rất tuyệt vời, điển hình với sự xuất hiện của các trực thăng AH-64D Apache tại đây.Về mẫu trực thăng tấn công AH-64D Apache Longbow này, đây là một trực thăng chiến đấu thuộc biên chế của Lục quân Mỹ, nền tảng này đã được trang bị từ năm 1986 với phiên bản đầu tiên.Nền tảng máy bay trực thăng chiến đấu Apache này cũng đã xuất hiện và chinh chiến cùng Mỹ qua rất nhiều mặt trận, nổi bật có thể kể tới Chiến tranh Panama (1989), một số cuộc chiến tại khu vực Trung Đông, v.v.Trực thăng Apache được Mỹ phát triển với 2 chỗ ngồi cho phi hành đoàn, sử dụng động cơ tua bin mạnh mẽ, đảm bảo cho nó có thể bay với vận tốc tối đa lên tới 276km/h, tầm bay tối ưu đạt trên 400km, cùng với đó là hệ thống vũ trang chống thiết giáp tối ưu bậc nhất của Mỹ.Từ đó, trực thăng chiến đấu quân sự đã dần dần trở thành một thứ vũ khí tối ưu trên chiến trường, trở thành những “sát thủ” đối với xe tăng, mở ra kỷ nguyên mới cho việc các nước đã theo chân Mỹ, phát triển nền tảng chiến đấu này để chống tăng một cách mạnh mẽ.Cụ thể thấy rõ sự tối ưu của chúng, khi Quân đội Iraq đã tổn thất tới khoảng 3.000 xe tăng, tới 2.000 xe thiết giáp trong suốt quãng thời gian mà Chiến dịch Bão táp Sa mạc diễn ra. Con số này là một tổn thất không hề nhỏ với Iraq lúc đó, tuy nhiên là có lẽ do họ đã bị choáng ngợp bởi sức mạnh “kinh hoàng” mà Mỹ cùng liên minh đưa tới.Còn về sự tối ưu của xe tăng Mỹ trên chiến trường mặt đất, góp phần trong thành công này là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) M1 Abrams của họ, cho thấy sự vượt trội của xe tăng Mỹ trên chiến trường.Các xe tăng Liên Xô mà Quân đội Iraq sử dụng trong cuộc chiến này như T-55, T-62, hay đặc biệt cả T-72 nổi tiếng đã tỏ ra khá “lép vế” khi đối đầu với chiến xa tối tân M1 Abrams của Mỹ.So sánh rõ rệt nhất là qua số lượng xe tăng tổn thất đôi bên, thì số lượng M1 Abrams mà Mỹ mất suốt Chiến dịch Bão táp Sa mạc này chỉ vẻn vẹn 31 chiếc, con số là quá nhỏ khi so với lượng chiến xa mà Quân đội Iraq thiệt hại.Thậm chí, theo như tựa báo Insider từng có bài đánh giá, M1 Abrams còn được mệnh danh là chiến xa số 1 thế giới, theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự và các kíp lái kỳ cựu được tổng hợp lại, đủ để cho thấy sức mạnh của nó vượt trội tới đâu.Và Chiến dịch Bão táp Sa mạc này còn mở ra một lĩnh vực mới mà thế giới cần phát triển mạnh mẽ, hệ thống phòng thủ tên lửa. Vì khi đó, Iraq đã sử dụng khoảng 88 tên lửa Scud đánh tới các mục tiêu liên quân, đặc biệt là nhắm vào Saudi Arabia và Israel.Mặc dù Mỹ đã vận hành các hệ thống phòng không tên lửa của mình lúc đó là Patriot để đánh chặn và tiến hành xây dựng lên hệ thống “lá chắn” tên lửa để tự vệ, song có vẻ không quá hiệu quả.Và cuối cùng, cũng tại Chiến dịch Bão táp Sa mạc này, giới chuyên gia đã đánh giá đây là một chiến dịch quân sự mang tính tiên phong trong việc sử dụng vũ khí công nghệ cao trên thế giới.Tại đây, Mỹ đã điều các máy bay ném bom tàng hình tối tân của mình là F-117A NightHawk, nhằm chuẩn bị một cách “chỉn chu” cho các đợt oanh kích lớn của phía liên quân về phía Iraq.Chiếc cường kích tàng hình F-117A này được phát triển bởi tập đoàn Lockheed Martin, nhập biên vào năm 1983, nhưng hiện đã “nghỉ hưu” từ năm 2008, với 65 chiếc được sản xuất tổng thể. Máy bay ném bom tàng hình NightHawk này của Mỹ có