Mặc dù không phải là loại chiến đấu cơ có số lượng nhiều nhất trong Không quân Trung Quốc chiện nay nhưng J-11 rõ ràng đang là chiến đấu cơ xương sống của không quân nước này. Nguồn ảnh: Chinamil.Cụ thể, có biên chế nhiều nhất trong Không quân Trung Quốc hiện nay đang là loại chiến đấu cơ J-7 và J-10 với số lượng lần lượt là 728 chiếc và 323 chiếc. Nguồn ảnh: Chinamil.Tuy nhiên J-7 chỉ là loại chiến đấu cơ "cổ lỗ", thực chất là bản MiG-21 được Trung Quốc sản xuất nội địa, rõ ràng đã không còn hợp thời với lối chiến đấu hiện đại ngày nay của không quân thế giới. Nguồn ảnh: Chinamil.Trong khi đó, J-10 dù là loại chiến đấu cơ đời mới nhưng lại là loại chiến đấu cơ một động cơ, có khả năng mang vác vũ khí không cao và dễ bị bắt bài khi tham chiến. Nguồn ảnh: Chinamil.Duy chỉ có chiến đấu cơ J-11, dù có số lượng khoảng 200 chiếc trong không quân Trung Quốc nhưng lại được đánh giá là loại chiến đấu cơ hiện đại, phù hợp với lối tác chiến ngày nay. Nguồn ảnh: Chinamil.Được phát triển từ dòng chiến đấu cơ thành công nhất lịch sử thế giới là Su-27, J-11 không những là chiến đấu cơ của Không quân Trung Quốc mà còn có bản cải tiến chuyên sử dụng trên tàu sân bay là J-15 của Không quân Hải quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.Các tiêm kích J-11 có thông số kỹ thuật gần như tương đồng với Su-27 thậm chí vượt trội hơn. Theo đó nó có phi hành đoàn 1 người, tốc độ tối đa đạt Mach 2,35 và có tầm bay tối đa lên tới 3500 km. Nguồn ảnh: Sina.Đây được coi là phiên bản máy bay "nhái" hoàn hảo nhất của Trung Quốc kể từ trước tới nay. Nhìn vào vẻ bề ngoài, ít ai có thể phân biệt được J-11 với Su-27 nếu không dựa vào các ký hiệu của Trung Quốc hay của Nga trên hai chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Sina.Giống với Su-27, phiên bản J-11 của Trung Quốc cũng có hàng chục biến thể khác nhau, bao gồm J-11A, J-11B, J-11BS, J-11BH, J-11BSH, J-15, J-16 và J-11D. Nguồn ảnh: Sina.Trong đó phiên bản J-16 là phiên bản hai ghế ngồi, được cho là bản nhái của Sukhoi Su-30MKK - một phiên bản cải tiến từ Su-27. Tuy nhiên Trung Quốc lại khẳng định, J-16 được phát triển từ J-11BS cũng là một chiến đấu cơ hai chỗ ngồi do Trung Quốc cải tiến từ bản J-11B. Nguồn ảnh: Sina.Phiên bản J-11D hiện đại nhất của Trung Quốc có hệ thống radar quét mảng điện tử, hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, động cơ và kiểu dáng khí động học được cải tiến và có hệ thống kiểm soát bay đời mới cũng như Cabin điện tử hiện đại. Nguồn ảnh: Sina.Phiên bản J-11D cũng được trang bị động cơ phản lực đời mới do Trung Quốc tự nghiên cứu và chế tạo đó là loại động cơ WS-10A. Nguồn ảnh: Sina.Với khả năng tự chủ trong việc sản xuất và chế tạo bao gồm cả công nghệ động cơ, Không quân Trung Quốc có thể tăng cường số lượng của J-11 trong biên chế không quân nước này bất cứ khi nào họ muốn và khi đó, rõ ràng J-11 sẽ trở thành một lực lượng cực kỳ nguy hiểm của Không quân Trung Quốc trong các trận chiến trên không. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh J-11 trình diễn các bài bay cực khó trên không.
