Vào những năm 1930, một cuộc đại suy thoái kinh tế đã xảy ra. Đồng tiền dần mất giá, hàng trăm nghìn công nhân thất nghiệp, hàng triệu người bị dồn đến chân tường. Người dân bất mãn với chính phủ và chủ nghĩa phát xít theo đó cũng dần nổi lên.Đối mặt với tư tưởng bành trướng lãnh thổ của các cường quốc phát xít, những đế quốc già như Anh và Pháp lại một lần nữa rơi vào thế khó như hồi Thế chiến 1. Và rồi cái gì đến cũng sẽ đến, nước Đức trỗi dậy, cầm đầu phe Trục ở châu Âu đi xâm chiếm Ba Lan và các nước Bắc Âu.Với lực lượng thiết giáp hùng mạnh, chẳng bao lâu sau, gần một nửa châu Âu đã phải quy phục trước sức mạnh của Đức Quốc xã. Và để đối chọi lại đội quân thép ấy, nước Pháp đã cho ra đời một chiếc xe tăng có tên là Somua S-35.Somua S-35 có khối lượng là 19,5 tấn. Chiều dài 5,38m, chiều rộng 2,12m, chiều cao 2,62m. Kíp lái 3 người (1 lái xe, 1 liên lạc viên kiêm nạp đạn viên, 1 chỉ huy kiêm pháo thủ).Độ dày giáp mặt trước xe là 47 mm, mặt trước tháp pháo 42 mm, mặt bên của xe và tháp pháo 40 mm, mặt trên 20 mm. Vũ khí chính là pháo 47mm, xe còn được trang bị súng máy 7.5mm. Tốc độ tối đa của xe là 40,7 km/h (trên đường phẳng, đường cao tốc) và 32.2 km/h (đối với địa hình xấu, gập ghềnh).Vào tháng 10/1934, Quân đội Pháp ký hợp đồng mua 1 loại xe tăng hạng trung với nhà máy xe tải Somua ở Saint Ouen. Và rất nhanh, những nhà thiết kế người Pháp đã tạo ra 1 loại xe tăng vượt trội và cho ra lò mẫu thử đầu tiên chỉ 7 tháng sau đó.Thế nhưng cũng vì quá vội vàng trong giai đoạn thiết kế và sản xuất nên những phiên bản tăng Somua đầu tiên còn khá nhiều lỗi và cần một thời gian để khắc phục dần. Có thể kể đến như việc số mắt xích vừa nhiều vừa hẹp ảnh hưởng đến khả năng cơ động hoặc trọng tâm của xe tăng khá cao nên làm xe dễ bị lật.Tuy nhiên, do tình thế chiến tranh đã cận kề nên vào năm 1939, người Pháp đã không thể kiên nhẫn mà quyết định sử dụng luôn bản thiết kế đầu mà không chờ bản hoàn thiện cuối cùng. Khi đó tên chính thức của nó là Char 1935 S, nhưng người ta thường biết đến nó với cái tên Somua S-35.Ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc xâm lược từ Đức Quốc xã, những chiếc S-35 đã tỏ ra không hề thua kém những chiếc Panzer của Đức với lớp giáp dày cộng thêm hỏa lực được cho là rất mạnh ở thời điểm đó.Thậm chí sẽ là tự sát nếu một kíp lái Panzer Đức nào đó quyết định đánh tay đôi với S-35, đặc biệt là trong chiến đấu ở tầm trung hoặc xa. Dường như thứ duy nhất trị được “con quái vật” này là một loạt đạn pháo phòng không 88mm hoặc vài tấn bom từ oanh tạc cơ bổ nhào Ju-87 Stuka.Trong trận Hannut ở nước Bỉ vào ngày 15/5 (trận đấu tăng lớn nhất tính đến thời điểm đấy), những chiếc Somua của Pháp với ưu thế vượt trội về giáp cũng như hỏa lực đã nhanh chóng chiếm thế thượng phong.Chúng tàn sát quân thù, đập tan hàng loạt đơn vị tăng Đức, thậm chí có chiếc S-35 dù chịu hàng chục phát đạn pháo từ tăng địch nhưng giáp xe vẫn nguyên vẹn, vẫn đứng hiên ngang như chưa có chuyện gì xảy ra, gây ức chế cực mạnh cho các pháo thủ Đức.