thể đạt tốc độ tối đa là 1.130km/h với bộ động cơ đôi mạnh mẽ của mình, với 2 khoang chứa, lực lượng vũ trang của nó bao gồm hơn 2 tấn tên lửa và bom được trang bị.Kết hợp với công nghệ tàng hình tân tiến của mình trong thời điểm đó, với sức mạnh và tốc độ của mình, oanh tạc cơ F-117A NightHawk đã tạo nên các đợt oanh kích quy mô lớn một cách thành công, tạo ưu thế vượt trội cho liên minh do Mỹ dẫn đầu.Sự thành công lần này của vũ khí công nghệ cao mà Mỹ sử dụng cũng đã đồng thời tạo nên một cái nhìn khác của thế giới, đã định hình các vấn đề quân sự thế giới trong nhiều thập niên tiếp theo sau này cho đến nay.Từ đó, Chiến dịch Bão táp Sa mạc đã trở thành một bài học kinh điển về tập kích đường không trong chiến tranh hiện đại, đặt một nền tảng lớn giúp Mỹ khẳng định rằng, Mỹ xứng đáng với vị thế cường quốc quân sự số 1 thế giới.Cũng nhờ đó, đến nay Mỹ đã có rất nhiều sự biến đổi trong công nghệ quân sự, các quốc gia dần dần theo chân Mỹ, nhìn vào chiến dịch quân sự này để định hình lại, ví dụ như các đối trọng quân sự với Mỹ là Nga và Trung Quốc, 2 nước này đã cố gắng để làm như điều mà Mỹ làm được tại Iraq trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trong số các chiến dịch nổi danh nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới, chắc hẳn nếu như bạn thực sự quan tâm hay tìm hiểu, không bao giờ thấy thiếu sự xuất hiện của cái tên – Chiến dịch Bão táp Sa mạc, một chiến dịch được thực hiện bởi Lực lượng Liên minh do Mỹ dẫn đầu.
Chiến dịch Bão táp Sa mạc nổi tiếng này đã tạo ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới, không chỉ với riêng Quân đội Mỹ hay Lực lượng Liên minh lúc đó, mà là cho cả thế giới, một kỷ nguyên mà tác chiến bằng vũ khí công nghệ cao đã được mở ra.
Vào ngày 17/1/1991, Mỹ đã dẫn đầu lực lượng là liên minh của tới 35 quốc gia để bắt đầu cuộc tấn công vào Iraq, theo lệnh của Tổng thống Mỹ đương thời, ông George HW.Bush (hay còn được gọi với cái tên là Bush “cha”).
Chiến dịch này được thực hiện là nhằm mục tiêu đáp trả lại sự xâm lược của Baghdad hướng về Kuwait lúc bấy giờ, khối liên minh do Mỹ dẫn đầu đã được huy động tại Saudi Arabia.
Chiến dịch Bão táp Sa mạc đã được mở màn với một đợt tập kích ồ ạt và đầy uy lực bằng cách sử dụng các tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk nổi tiếng của Mỹ, hướng thẳng vào sâu bên trong vùng lãnh thổ Iraq.
Đợt tập kích này đã đánh dấu việc, lần đầu tiên trong lịch sử có một chiến dịch quân sự trên thế giới sử dụng các tên lửa hành trình dẫn đường chuẩn xác để mở màn một cuộc chiến lớn.
Lực lượng Liên minh này đã phóng ra tổng cộng tới 338 quả tên lửa Tomahawk Mỹ mạnh mẽ, xuyên suốt quãng thời gian mà Chiến dịch Bão táp Sa mạc này diễn ra. Kể từ đó về sau, loại tên lửa đầy uy lực này của Mỹ đã được biết đến với cái tên “sứ giả chiến tranh”, được Quân đội Mỹ tin tưởng giao trọng trách “mở màn” trong mọi chiến dịch quân sự khác.
Và ngay theo sau đợt tấn công bằng tên lửa, đã có hàng loạt các cuộc không kích quy mô lớn với dàn “chim sắt” mạnh mẽ của Lực lượng Liên minh do Mỹ dẫn đầu hướng về Iraq.
Trong 42 ngày diễn ra chiến dịch (từ 17/1/1991 – 28/2/1991), đã có hàng nghìn đợt tập kích đường không được liên minh thực hiện hướng tới Iraq, được đánh giá là có mức độ chuyên sâu nhất trong lịch sử quân sự thế giới.
