Đối với chiến dịch phản công Kherson (quân Nga gọi là “Chiến dịch mùa thu”), Quân đội Ukraine đã huy động một lực lượng lớn, tương đương khoảng 10 lữ đoàn, chia thành 4 mũi tiến công. Trong đó quân đoàn cơ giới số 66 của Ukraine sử dụng vũ khí và huấn luyện theo chiến thuật của NATO.Quân số của 6 lữ đoàn của Quân đội Ukraine tham gia chiến dịch Kherson có thể lên tới 20.000 quân. So sánh với quân số của Quân đội Nga tại Ukraine là 150.000 đến 160.000 quân, nhưng rải trên một chiến tuyến dài 2.000km, thì Quân đội Ukraine có thế mạnh và trang bị thuận lợi ở hướng cục bộ này. Tuy nhiên, kết quả của chiến dịch dường như không đạt yêu cầu.Sau khi Quân đội Ukraine phát động cuộc tấn công, họ nhanh chóng tuyên bố đã giành chiến thắng trong cuộc phản công tại 3 khu vực của Kherson, tái chiếm thành công 5 ngôi làng và loại khỏi vòng chiến đấu 350 lính Nga, phá hủy hàng chục xe tăng, thiết giáp và pháo binh…Về phía Moscow, Quân đội Nga tuyên bố phá hủy 48 xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép và các phương tiện khác của Ukraine. Loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 1.200 quân Ukraine;Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông nước ngoài cho biết, Quân đội Ukraine thương vong hơn 2.500, mất hơn 100 xe tăng và 200 phương tiện chiến đấu, 7 máy bay trong cuộc tấn công này. Tuy nhiên, do tin tức giữa Nga và Ukraine rất khác nhau nên xem xét các phân tích dưới đây để hiểu rõ lợi thế chiến trường thuộc về bên nào:Thứ nhất: Trong 4 hướng tấn công của Quân đội Ukraine, có một hướng đã mở được một mũi đột phá vào tuyến phòng thủ của Nga và tiến dọc theo làng Sukhoi khoảng 13 km.Như vậy đánh giá bước đầu, cuộc phản công của Quân đội Ukraine theo hướng này là thành công, khi chọc thủng được phòng tuyến phòng ngự và chiếm 2 làng từ tay quân Nga. Tuy nhiên, bước tiến trên hướng này của Quân đội Ukraine cũng đã bị ngừng lại; sau khi quân Ukraine hoàn thành mở cửa, đánh chiếm được đầu cầu, thì đợt phản công cùng ngày của Quân đội Nga cũng bắt đầu.Thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, đầu tiên quân Nga sử dụng máy bay chiến đấu phá hủy 3 cầu phao của quân Ukraine, chặn đứt đường rút lui; tiếp sau đó là màn bắn phá hủy diệt của hỏa lực xe tăng, pháo binh và không quân.Ngày 3/9, Quân đội Ukraine bắt đầu chủ động thu hẹp khu vực chiến đấu ở mũi tiến công này, nhằm tránh hỏa lực quá mạnh và vượt trội của phía Nga. Như vậy hướng tiến công này về cơ bản đã dừng lại.Có rất ít video cho thấy Quân đội Ukraine phá hủy trang thiết bị của Quân đội Nga, thay vào đó là rất nhiều hình ảnh Quân đội Nga phá hủy trang thiết bị của Quân đội Ukraine lại xuất hiện. Ít nhất 20 xe tăng T-72M1 (nhận của Ba Lan), xe tăng T-64, xe chiến đấu BMP-1 của Ukraine, đã bị quân Nga phá hủy.Xét về quy mô của trận phản công này của quân Ukraine, thì đây là chiến dịch tấn công lớn nhất của Quân đội Ukraine từ sau tháng 4. Trong chiến dịch này, không chỉ sử dụng lực lượng tại chỗ, mà Quân đội Ukraine gần như huy động toàn bộ binh lực ở mặt trận phía đông, để tiến công nghi binh; không chỉ tấn công bằng pháo binh mà còn sử dụng các