Ngày 28/4/1975, phi công Nguyễn Thành Trung, vốn là tình báo viên của Quân Giải phóng cài cắm vào hàng ngũ quân đội Sài Gòn đã sử dụng chính máy bay cường kích A-37B thực hiện nhiệm vụ đánh bom sân bay Tân Sơn Nhất gây chấn động chỉ hai ngày trước khi các cánh quân của Quân Giải phòng tiến vào Sài Gòn. Nguồn ảnh: QDND.Đây là chiếc cường kích A-37B số hiệu 68-7921. Số hiệu này là số hiệu của không quân Sài Gòn, không giống với kiểu đánh số hiệu máy bay của phía Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: QDND.Chiếc A-37B này thuộc biên chế của không quân Sài Gòn vốn đóng quân tại sân bay Đà Nẵng. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, phía ta đã chiếm được chiếc A-37B này làm chiến lợi phẩm tại sân bay Phù Cát, Bình Định. Nguồn ảnh: QDND.Chỉ tốn hai ngày học chuyển loại cấp tốc, Phi đội Quyết Thắng của Không quân Việt Nam đã được thành lập bao gồm biên chế 5 chiếc A-37 trong đó có chiếc số hiệu 68-7921 của phi công Nguyễn Thành Trung - lúc này đã về với phía Quân giải phóng tham gia thực hiện nhiệm vụ. Nguồn ảnh: QDND.Nhiệm vụ được đề ra lúc này là thực hiện ném bom đánh phá đường băng của sân bay Tân Sơn Nhất, ngăn chặn các tiêm kích của đối phương cất cánh. Nguồn ảnh: QDND.Nhiệm vụ được hoàn thành xuất sắc, phía ta không mất bất cứ một máy bay nào và gián tiếp khiến Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn phải di tản bằng trực thăng thay vì sử dụng máy bay cỡ lớn vì sân bay Tân Sơn Nhứt đã bị hỏng hoàn toàn. Nguồn ảnh: QDND.Đến ngày 4/5/1975, phi đội A-37 này lại tiếp tục thực hiện chuyến bay tuần tiễu trên bầu trời Côn Đảo. Số phận của chiếc A-37B 68-7921 tiếp tục được viết tiếp khi nó phục vụ trong Không quân Việt Nam tới năm 1982 mới bị loại biên. Nguồn ảnh: QDND.Tháng 9/1989, chiếc phi cơ A-37B 68-7921 lịch sử đã từng cùng Phi đội Quyết Thắng đánh bom sân bay Tân Sơn Nhứt (khi này đã dừng hoạt động) đã được chuyển giao lại cho một công ty hàng không của Australia là Aviation Facilities có trụ sở tại Sydney. Tiếp đó, chiếc A-37B này qua tay một vài chủ khác và tới Mỹ từ năm 2009. Nguồn ảnh: USAF.A-37B số hiệu 68-7921 trong Không quân Sài Gòn. Nguồn ảnh: USAF.Công ty Mỹ mang tên Supertweet Inc có trụ sở ở Florida, Mỹ đã tiến hành sửa chữa, khôi phục lại khả năng bay cho chiếc A-37B này - một điều cực kỳ dễ dàng thực hiện tại Mỹ khi linh kiện thay thế có thể tìm mua khá đơn giản trong khi đó, vào những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam hoàn toàn không mua được linh kiện thay thế cho các máy bay A-37B này. Nguồn ảnh: QDND.Đến tháng 11/2012, chiếc A-37B lịch sử từng được Nguyễn Thành Trung sử dụng để đánh bom sân bay Tân Sơn Nhứt đã cất cánh trở lại. Phía Mỹ đã khôi phục lại nguyên bản chiếc máy bay này như thời nó còn phục vụ trong Không quân Sài Gòn. Nguồn ảnh: Infonet.Thậm chí, chiếc A-37B này còn được gắn tên gọi tổng đài để liên lạc với tổng đài mặt đất là "Dragon 921" - Rồng 921. Chứng tỏ rằng, chiếc A-37B này vẫn liên tục cất cánh kể từ khi nó được khôi phục lại tới nay. Sau gần nửa thế kỷ kể từ khi ra đời, cuối cùng chiếc A-37B số hiệu 68-7921 đã trở về Mỹ - nơi mà nó đã được ra đời. Nguồn ảnh: Infonet.Mời độc giả xem video: Phi công Không quân Việt Nam: Tài sản vô giá của quốc gia. (nguồn QPVN)
Ngày 28/4/1975, phi công Nguyễn Thành Trung, vốn là tình báo viên của Quân Giải phóng cài cắm vào hàng ngũ quân đội Sài Gòn đã sử dụng chính máy bay cường kích A-37B thực hiện nhiệm vụ đánh bom sân bay Tân Sơn Nhất gây chấn động chỉ hai ngày trước khi các cánh quân của Quân Giải phòng tiến vào Sài Gòn. Nguồn ảnh: QDND.