Mặc dù không phải là loại chiến đấu cơ có số lượng nhiều nhất trong Không quân Trung Quốc chiện nay nhưng J-11 rõ ràng đang là chiến đấu cơ xương sống của không quân nước này. Nguồn ảnh: Chinamil.
Cụ thể, có biên chế nhiều nhất trong Không quân Trung Quốc hiện nay đang là loại chiến đấu cơ J-7 và J-10 với số lượng lần lượt là 728 chiếc và 323 chiếc. Nguồn ảnh: Chinamil.
Tuy nhiên J-7 chỉ là loại chiến đấu cơ "cổ lỗ", thực chất là bản MiG-21 được Trung Quốc sản xuất nội địa, rõ ràng đã không còn hợp thời với lối chiến đấu hiện đại ngày nay của không quân thế giới. Nguồn ảnh: Chinamil.
Trong khi đó, J-10 dù là loại chiến đấu cơ đời mới nhưng lại là loại chiến đấu cơ một động cơ, có khả năng mang vác vũ khí không cao và dễ bị bắt bài khi tham chiến. Nguồn ảnh: Chinamil.
Duy chỉ có chiến đấu cơ J-11, dù có số lượng khoảng 200 chiếc trong không quân Trung Quốc nhưng lại được đánh giá là loại chiến đấu cơ hiện đại, phù hợp với lối tác chiến ngày nay. Nguồn ảnh: Chinamil.
Được phát triển từ dòng chiến đấu cơ thành công nhất lịch sử thế giới là Su-27, J-11 không những là chiến đấu cơ của Không quân Trung Quốc mà còn có bản cải tiến chuyên sử dụng trên tàu sân bay là J-15 của Không quân Hải quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Các tiêm kích J-11 có thông số kỹ thuật gần như tương đồng với Su-27 thậm chí vượt trội hơn. Theo đó nó có phi hành đoàn 1 người, tốc độ tối đa đạt Mach 2,35 và có tầm bay tối đa lên tới 3500 km. Nguồn ảnh: Sina.
Đây được coi là phiên bản máy bay "nhái" hoàn hảo nhất của Trung Quốc kể từ trước tới nay. Nhìn vào vẻ bề ngoài, ít ai có thể phân biệt được J-11 với Su-27 nếu không dựa vào các ký hiệu của Trung Quốc hay của Nga trên hai chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Sina.
Giống với Su-27, phiên bản J-11 của Trung Quốc cũng có hàng chục biến thể khác nhau, bao gồm J-11A, J-11B, J-11BS, J-11BH, J-11BSH, J-15, J-16 và J-11D. Nguồn ảnh: Sina.
Trong đó phiên bản J-16 là phiên bản hai ghế ngồi, được cho là bản nhái của Sukhoi Su-30MKK - một phiên bản cải tiến từ Su-27. Tuy nhiên Trung Quốc lại khẳng định, J-16 được phát triển từ J-11BS cũng là một chiến đấu cơ hai chỗ ngồi do Trung Quốc cải tiến từ bản J-11B. Nguồn ảnh: Sina.
Phiên bản J-11D hiện đại nhất của Trung Quốc có hệ thống radar quét mảng điện tử, hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, động cơ và kiểu dáng khí động học được cải tiến và có hệ thống kiểm soát bay đời mới cũng như Cabin điện tử hiện đại. Nguồn ảnh: Sina.
Phiên bản J-11D cũng được trang bị động cơ phản lực đời mới do Trung Quốc tự nghiên cứu và chế tạo đó là loại động cơ WS-10A. Nguồn ảnh: Sina.
Với khả năng tự chủ trong việc sản xuất và chế tạo bao gồm cả công nghệ động cơ, Không quân Trung Quốc có thể tăng cường số lượng của J-11 trong biên chế không quân nước này bất cứ khi nào họ muốn và khi đó, rõ ràng J-11 sẽ trở thành một lực lượng cực kỳ nguy hiểm của Không quân Trung Quốc trong các trận chiến trên không. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh J-11 trình diễn các bài bay cực khó trên không.