đơn vị nhỏ để quấy rối. Bộ đội cấp lữ đoàn tấn công chủ lực gồm Lữ đoàn 35 Thủy quân lục chiến, Lữ đoàn cơ giới 59, Lữ đoàn cơ giới 66, Lữ đoàn đổ bộ đường không 46, Lữ đoàn xe tăng 3, Lữ đoàn sơn cước số 128 và một số đơn vị bảo đảm khác. Quân đội Ukraine đã thực sự tạo ra đột phá chiến thuật trong giai đoạn đầu, nhưng cuộc “tấn công dữ dội” của Quân đội Ukraine không thể duy trì được liên tục. Về mặt quân sự, hiện tại Nga vẫn chưa có động thái lớn nào rõ ràng, thay vào đó là việc triển khai quân tập trận Vostok 2022.Cho tới thời điểm hiện tại, kết quả thu được từ đợt phản công lần này của Quân đội Ukraine không phải là lý tưởng, trên thực tế, phía Ukraine chưa thực sự đạt được bước tiến mang tính chiến lược nào. Trước đó, UAV cùng số pháo mà phương Tây viện trợ, trong đó có hệ thống tên lửa cơ động HIMARS của Quân đội Ukraine, đã đạt được một số chiến tích, nhất là việc ngăn chặn tuyến tiếp tế hậu cần của quân Nga. Tuy nhiên, đây chỉ là những chiến thắng mang tính chiến thuật.Mặc dù những điều này cũng đã thúc đẩy tinh thần của Quân đội Ukraine, nhưng nó không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của chiến dịch, cũng như không giải quyết được các vấn đề thực tế. Chiến quả của một số cuộc tập kích bằng tên lửa HIMARS đã bị thổi phồng một cách thái quá; nhưng trên thực tế, không thấm gì so với lợi thế về quy mô hỏa lực và lực lượng không quân khổng lồ của Quân đội Nga. Sau khi Quân đội Ukraine đột phá làng Sukhoi và hoàn thành mở cửa đánh chiếm đầu cầu; đáng lẽ lúc này, lực lượng tiến công phải dừng lại, củng cố vững chắc và mở rộng đầu cầu, để đưa thê đội 2 vào chiến đấu.Nhưng tất cả các mũi tiến công đầu tiên đều lao về phía trước, hoàn toàn bỏ qua các điểm ở hai bên sườn cửa mở. Điều này khiến mũi tiến công rơi vào nguy hiểm khi có thể bị "chặn hậu" bất cứ lúc nào.Khi quân Nga đợi quân Ukraina tiến vào sâu, trước khi thê đội 2 của quân Ukraina kịp bước vào chiến đấu, thì quân Nga đã "cửa đóng then cài". Có lẽ đây là “cái bẫy” mà quân Nga cố tình giăng ra, chứ không phải phòng tuyến bị chọc thủng.Dù là quân NATO, Liên Xô trước đây hay quân Đức trong Thế chiến thứ 2, những mũi đột phá như vậy nhất định đều phải đề phòng hai bên sườn. Hiểu một cách đơn giản là nhằm chống lại sự phản công của đối phương trên đường đột phá, để mũi nhọn tấn công được an toàn và tiếp tục phát triển.Muốn như vậy, mũi đột phá phải thu hẹp tuyến phòng thủ hoặc thậm chí làm gián đoạn toàn bộ hoạt động triển khai tuyến phòng thủ của đối phương. Tuy nhiên hình thức chiến thuật đột phá thọc sâu này, đòi hỏi một điều kiện tiên quyết quan trọng, đó là bên tiến công phải chiếm được ưu thế trên không; nhưng lợi thế này ở mặt trận Ukraine là không rõ ràng. Hiện tại, chiến dịch phản công của Ukraine vẫn đang tiếp tục. Kiev vẫn cần phải đạt được một thành công - dù khiêm tốn - để củng cố niềm tin của phương Tây và Mỹ, trong nỗ lực viện trợ cho quốc gia này.Cuộc phản công lần này của Quân đội Ukraine gây sự chú ý của dư luận quốc tế; với sự trợ giúp liên tục của Châu Âu và Mỹ, nhưng điều này cũng là áp lực đối với các lực lượng Ukraine tham gia chiến dịch.