Đây là chiếc cường kích A-37B số hiệu 68-7921. Số hiệu này là số hiệu của không quân Sài Gòn, không giống với kiểu đánh số hiệu máy bay của phía Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: QDND.
Chiếc A-37B này thuộc biên chế của không quân Sài Gòn vốn đóng quân tại sân bay Đà Nẵng. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, phía ta đã chiếm được chiếc A-37B này làm chiến lợi phẩm tại sân bay Phù Cát, Bình Định. Nguồn ảnh: QDND.
Chỉ tốn hai ngày học chuyển loại cấp tốc, Phi đội Quyết Thắng của Không quân Việt Nam đã được thành lập bao gồm biên chế 5 chiếc A-37 trong đó có chiếc số hiệu 68-7921 của phi công Nguyễn Thành Trung - lúc này đã về với phía Quân giải phóng tham gia thực hiện nhiệm vụ. Nguồn ảnh: QDND.
Nhiệm vụ được đề ra lúc này là thực hiện ném bom đánh phá đường băng của sân bay Tân Sơn Nhất, ngăn chặn các tiêm kích của đối phương cất cánh. Nguồn ảnh: QDND.
Nhiệm vụ được hoàn thành xuất sắc, phía ta không mất bất cứ một máy bay nào và gián tiếp khiến Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn phải di tản bằng trực thăng thay vì sử dụng máy bay cỡ lớn vì sân bay Tân Sơn Nhứt đã bị hỏng hoàn toàn. Nguồn ảnh: QDND.
Đến ngày 4/5/1975, phi đội A-37 này lại tiếp tục thực hiện chuyến bay tuần tiễu trên bầu trời Côn Đảo. Số phận của chiếc A-37B 68-7921 tiếp tục được viết tiếp khi nó phục vụ trong Không quân Việt Nam tới năm 1982 mới bị loại biên. Nguồn ảnh: QDND.
Tháng 9/1989, chiếc phi cơ A-37B 68-7921 lịch sử đã từng cùng Phi đội Quyết Thắng đánh bom sân bay Tân Sơn Nhứt (khi này đã dừng hoạt động) đã được chuyển giao lại cho một công ty hàng không của Australia là Aviation Facilities có trụ sở tại Sydney. Tiếp đó, chiếc A-37B này qua tay một vài chủ khác và tới Mỹ từ năm 2009. Nguồn ảnh: USAF.
A-37B số hiệu 68-7921 trong Không quân Sài Gòn. Nguồn ảnh: USAF.
Công ty Mỹ mang tên Supertweet Inc có trụ sở ở Florida, Mỹ đã tiến hành sửa chữa, khôi phục lại khả năng bay cho chiếc A-37B này - một điều cực kỳ dễ dàng thực hiện tại Mỹ khi linh kiện thay thế có thể tìm mua khá đơn giản trong khi đó, vào những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam hoàn toàn không mua được linh kiện thay thế cho các máy bay A-37B này. Nguồn ảnh: QDND.
Đến tháng 11/2012, chiếc A-37B lịch sử từng được Nguyễn Thành Trung sử dụng để đánh bom sân bay Tân Sơn Nhứt đã cất cánh trở lại. Phía Mỹ đã khôi phục lại nguyên bản chiếc máy bay này như thời nó còn phục vụ trong Không quân Sài Gòn. Nguồn ảnh: Infonet.
Thậm chí, chiếc A-37B này còn được gắn tên gọi tổng đài để liên lạc với tổng đài mặt đất là "Dragon 921" - Rồng 921. Chứng tỏ rằng, chiếc A-37B này vẫn liên tục cất cánh kể từ khi nó được khôi phục lại tới nay. Sau gần nửa thế kỷ kể từ khi ra đời, cuối cùng chiếc A-37B số hiệu 68-7921 đã trở về Mỹ - nơi mà nó đã được ra đời. Nguồn ảnh: Infonet.
Mời độc giả xem video: Phi công Không quân Việt Nam: Tài sản vô giá của quốc gia. (nguồn QPVN)