Để rồi khi trận chiến kết thúc, Quân đội Đức Quốc Xã chịu tổn thất 1/4 lực lượng tăng thiết giáp trong khi người Pháp hân hoan với thiệt hại tuy cũng khá cao, nhưng có thể chấp nhận được so với những gì đối phương phải nhận.Thế nhưng dù có mạnh đến mấy thì bản thân chiếc xe tăng vẫn tồn tại rất nhiều điểm yếu. Trầm trọng và khó chịu nhất có lẽ là về thiết kế không gian hoạt động của kíp lái, khi mà tháp pháo quá nhỏ khiến cho người ngồi ở vị trí trưởng xe rất khó chỉ huy.Và chính lớp giáp dày kiên cố từng là ưu điểm nhưng khi chiến đấu thì lại khiến cho hệ thống treo và động cơ của xe gặp nhiều khó khăn. Chỉ cần hỏng một bánh xích là cả chiếc S-35 lập tức trở thành một cục sắt vô dụng giữa chiến trường.Ngoài ra, xe tăng Đức được lắp radio để liên lạc, trong khi S-35 phải dùng cờ hiệu, điều này đã làm giảm khả năng phối hợp chiến đấu của thiết giáp Pháp. Cùng với việc chi phí sản xuất đắt đỏ và sự sụp đổ nhanh chóng của nước Pháp trước đòn đánh Blitzkrieg của quân Đức, đã khiến Somua S-35 không thể hiện được hết tiềm năng của nó.Sau khi nước Pháp đầu hàng, hàng trăm chiếc S-35 đã được chuyển giao cho Quân đội Đức, cùng chính phủ bù nhìn Vichy do Đức dựng lên ở Pháp. S-35 sau đó được người Đức bổ sung khẩu pháo mạnh hơn cùng hệ thống liên lạc radio và được gọi với cái tên mới là Panzerkampfwagen 35-S 739.Phục vụ trong Quân đội Đức Quốc Xã, S-35 tiếp tục chiến đấu ở nhiều mặt trận như trong cuộc xâm lược Liên Xô rồi đến năm 1944 lại được quân đội giải phóng nước Pháp sử dụng để một lần nữa chống lại quân phát xít.
Vào những năm 1930, một cuộc đại suy thoái kinh tế đã xảy ra. Đồng tiền dần mất giá, hàng trăm nghìn công nhân thất nghiệp, hàng triệu người bị dồn đến chân tường. Người dân bất mãn với chính phủ và chủ nghĩa phát xít theo đó cũng dần nổi lên.
Đối mặt với tư tưởng bành trướng lãnh thổ của các cường quốc phát xít, những đế quốc già như Anh và Pháp lại một lần nữa rơi vào thế khó như hồi Thế chiến 1. Và rồi cái gì đến cũng sẽ đến, nước Đức trỗi dậy, cầm đầu phe Trục ở châu Âu đi xâm chiếm Ba Lan và các nước Bắc Âu.
Với lực lượng thiết giáp hùng mạnh, chẳng bao lâu sau, gần một nửa châu Âu đã phải quy phục trước sức mạnh của Đức Quốc xã. Và để đối chọi lại đội quân thép ấy, nước Pháp đã cho ra đời một chiếc xe tăng có tên là Somua S-35.
Somua S-35 có khối lượng là 19,5 tấn. Chiều dài 5,38m, chiều rộng 2,12m, chiều cao 2,62m. Kíp lái 3 người (1 lái xe, 1 liên lạc viên kiêm nạp đạn viên, 1 chỉ huy kiêm pháo thủ).
Độ dày giáp mặt trước xe là 47 mm, mặt trước tháp pháo 42 mm, mặt bên của xe và tháp pháo 40 mm, mặt trên 20 mm. Vũ khí chính là pháo 47mm, xe còn được trang bị súng máy 7.5mm. Tốc độ tối đa của xe là 40,7 km/h (trên đường phẳng, đường cao tốc) và 32.2 km/h (đối với địa hình xấu, gập ghềnh).
Vào tháng 10/1934, Quân đội Pháp ký hợp đồng mua 1 loại xe tăng hạng trung với nhà máy xe tải Somua ở Saint Ouen. Và rất nhanh, những nhà thiết kế người Pháp đã tạo ra 1 loại xe tăng vượt trội và cho ra lò mẫu thử đầu tiên chỉ 7 tháng sau đó.