Đối với chiến dịch phản công Kherson (quân Nga gọi là “Chiến dịch mùa thu”), Quân đội Ukraine đã huy động một lực lượng lớn, tương đương khoảng 10 lữ đoàn, chia thành 4 mũi tiến công. Trong đó quân đoàn cơ giới số 66 của Ukraine sử dụng vũ khí và huấn luyện theo chiến thuật của NATO.
Quân số của 6 lữ đoàn của Quân đội Ukraine tham gia chiến dịch Kherson có thể lên tới 20.000 quân. So sánh với quân số của Quân đội Nga tại Ukraine là 150.000 đến 160.000 quân, nhưng rải trên một chiến tuyến dài 2.000km, thì Quân đội Ukraine có thế mạnh và trang bị thuận lợi ở hướng cục bộ này. Tuy nhiên, kết quả của chiến dịch dường như không đạt yêu cầu.
Sau khi Quân đội Ukraine phát động cuộc tấn công, họ nhanh chóng tuyên bố đã giành chiến thắng trong cuộc phản công tại 3 khu vực của Kherson, tái chiếm thành công 5 ngôi làng và loại khỏi vòng chiến đấu 350 lính Nga, phá hủy hàng chục xe tăng, thiết giáp và pháo binh…
Về phía Moscow, Quân đội Nga tuyên bố phá hủy 48 xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép và các phương tiện khác của Ukraine. Loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 1.200 quân Ukraine;
Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông nước ngoài cho biết, Quân đội Ukraine thương vong hơn 2.500, mất hơn 100 xe tăng và 200 phương tiện chiến đấu, 7 máy bay trong cuộc tấn công này. Tuy nhiên, do tin tức giữa Nga và Ukraine rất khác nhau nên xem xét các phân tích dưới đây để hiểu rõ lợi thế chiến trường thuộc về bên nào:
Thứ nhất: Trong 4 hướng tấn công của Quân đội Ukraine, có một hướng đã mở được một mũi đột phá vào tuyến phòng thủ của Nga và tiến dọc theo làng Sukhoi khoảng 13 km.
Như vậy đánh giá bước đầu, cuộc phản công của Quân đội Ukraine theo hướng này là thành công, khi chọc thủng được phòng tuyến phòng ngự và chiếm 2 làng từ tay quân Nga.
Tuy nhiên, bước tiến trên hướng này của Quân đội Ukraine cũng đã bị ngừng lại; sau khi quân Ukraine hoàn thành mở cửa, đánh chiếm được đầu cầu, thì đợt phản công cùng ngày của Quân đội Nga cũng bắt đầu.
Thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, đầu tiên quân Nga sử dụng máy bay chiến đấu phá hủy 3 cầu phao của quân Ukraine, chặn đứt đường rút lui; tiếp sau đó là màn bắn phá hủy diệt của hỏa lực xe tăng, pháo binh và không quân.
Ngày 3/9, Quân đội Ukraine bắt đầu chủ động thu hẹp khu vực chiến đấu ở mũi tiến công này, nhằm tránh hỏa lực quá mạnh và vượt trội của phía Nga. Như vậy hướng tiến công này về cơ bản đã dừng lại.
Có rất ít video cho thấy Quân đội Ukraine phá hủy trang thiết bị của Quân đội Nga, thay vào đó là rất nhiều hình ảnh Quân đội Nga phá hủy trang thiết bị của Quân đội Ukraine lại xuất hiện. Ít nhất 20 xe tăng T-72M1 (nhận của Ba Lan), xe tăng T-64, xe chiến đấu BMP-1 của Ukraine, đã bị quân Nga phá hủy.
Xét về quy mô của trận phản công này của quân Ukraine, thì đây là chiến dịch tấn công lớn nhất của Quân đội Ukraine từ sau tháng 4.
Trong chiến dịch này, không chỉ sử dụng lực lượng tại chỗ, mà Quân đội Ukraine gần như huy động toàn bộ binh lực ở mặt trận phía đông, để tiến công nghi binh; không chỉ tấn công bằng pháo binh mà còn sử dụng các đơn vị nhỏ để quấy rối.