Lúc đó, Quân đội Iraq đã thực sự là hoàn toàn choáng ngợp, họ đã phản ứng một cách rất yếu ớt khi phải hứng chịu ồ ạt thứ sức mạnh tấn công mạnh mẽ này từ phía liên minh.
Theo các nguồn tin không chính thức, áng chừng đã có tới 10.000 cuộc không kích được thực hiện hướng về Iraq, có khoảng 80.000 tấn bom đạn đã được ném thẳng xuống Iraq, tạo ra những cuộc oanh kích diện rộng với sức tàn phá “đáng sợ”.
Mặc dù vậy, sau 42 ngày chinh chiến anh dũng, sau hàng nghìn cuộc tấn công đường không, ghi nhận lại tổn thất của liên minh do Mỹ dẫn đầu lại chỉ mất có 75 chiếc máy bay, đặt dấu mốc cho việc chiến dịch quân sự này trở thành chiến dịch đường không thành công nhất lịch sử quân sự thế giới.
Ngoài chiến dịch đường không đã thành công vang dội ra, các chiến dịch mặt đất diễn ra trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc cũng là một thành công rất lớn đối với Quân đội Mỹ và liên quân 35 quốc gia.
Lực lượng Tăng thiết giáp Mỹ lúc đó đã tỏ ra hoàn toàn áp đảo, họ áp đảo trên hầu như mọi phương diện so với Lực lượng Tăng thiết giáp Iraq hùng hậu, với nòng cốt là các chiến xa do Nga sản xuất.
Ngược lại, lực lượng các xe tăng Nga của Iraq đã bị phá huỷ phấn lớn trong thời gian diễn ra chiến dịch, sau khi gánh chịu các đòn tấn công áp đảo từ liên quân.
Có thể nhận xét rằng, Chiến dịch Bão táp Sa mạc đã chấm dứt được sự thống trị của xe tăng, nền tảng vũ khí được mệnh danh như “vua chiến trường” mặt đất.
Xe tăng đã tỏ ra yếu đuối và dễ tổn thương, chịu hậu quả nặng nề, nhất là từ phía các vũ khí công nghệ cao được phóng từ chiến đấu cơ và trực thăng của Mỹ và liên minh Mỹ dẫn đầu.
Chiến dịch quân sự này cũng nêu rõ được tầm quan trọng của các trực thăng quân sự, các trực thăng tấn công có thể hỗ trợ tốt trong hoả lực đường không tầm thấp, đặc biệt, chúng thực hiện các nhiệm vụ “tìm – diệt” các mục tiêu mặt đất rất tuyệt vời, điển hình với sự xuất hiện của các trực thăng AH-64D Apache tại đây.
Về mẫu trực thăng tấn công AH-64D Apache Longbow này, đây là một trực thăng chiến đấu thuộc biên chế của Lục quân Mỹ, nền tảng này đã được trang bị từ năm 1986 với phiên bản đầu tiên.
Nền tảng máy bay trực thăng chiến đấu Apache này cũng đã xuất hiện và chinh chiến cùng Mỹ qua rất nhiều mặt trận, nổi bật có thể kể tới Chiến tranh Panama (1989), một số cuộc chiến tại khu vực Trung Đông, v.v.
Trực thăng Apache được Mỹ phát triển với 2 chỗ ngồi cho phi hành đoàn, sử dụng động cơ tua bin mạnh mẽ, đảm bảo cho nó có thể bay với vận tốc tối đa lên tới 276km/h, tầm bay tối ưu đạt trên 400km, cùng với đó là hệ thống vũ trang chống thiết giáp tối ưu bậc nhất của Mỹ.
Từ đó, trực thăng chiến đấu quân sự đã dần dần trở thành một thứ vũ khí tối ưu trên chiến trường, trở thành những “sát thủ” đối với xe tăng, mở ra kỷ nguyên mới cho việc các nước đã theo chân Mỹ, phát triển nền tảng chiến đấu này để chống tăng một cách mạnh mẽ.
Cụ thể thấy rõ sự tối ưu của chúng, khi Quân đội Iraq đã tổn thất tới khoảng 3.000 xe tăng, tới 2.000 xe thiết giáp trong suốt quãng thời gian mà Chiến dịch Bão táp Sa mạc diễn ra. Con số này là một tổn thất không hề nhỏ với Iraq lúc đó, tuy nhiên là có lẽ do họ đã bị choáng ngợp bởi sức mạnh “kinh hoàng” mà Mỹ cùng liên minh đưa tới.