Thế nhưng cũng vì quá vội vàng trong giai đoạn thiết kế và sản xuất nên những phiên bản tăng Somua đầu tiên còn khá nhiều lỗi và cần một thời gian để khắc phục dần. Có thể kể đến như việc số mắt xích vừa nhiều vừa hẹp ảnh hưởng đến khả năng cơ động hoặc trọng tâm của xe tăng khá cao nên làm xe dễ bị lật.
Tuy nhiên, do tình thế chiến tranh đã cận kề nên vào năm 1939, người Pháp đã không thể kiên nhẫn mà quyết định sử dụng luôn bản thiết kế đầu mà không chờ bản hoàn thiện cuối cùng. Khi đó tên chính thức của nó là Char 1935 S, nhưng người ta thường biết đến nó với cái tên Somua S-35.
Ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc xâm lược từ Đức Quốc xã, những chiếc S-35 đã tỏ ra không hề thua kém những chiếc Panzer của Đức với lớp giáp dày cộng thêm hỏa lực được cho là rất mạnh ở thời điểm đó.
Thậm chí sẽ là tự sát nếu một kíp lái Panzer Đức nào đó quyết định đánh tay đôi với S-35, đặc biệt là trong chiến đấu ở tầm trung hoặc xa. Dường như thứ duy nhất trị được “con quái vật” này là một loạt đạn pháo phòng không 88mm hoặc vài tấn bom từ oanh tạc cơ bổ nhào Ju-87 Stuka.
Trong trận Hannut ở nước Bỉ vào ngày 15/5 (trận đấu tăng lớn nhất tính đến thời điểm đấy), những chiếc Somua của Pháp với ưu thế vượt trội về giáp cũng như hỏa lực đã nhanh chóng chiếm thế thượng phong.
Chúng tàn sát quân thù, đập tan hàng loạt đơn vị tăng Đức, thậm chí có chiếc S-35 dù chịu hàng chục phát đạn pháo từ tăng địch nhưng giáp xe vẫn nguyên vẹn, vẫn đứng hiên ngang như chưa có chuyện gì xảy ra, gây ức chế cực mạnh cho các pháo thủ Đức.
Để rồi khi trận chiến kết thúc, Quân đội Đức Quốc Xã chịu tổn thất 1/4 lực lượng tăng thiết giáp trong khi người Pháp hân hoan với thiệt hại tuy cũng khá cao, nhưng có thể chấp nhận được so với những gì đối phương phải nhận.
Thế nhưng dù có mạnh đến mấy thì bản thân chiếc xe tăng vẫn tồn tại rất nhiều điểm yếu. Trầm trọng và khó chịu nhất có lẽ là về thiết kế không gian hoạt động của kíp lái, khi mà tháp pháo quá nhỏ khiến cho người ngồi ở vị trí trưởng xe rất khó chỉ huy.
Và chính lớp giáp dày kiên cố từng là ưu điểm nhưng khi chiến đấu thì lại khiến cho hệ thống treo và động cơ của xe gặp nhiều khó khăn. Chỉ cần hỏng một bánh xích là cả chiếc S-35 lập tức trở thành một cục sắt vô dụng giữa chiến trường.
Ngoài ra, xe tăng Đức được lắp radio để liên lạc, trong khi S-35 phải dùng cờ hiệu, điều này đã làm giảm khả năng phối hợp chiến đấu của thiết giáp Pháp. Cùng với việc chi phí sản xuất đắt đỏ và sự sụp đổ nhanh chóng của nước Pháp trước đòn đánh Blitzkrieg của quân Đức, đã khiến Somua S-35 không thể hiện được hết tiềm năng của nó.
Sau khi nước Pháp đầu hàng, hàng trăm chiếc S-35 đã được chuyển giao cho Quân đội Đức, cùng chính phủ bù nhìn Vichy do Đức dựng lên ở Pháp. S-35 sau đó được người Đức bổ sung khẩu pháo mạnh hơn cùng hệ thống liên lạc radio và được gọi với cái tên mới là Panzerkampfwagen 35-S 739.
Phục vụ trong Quân đội Đức Quốc Xã, S-35 tiếp tục chiến đấu ở nhiều mặt trận như trong cuộc xâm lược Liên Xô rồi đến năm 1944 lại được quân đội giải phóng nước Pháp sử dụng để một lần nữa chống lại quân phát xít.