Bộ đội cấp lữ đoàn tấn công chủ lực gồm Lữ đoàn 35 Thủy quân lục chiến, Lữ đoàn cơ giới 59, Lữ đoàn cơ giới 66, Lữ đoàn đổ bộ đường không 46, Lữ đoàn xe tăng 3, Lữ đoàn sơn cước số 128 và một số đơn vị bảo đảm khác.
Quân đội Ukraine đã thực sự tạo ra đột phá chiến thuật trong giai đoạn đầu, nhưng cuộc “tấn công dữ dội” của Quân đội Ukraine không thể duy trì được liên tục. Về mặt quân sự, hiện tại Nga vẫn chưa có động thái lớn nào rõ ràng, thay vào đó là việc triển khai quân tập trận Vostok 2022.
Cho tới thời điểm hiện tại, kết quả thu được từ đợt phản công lần này của Quân đội Ukraine không phải là lý tưởng, trên thực tế, phía Ukraine chưa thực sự đạt được bước tiến mang tính chiến lược nào.
Trước đó, UAV cùng số pháo mà phương Tây viện trợ, trong đó có hệ thống tên lửa cơ động HIMARS của Quân đội Ukraine, đã đạt được một số chiến tích, nhất là việc ngăn chặn tuyến tiếp tế hậu cần của quân Nga. Tuy nhiên, đây chỉ là những chiến thắng mang tính chiến thuật.
Mặc dù những điều này cũng đã thúc đẩy tinh thần của Quân đội Ukraine, nhưng nó không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của chiến dịch, cũng như không giải quyết được các vấn đề thực tế. Chiến quả của một số cuộc tập kích bằng tên lửa HIMARS đã bị thổi phồng một cách thái quá; nhưng trên thực tế, không thấm gì so với lợi thế về quy mô hỏa lực và lực lượng không quân khổng lồ của Quân đội Nga.
Sau khi Quân đội Ukraine đột phá làng Sukhoi và hoàn thành mở cửa đánh chiếm đầu cầu; đáng lẽ lúc này, lực lượng tiến công phải dừng lại, củng cố vững chắc và mở rộng đầu cầu, để đưa thê đội 2 vào chiến đấu.
Nhưng tất cả các mũi tiến công đầu tiên đều lao về phía trước, hoàn toàn bỏ qua các điểm ở hai bên sườn cửa mở. Điều này khiến mũi tiến công rơi vào nguy hiểm khi có thể bị "chặn hậu" bất cứ lúc nào.
Khi quân Nga đợi quân Ukraina tiến vào sâu, trước khi thê đội 2 của quân Ukraina kịp bước vào chiến đấu, thì quân Nga đã "cửa đóng then cài". Có lẽ đây là “cái bẫy” mà quân Nga cố tình giăng ra, chứ không phải phòng tuyến bị chọc thủng.
Dù là quân NATO, Liên Xô trước đây hay quân Đức trong Thế chiến thứ 2, những mũi đột phá như vậy nhất định đều phải đề phòng hai bên sườn. Hiểu một cách đơn giản là nhằm chống lại sự phản công của đối phương trên đường đột phá, để mũi nhọn tấn công được an toàn và tiếp tục phát triển.
Muốn như vậy, mũi đột phá phải thu hẹp tuyến phòng thủ hoặc thậm chí làm gián đoạn toàn bộ hoạt động triển khai tuyến phòng thủ của đối phương. Tuy nhiên hình thức chiến thuật đột phá thọc sâu này, đòi hỏi một điều kiện tiên quyết quan trọng, đó là bên tiến công phải chiếm được ưu thế trên không; nhưng lợi thế này ở mặt trận Ukraine là không rõ ràng.
Hiện tại, chiến dịch phản công của Ukraine vẫn đang tiếp tục. Kiev vẫn cần phải đạt được một thành công - dù khiêm tốn - để củng cố niềm tin của phương Tây và Mỹ, trong nỗ lực viện trợ cho quốc gia này.
Cuộc phản công lần này của Quân đội Ukraine gây sự chú ý của dư luận quốc tế; với sự trợ giúp liên tục của Châu Âu và Mỹ, nhưng điều này cũng là áp lực đối với các lực lượng Ukraine tham gia chiến dịch.