Còn về sự tối ưu của xe tăng Mỹ trên chiến trường mặt đất, góp phần trong thành công này là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) M1 Abrams của họ, cho thấy sự vượt trội của xe tăng Mỹ trên chiến trường.
Các xe tăng Liên Xô mà Quân đội Iraq sử dụng trong cuộc chiến này như T-55, T-62, hay đặc biệt cả T-72 nổi tiếng đã tỏ ra khá “lép vế” khi đối đầu với chiến xa tối tân M1 Abrams của Mỹ.
So sánh rõ rệt nhất là qua số lượng xe tăng tổn thất đôi bên, thì số lượng M1 Abrams mà Mỹ mất suốt Chiến dịch Bão táp Sa mạc này chỉ vẻn vẹn 31 chiếc, con số là quá nhỏ khi so với lượng chiến xa mà Quân đội Iraq thiệt hại.
Thậm chí, theo như tựa báo Insider từng có bài đánh giá, M1 Abrams còn được mệnh danh là chiến xa số 1 thế giới, theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự và các kíp lái kỳ cựu được tổng hợp lại, đủ để cho thấy sức mạnh của nó vượt trội tới đâu.
Và Chiến dịch Bão táp Sa mạc này còn mở ra một lĩnh vực mới mà thế giới cần phát triển mạnh mẽ, hệ thống phòng thủ tên lửa. Vì khi đó, Iraq đã sử dụng khoảng 88 tên lửa Scud đánh tới các mục tiêu liên quân, đặc biệt là nhắm vào Saudi Arabia và Israel.
Mặc dù Mỹ đã vận hành các hệ thống phòng không tên lửa của mình lúc đó là Patriot để đánh chặn và tiến hành xây dựng lên hệ thống “lá chắn” tên lửa để tự vệ, song có vẻ không quá hiệu quả.
Và cuối cùng, cũng tại Chiến dịch Bão táp Sa mạc này, giới chuyên gia đã đánh giá đây là một chiến dịch quân sự mang tính tiên phong trong việc sử dụng vũ khí công nghệ cao trên thế giới.
Tại đây, Mỹ đã điều các máy bay ném bom tàng hình tối tân của mình là F-117A NightHawk, nhằm chuẩn bị một cách “chỉn chu” cho các đợt oanh kích lớn của phía liên quân về phía Iraq.
Chiếc cường kích tàng hình F-117A này được phát triển bởi tập đoàn Lockheed Martin, nhập biên vào năm 1983, nhưng hiện đã “nghỉ hưu” từ năm 2008, với 65 chiếc được sản xuất tổng thể.
Máy bay ném bom tàng hình NightHawk này của Mỹ có thể đạt tốc độ tối đa là 1.130km/h với bộ động cơ đôi mạnh mẽ của mình, với 2 khoang chứa, lực lượng vũ trang của nó bao gồm hơn 2 tấn tên lửa và bom được trang bị.
Kết hợp với công nghệ tàng hình tân tiến của mình trong thời điểm đó, với sức mạnh và tốc độ của mình, oanh tạc cơ F-117A NightHawk đã tạo nên các đợt oanh kích quy mô lớn một cách thành công, tạo ưu thế vượt trội cho liên minh do Mỹ dẫn đầu.
Sự thành công lần này của vũ khí công nghệ cao mà Mỹ sử dụng cũng đã đồng thời tạo nên một cái nhìn khác của thế giới, đã định hình các vấn đề quân sự thế giới trong nhiều thập niên tiếp theo sau này cho đến nay.
Từ đó, Chiến dịch Bão táp Sa mạc đã trở thành một bài học kinh điển về tập kích đường không trong chiến tranh hiện đại, đặt một nền tảng lớn giúp Mỹ khẳng định rằng, Mỹ xứng đáng với vị thế cường quốc quân sự số 1 thế giới.
Cũng nhờ đó, đến nay Mỹ đã có rất nhiều sự biến đổi trong công nghệ quân sự, các quốc gia dần dần theo chân Mỹ, nhìn vào chiến dịch quân sự này để định hình lại, ví dụ như các đối trọng quân sự với Mỹ là Nga và Trung Quốc, 2 nước này đã cố gắng để làm như điều mà Mỹ làm được tại Iraq trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc này. Nguồn ảnh: Warhistory.